Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Trầu cau trong lễ nghĩa của người dân đất Việt doc
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
103.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1978

Tài liệu Trầu cau trong lễ nghĩa của người dân đất Việt doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Trầu cau trong lễ nghĩa của

người dân đất Việt

Từ xưa, trầu cau đã là một thứ khởi đầu các lễ nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trầu cau vừa biểu

hiện phong cách, vừa thể hiện tình cảm dân tộc độc đáo. Tục ăn trầu trở thành một nếp sống

đẹp, từ việc tế tự, tang lễ, cưới xin, việc vui mừng, việc gì nhân dân ta cũng lấy miếng trầu làm

trọng. Miếng trầu làm người với người gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Và với các nam nữ thanh

niên xưa thì nó là cội nguồn để bắt đầu tình yêu, bắt đầu câu hát, để vào với hội làng hội nước.

Người ta ăn trầu có nhiều cách, thường thì quả cau tươi bổ ra làm 5, lá trầu quệt ít vôi, cắt một

miếng vỏ cây, cuộn tổ sâu lại mà nhai gọi là ăn trầu. Trong các dịp lễ hội, vào cửa quan, đám ăn

hỏi, người ta thường têm trầu cánh phượng để tỏ lòng trịnh trọng và biểu hiện tài khéo léo, cái

nét văn hoá trong tâm hồn người. Trầu têm cánh phượng cùng với huyền thoại trầu cau mang ý

nghĩa nhân văn sâu sắc, nó vừa là tình yêu, vừa là nghệ thuật, là tài năng, là tính cách, là con

người cá nhân hoàn thiện, hoàn mỹ. Trong đời sống dân gian, trầu têm cánh phượng đã trở

thành một biểu tượng của quyền lực vua chúa: "con rồng, cháu phượng", "cha rồng, mẹ

phượng". Sự giáo dục của ông cha ta bằng biểu tượng trầu têm cánh phượng có ý nghĩa sâu

sắc. Đó là ước mơ, là tư tưởng nâng tri thức bình dân thành quyền lực, thành sự trường tồn

trong vũ trụ.

Hơn thế, trầu cau còn là biểu tượng cho sự tôn kính, dùng phổ biến trong các lễ tế thần, tế gia

tiên, lễ tang, lễ cưới, lễ thọ... Ngày tết, ngày hội phải có đĩa trầu để chia vui.

Miếng trầu không đắt đỏ gì, "ba đồng một mớ trầu cay"... nhưng "miếng trầu nên dâu nhà người".

Ngày xưa, khi đi xem mặt các cô dâu tương lai, nhà trai đợi cô gái ra têm trầu, rót nước. Vừa để

xem mặt, vừa để quan sát cử chỉ rót nước têm trầu mà phán đoán tính nết cô gái. Nếu cô gái giơ

cao ấm nước, ấm nước chảy tồ tồ là người không lễ phép. Miếng trầu têm vụng về là người

không khéo tay, không biết may vá. Lá trầu nhỏ, miếng cau lớn là người không biết tính toán làm

ăn. Quệt nhiều vôi vào miếng trầu là người thiển cận, không biết lo xa...

Miếng trầu làm cho người ta gần gũi, cởi mở với nhau hơn. Với người lạ, miếng trầu để làm

quen, kết bạn; với người quen, miếng trầu là tri ân, tri kỷ. Miếng trầu cũng làm người ta ấm lên

trong những ngày đông lạnh giá, làm nguôi vơi bớt nỗi buồn khi nhà có tang, được chia sẻ cảm

thông bởi họ hàng, bạn bè, làng xóm.

Trầu cau, vôi, vỏ, tất cả nếu đứng riêng lẻ thì mỗi thứ chỉ là cây, là trái, là đá, là lá. Nhưng khi

hợp lại, chúng hoà quyện, cộng sinh vào nhau, được ấp ủ trong môi miệng con người thì tất cả

bỗng biến đổi, trở nên đằm thắm, rực rỡ hơn. Và trầu cau đã là nơi khởi đầu cho bao mối lương

duyên. Các đôi trai gái yêu nhau thường mượn miếng trầu để thổ lộ lòng mình:

"Vào vườn hái quả cau xanh

Bổ ra làm sáu mời anh xơi trầu

Trầu này trầu tính, trầu tình,

Trầu loan, trầu phượng, trầu mình lấy ta"

Hay:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!