Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tính kháng thuốc của côn trùng doc
MIỄN PHÍ
Số trang
21
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1592

Tài liệu Tính kháng thuốc của côn trùng doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Mở Đầu

I.Tổng Quan:

Hiện tượng côn trùng kháng thuốc được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1887 (theo

Babos. Patts; 1951). Kể từ đó cho tới nay số loài sâu hại kháng thuốc càng tăng.Vì thế,việc

pḥòng trừ chúng bằng phương pháp sử dụng thuốc hóa học là hết sức khó khăn.

Ngày nay với việc tăng dân số thì cách duy nhất để đáp ứng vấn đề lương thực chỉ có 1

cách duy nhất là thâm canh tăng vụ.

Khi thâm canh tăng vụ hậu quả tất yếu là quá trình mất cân bằng sinh thái xảy ra, sự gia

tăng mức độ tàn phá của sâu, bệnh hại kéo theo việc gia tăng chí phí đầu tư cho các biện pháp

phòng trừ.

Về phương diện sinh học, tính kháng thuốc trừ sâu là một hiện tượng tiến hóa sinh học ở

mức độ quần thể có liên quan mật thiết tới các gen trong cơ thể có tính chống hoạt tính thuốc, khi

sinh vật tiếp xúc liên tục và lâu dài với thuốc BVTV sẽ xảy ra quá trình chọn lọc. Các cá thể

mang gen kháng thuốc sẽ có khả năng tồn tại và gia tăng sức đề kháng qua các thế hệ dưới áp lực

chọn lọc của thuốc trừ sâu. Trước khi tiếp xúc trực tiếp thuốc trừ sâu tần số alen kháng thuốc

thường là thấp, sau nhiều thế hệ tiếp xúc với thuốc làm cho tần số alen kháng thuốc tăng lên rõ

rệt. Tính kháng thuốc của dịch hại lúc đầu tăng chậm, sau đó nhanh dần lên theo nhịp độ sử dụng

thuốc và cuối cùng tạo ra quần thể kháng mạnh.

Sử dụng thuốc hóa học là phương pháp cơ bản và có hiệu lực cao trong việc phòng trừ dịch hại

nói chung sâu hại nói riêng, Tuy nhiên, tình trạng lạm dụng quá mức các loại thuốc hóa học ngày

càng tăng cũng và cũng như sự xuất hiện tràng lan của các loại thuốc giả, kém chất lượng đă làm

tăng tính kháng thuốc ở côn trùng sâu hại gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng như: làm giảm

năng suất và chất lượng của nông sản ảnh hưởng đến an toàn vệ sinh thực phẩm, tác động xấu

đến sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái.

II.Lịch Sử Hình Thành Tính Kháng Thuốc:

Sự kháng thuốc DDT của các loài ruồi nhà đã được ghi nhận lần đầu tiên tại Thụy Điển năm

1946 và gần như lan ra khắp thế giới vào năm 1950, sau đó thì các loài ruồi này lại tiếp tục

kháng các nhóm gamma-BHC, aldrin, dieldrin và cả nhóm thuốc trừ sâu gốc Lân Hữu cơ. Bên

cạnh nhóm ruồi nhà, nhiều loài côn trùng và động vật nhỏ gây hại khác cũng đã được ghi nhận là

đã kháng nhiều loại thuốc vào năm 1947, chỉ một năm sau việc sử dụng thuốc Parathion để trị

nhện đỏ đã dẫn đến nhiều loài thuộc nhóm này đã trở nên kháng Parathion tại Hoa Kỳ. Khi

cường độ sử dụng thuốc hóa học ngày càng tăng thì số lượng côn trùng kháng thuốc cũng gia

tăng rõ rệt, từ 224 loài năm 1970, đến 364 loài năm 1975, số lượng côn trùng kháng thuốc đã gia

tăng đến 428 loài vào năm 1980, với 260 loài gây hại trong nông nghiệp và 168 loài ký sinh trên

người và động vật, những con số này chắc chắn là còn rất thấp so với con số thực vì tính kháng

của nhiều loài côn trùng chưa được nghiên cứu đầy đủ hoặc chưa được phổ biến trên sách báo,

tài liệu, thông tin khoa học. Các kết quả nghiên cứu cũng đã cho thấy, tính kháng thuốc của côn

trùng xảy ra với hầu hết các loại thuốc trừ sâu và có nhiều trường hợp côn trùng kháng cả với các

chất như chất tiệt trùng hóa học, kháng sinh, độc tố vi khuẩn và nhiều loài có thể kháng với

nhiều loài thuốc khác nhau, chẳng hạn như ở Đan Mạch, các loài ruồi nhà đã kháng được 11 loài

thuốc khác nhau, và sâu tơ (Plutella xylostella L.) đã được ghi nhận kháng trên 46 loài thuốc trừ

sâu, tại 14 nước, bao gồm các loài thuốc thuộc gốc Clo Hữu cơ, Lân Hữu cơ, Carbamate và

Pyrethroid (Virapoug Noppun, T. Miyata và Saito, 1986).

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!