Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB
FRIDAY, 28. DECEMBER 2007, 02:04:01
XU Ấ T NH Ậ P KH ẨU
Xuất khẩu giá CIF, Nhập khẩu giá FOB:Lời giải cho bài toán nhập siêu
Làm thế nào để giảm nhập siêu? Đó là một trong những câu hỏi luôn được đặt ra trong các kỳ họp
Quốc hội, không chỉ dành cho Bộ Công Thương, mà còn dành cho tất cả các doanh nghiệp và
những người làm công tác quản lý xuất nhập khẩu trong toàn quốc. Ông Hoàng Tuấn Việt - Tham
tán Thương Mại Việt Nam tại Chi Lê đã cung cấp thông tin về vấn đề này.
Theo báo cáo của Bộ Thương mại (nay là B ộ Công Th ương) tại hội nghị Thương mại toàn quốc
ngày 1/2/2007 tại Hà Nội, trong năm 2006, cả nước xuất khẩu 39,6 tỷ USD (trị giá FOB), nhập
khẩu 44,4 tỷ USD (trị giá CIF). Cán cân thương mại nghiêng về nhập khẩu, ta nhập siêu 4,8 tỷ USD.
Tuy nhiên, cần phải phân tích rõ về cơ cấu hàng nhập khẩu của nước ta như sau:
- Hàng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất để tái xuất khẩu và sản xuất trong nước, bao gồm các
mặt hàng: gỗ nguyên liệu, bột giấy, bột cá, đồng nguyên liệu, bông và sợi các loại, phân bón, sắt
thép, da nguyên liệu, máy móc thiết bị v.v…chiếm khoảng 70%. Các mặt hàng tiêu dùng khác
chiếm khoảng 30% trên cơ cấu hàng nhập khẩu.
Như vậy, để giảm nhập siêu, chúng ta không thể giảm nhập các mặt hàng trong nhóm hàng nguyên
liệu phục vụ sản xuất trong nước, chỉ có thể giảm nhập khẩu các mặt hàng tiêu dùng. Theo lý
thuyết “cung cầu”, ở đâu có cung, thì ở đó có cầu. Đơn cử một mặt hàng đồ chơi trẻ em “đèn
ông sao”, xem lại bức ảnh chụp các em thiếu nhi năm 1945 cầm đèn ông sao làm bằng que gỗ có
dán nilon xanh đỏ. Đến nay đã trên 60 năm, các nhà sản xuất trong nước vẫn không thay đổi mẫu
mã, vẫ “giữ nguyên” như cha ông ta ngày xưa.
Trong khi đó các nhà sản xuất sản xuất đồ chơi của Trung quốc mỗi năm thay đổi mẫu mã một
lần, hàng hoá rất phong phú, khiến các nhà nhập khẩu Việt nam không thể không nhập khẩu mặt
hàng hấp dẫn này, phục vụ cho người tiêu dùng trong nước. Do đó, để giảm nhập siêu hàng tiêu
dùng, cần phải có sự đầu tư của các nhà sản xuất trong nước, sao cho hàng hoá của ta có thể
cạnh tranh được hàng hoá của nước ngoài.
Ngoài các biện pháp đẩy mạnh xuất khẩu do Bộ Công Thương đề ra như: Chủ động khai thác thị
trường mới, mặt hàng mới, tăng số lượng hàng, nâng cao chất lượng để tăng giá trị gia tăng của
hàng hoá xuất khẩu v.v…Thương vụ Việt nam tại Chi Lê xin đề xuất một giải pháp hoàn toàn mang
tính nghiệp vụ: “Xuất khẩu giá CIF - Nhập khẩu giá FOB”, nếu thực hiện tốt có thể góp phần làm
thay đổi cán cân giữa xuất và nhập.
Những quy tắc chính thức của Phòng Thương mại quốc tế giải thích các điều kiện thương mại
năm 2000 (gọi tắt là INCOTERMS 2000) là gì ?