Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài - Trường hợp
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Tài chính
______________________________
Thủ tục: Xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước
ngoài - Trường hợp người nộp thuế đề nghị xác nhận số thuế thực nộp tại Việt
Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Người nộp thuế (NNT) chuẩn bị hồ sơ và đến nộp cho cơ quan thuế (bộ phận hỗ trợ
NNT) hoặc gửi qua bưu điện. Trường hợp không biết thủ tục về xác nhận số thuế đã nộp
tại Việt Nam đối với đối tượng cư trú của nước ngoài NNT đề nghị cơ quan thuế (bộ
phận hỗ trợ NNT) hướng dẫn.
+ Cơ quan thuế tiếp nhận, đóng dấu tiếp nhận, kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ; vào sổ theo
dõi, lưu trữ và viết phiếu hẹn trả cho NNT nếu NNT nộp trực tiếp tại CQT. Trường hợp
hồ sơ đề nghị xác nhận số thuế đã nộp tại Việt Nam chưa đầy đủ, trong thời hạn 3 ngày
làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan quản lý thuế phải thông báo cho NNT để
hoàn chỉnh hồ sơ.
- Cách thức thực hiện:
+ Nộp trực tiếp tại bộ phận hỗ trợ NNT (cơ quan thuế các cấp)
+ Gửi qua đường bưu chính
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Thành phần hồ sơ, bao gồm:
i. Văn bản đề nghị xác nhận số thuế thực nộp tại Việt Nam.
ii. Bản sao chứng từ nộp thuế và giấy xác nhận của Kho bạc Nhà nước nơi đã
nộp thuế (theo mẫu giấy xác nhận quy định tại Thông tư số 68/2001/TT-BTC
ngày 24/08/2001 của Bộ Tài chính) trong trường hợp đã nộp thuế tại Việt Nam.
Trường hợp xác nhận của Kho bạc không chi tiết số thuế theo từng người nộp
thuế, người nộp thuế đề nghị Cục thuế xác nhận đối với số thuế đề nghị miễn,
giảm trong tổng số thuế đã được Kho bạc xác nhận;
iii. Giấy chứng nhận cư trú của nước cư trú do cơ quan thuế cấp (ghi rõ là đối
tượng cư trú trong kỳ tính thuế nào).
+ Ghi chú:
• Ngôn ngữ được sử dụng trong các tài liệu trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Trường
hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt và được Uỷ
ban nhân dân cấp huyện hoặc cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của
nước CHXHCN Việt Nam ở nước ngoài chứng thực theo thẩm quyền.
• Trường hợp NNT uỷ quyền cho đại diện hợp pháp thực hiện các thủ tục áp dụng
Hiệp định: bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền phải thực hiện các quy định về
công chứng và chứng thực của pháp luật hiện hành (trong trường hợp bên được
uỷ quyền cư trú tại VN); hoặc bên uỷ quyền và bên được uỷ quyền phải thực
hiện các quy định về giấy uỷ quyền theo quy định của nước nơi NNT là đối
tượng cư trú và hợp pháp hoá lãnh sự hợp đồng uỷ quyền, giấy uỷ quyền này
(trong trường hợp bên được uỷ quyền cư trú tại nước ngoài).
• Chữ ký, con dấu trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để sử dụng tại VN phải
được hợp pháp hoá lãnh sự, theo quy định tại Thông tư số 01/1999/TT-NG ngày