Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Vì sao sử dụng chì trong nước sơn doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Vì sao sử dụng chì trong nước sơn?
Nguồn : diendankienthuc.net
Mattel, nhà sản xuất đồ chơi hàng đầu thế giới, đã cho thu hồi hàng
triệu đồ chơi được phủ ngoài bằng sơn chì. Bản chất độc hại của chì đã
được biết đến hàng nghìn năm, vậy tại sao chì lại được thêm vào sơn
và tại sao sơn chì vẫn còn được sản xuất?
Sơn chì là gì?
Bất cứ loại sơn nào cũng trông cậy vào các hợp chất chì cho màu sắc
của nó. Chì trắng, hay chì (II) carbonate (PbCO3) là một ví dụ điển
hình, và một thời đã từng được dùng rộng rãi để sơn bề mặt gỗ trong
nhà. Các hợp chất chì khác, như chì chromate (PbCrO4) màu vàng
chói, được dùng như phẩm nhuộm màu. Cũng như cung cấp màu sắc
cho nước sơn, phẩm nhuộm chì còn có độ mờ đục cao, vì vậy chỉ cần
một lượng hợp chất tương đối nhỏ có thể phủ một bề mặt rộng. Chì
trắng rất không tan trong nước, làm cho sơn không thấm nước và dễ
lau chùi với độ bền cao. Chì carbonate cũng có thể trung hòa các sản
phẩm mang tính acid làm mục rữa của các loại dầu bóng trong nước
sơn, vì thế lớp sơn phủ có độ bám, không chảy nhão và chống nứt
trong thời gian lâu hơn.
Vậy vấn đề là gì?
Chì mang độc tố và vì trẻ nhỏ thường nhai đồ vật, chúng có khuynh
hướng nuốt nó. Điều này không tốt cho trí não dễ bị tổn thương và
đang phát triển của trẻ. Người ta đã nhận ra một cách rõ ràng vào nữa
đầu thế kỉ 20 rằng nhiều trẻ em đã vị ngộ độc bởi sơn chì được dùng
trong nôi và đồ chơi được tung ra ở phương Tây vào những năm 1950.
Tuy nhiên, các sản phẩm sơn trang trí nhà cửa vẫn được dùng thêm
hai thập niên nữa trước khi nó được kết thúc bởi những khuyến cáo về
sức khỏe.
Vì sao chì độc hại?
Chì có thể phá vỡ một cách mãnh liệt các chức năng chính của cơ thể,
và từ đây dẫn đến các biến chứng rộng, từ nôn mửa đến rối loạn thần
kinh hay tử vong. Nó được biết đến như sự cản trở mạnh mẽ sự tiếp
nhận glutamate, một truyền dẫn thần kinh quyết định sự tiếp thu. Nó