Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Tiểu luận: “Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty Dệt- May Hà Nội”
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG..........................
KHOA……………………
TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI
Tổ chức quản lý, sử dụng lao
động và tiền lương trong
công ty Dệt- May Hà Nội
1
LỜI MỞ ĐẦU.
Trong nền sản xuất xã hội của bất kỳ một quốc gia nào, tiền lương
luôn luôn là một vấn đề “ thời sự nóng bỏng”. Nó hàm chứa trong đó nhiều
mối quan hệ giữa sản xuất và phân phối trao đổi, giữa tích luỹ và tiêudùng,
giữa thu nhập và nâng cao mức sống của các thành phần dân cư.
Khi nền kinh tế nước ta chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung
quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
các doanh nghiệp phải tự chủ trong sản xuất kinh doanh, tự hạch toán chi
phí mà trong đó chi phí tiền lương chiếm phần không nhỏ, thì tiền lương
càng trở thành vấn đề quan trọng trong các doanh nghiệp đó.
Đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, để tồn tại và
phát triển thì họ phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Muốn vậy thì công tác lý lao động và tiền lương phải được chú ý đúng
mức. Những việc làm khác sẽ không phát huy được tác dụng, thậm chí
không có hiệu quả nếu công tác này không được quan tâm đúng mức và
không thường xuyên được củng cố.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức quản lý lao động và
tiền lương là nội dung quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh của
doanh nghiệp, nó là một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định số
lượng, chất lượng sản phẩm hàng hoá. Tổ chức công tác, sử dụng tiền
lương giúp cho việc quản lý lao động của doanh nghiệp đi vào nền nếp,
thúc đẩy người lao động hăng say làm việc, chấp hành tốt kỷ luật lao động
nhằm tăng năng suất và hiệu quả công việc, đồng thời cũng tạo cơ sở tính
lương đúng với nguyên tắc phân phối theo lao động. Nếu tổ chức tốt công
tác lao động - tiền lương, quản lý tốt qũy lương và đảm bảo trả lương, trợ
cấp, bảo hiểm xã hội theo đúng chế độ chính sách thì sẽ tạo cơ sở cho việc
phân bổ chi phí nhân công vào giá thành được chính xác, đặc biệt đối với
doanh nghiệp có quy mô và số lượng cán bộ công nhân viên lớn. Công ty
Dệt-May Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp.
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất những mặt hàng phục vụ cho
người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. Do đó yêu cầu đặt ra với Công
ty là phải có một đội ngũ công nhân viên đông đảo, trình độ chuyên môn
2
cao và năng lực làm việc tốt để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh
không bị ngưng trệ nhằm tạo cho Công ty chỗ đứng vững chắc trong nền
kinh tế thị trường cạnh tranh nóng bỏng hiện nay. Chính vì lẽ đó mà công
tác quản lý lao động tiền lương ở Công ty rất được coi trọng.
Qua việc nghiên cứu tình hình thực tế tại Công ty Dệt- May Hà Nội,
bằng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường
cùng sự chỉ bảo tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cán bộ công nhân
viên phòng Tổ chức, phòng Kế toán của Công ty tôi đã chọn vấn đề:
“Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong công ty
Dệt- May Hà Nội” để làm luận văn tốt nghiệp.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bản luận
văn được kết cấu thành 3 phần:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động và tiền lương
trong doanh nghiệp.
Phần II: Tổ chức quản lý, sử dụng lao động và tiền lương trong
Công ty Dệt May Hà Nội
Phần III: Một số kiến nghị liên quan đến tình hình lao động và
chế độ tiền lương hiện nay của Công ty Dệt May Hà Nội
Do kiến thức cũng như kinh nghiệm của một sinh viên lần đầu tiếp
cận với thực tế nên khó tránh khỏi thiếu sót, rất mong sự đóng góp ý kiến
của thầy cô và các bạn sinh viên để bản luận văn này được hoàn thiện hơn.
3
PHẦN I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG
VÀ TIỀN LƯƠNG.
I. QUẢN LÝ LAO ĐỘNG VÀ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.
1. Cơ sở lý luận chung về quản lý lao động.
1.1 Quản lý lao động là gì ?
Quản lý lao động là hoạt động quản lý lao động con người trong một
tổ chức nhất định trong đó chủ thể quản trị tác động lên khách thể bị quản
trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ chức. Trong nền kinh tế thị
trường các doanh nghiệp được đặt trong sự cạnh tranh quyết liệt. Vì vậy để
tồn tại và phát triển doanh nghiệp phải thường xuyên tìm cách nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong đó các công việc phải quan tâm hàng
đầu là quản trị lao động. Những việc làm khác sẽ trở nên vô nghĩa nếu công
tác quản lý lao động không được chú ý đúng mức không được thường
xuyên củng cố. Thậm chí không có hiệu quả, không thể thực hiện bất kỳ
chiến lược nào nếu từng hoạt động không đi đôi với việc hoàn thiện và cải
tiến công tác quản lý lao động. Một doanh nghiệp dù có điều kiện thuận lợi
trong kinh doanh, có đầy đủ điều kiện vật chất kĩ thuật để kinh doanh có
lãi, một đội ngũ công nhân viên đủ mạnh nhưng khoa học quản lý không
được áp dụng một cách có hiệu quả thì doanh nghiệp đó cũng không tồn tại
và phát triển được. Ngược lại một doanh nghiệp đang có nguy cơ sa sút,
yếu kém để khôi phục hoạt động của nó, cán bộ lãnh đạo phải sắp xếp, bố
trí lại đội ngũ lao động của doanh nghiệp, sa thải những nhân viên yếu
kém, thay đổi chỗ và tuyển nhân viên mới nhằm đáp ứng tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với khả năng làm việc
của từng người.
Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự chuyển đổi từ
nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường đã làm
cho các mối quan hệ giữa con người càng trở nên phức tạp. Nhiệm vụ của
quản lý lao động là điều hành chính xác trọn vẹn các mối quan hệ ấy để cho
4
sản xuất được tiến hành nhịp nhàng, liên tục và đem lại hiệu quả cao. Vì
vậy vai trò của quản lý lao động đối với doanh nghiệp là rất quan trọng.
Bởi lẽ quản lý lao động là bộ phận không thể thiếu được của quản trị sản
xuất kinh doanh, nó nhằm củng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng
người làm việc cần thiết cho tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra, tìm kiếm
và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để con người có
thể đóng nhiều sức lực cho các mục tiêu của tổ chức đồng thời cũng tạo cơ
hội để phát triển không ngừng chính bản thân con người. Sử dụng có hiệu
quả nguồn lực của con người là mục tiêu của quản lý lao động.
1.2 Các quan điểm về quản lý lao động trong doanh nghiệp.
Nền kinh tế nước ta đang từng bước chuyển sang cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghiã với chính
sách “đổi mới” hội nhập với các nước trong khu vực và trên toàn thế giới.
Yếu tố con người, yếu tố trí tuệ được đề cao hơn yếu tố vốn và kỹ thuật, trở
thành nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Do vậy yêu
cầu về trình độ và năng lực của con người, của mỗi doanh nghiệp cũng
khác trước tạo nên sự đòi hỏi về hai phía:
Mọi doanh nghiệp ở mức tối thiểu đều yêu cầu đội ngũ công nhân
viên của mình hoàn thành nhiệm vụ, đạt tiêu chuẩn định mức đặt ra, chấp
hành những chính sách, những quy định của công ty.
Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh, các doanh nghiệp ngày càng yêu
cầu dội ngũ nguồn nhân lực của mình nhiều hơn mức tối thiểu. Doanh
nghiệp không chỉ yêu cầu nhân viên hoàn thành công việc mà phải biết
sáng tạo, cải tiến tìm ra những giải pháp, phương pháp mới, không chỉ chấp
hành quy chế mà còn phải nhiệt huyết, gắn bó với doanh nghiệp, có trách
nhiệm với kết quả chung của doanh nghiệp. Không phải chỉ có những đòi
hỏi từ phía doanh nghiệp đối với người lao động mà ngược lại đội ngũ
người lao động cũng có những đòi hỏi nhất định đối với doanh nghiệp mà
họ đang làm việc. Ở một mức tối thiểu, công nhân yêu cầu doanh nghiệp
phải trả lương đầy đủ, đúng hạn, hợp lý và các điều kiện lao động an toàn.
Người lao động yêu cầu tham gia vào quá trình xây dựng chiến lược, chính
sách của doanh nghiệp. Người lao động muốn phát triển năng lực cá nhân
5
bằng cách nâng cao và tiếp thu những kiến thức, những kỹ năng mới. Họ
muốn cống hiến, muốn vận động đi lên trong hệ thống các vị trí, chức vụ
công tác của doanh nghiệp, được chủ động tham gia đóng góp quan trọng
vào kết quả hoạt động của doanh nghiệp. Với một nền kinh tế đang trên đà
phát triển mạnh tạo nên sự cạnh tranh đầu vào về lao động giữa các doanh
nghiệp ngày càng cao. Người lao động do đó cần phải trang bị cho mình
những kiến thức và rèn luyện kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp.
Ngược lại doanh nghiệp cần phải có chính sách thích hợp đáp ứng yêu cầu,
nguyện vọng của người lao động, tạo nên một môi trường làm việc có hiệu
quả để doanh nghiệp đạt được mục đích lợi nhuận tối đa.
Quản lý lao động là quản lý một nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất
của lực lượng sản xuất đó là nhân tố con người. Trong cơ chế thị trường
cạnh tranh hiện nay, các cơ sở doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển
được đều rất cần được trang bị máy móc thiết bị hiện đại, có sự nhảy vọt
thay đổi về chất. Tuy nhiên nếu thiếu nhân tố con người, thiếu một đội ngũ
lao động có trình độ, có tổ chức thì cũng không thể phát huy hết được tác
dụng của các nhân tố kia.
Tóm lại, để quản lý lao động tốt thì phải giải quyết những mục tiêu
sau:
Thứ nhất là sử dụng lao động một cách hợp lý có kế hoạch phù hợp
với điều kiện tố chức, kỹ thuật, tâm sinh lý người lao động nhằm không
ngừng tăng năng suất lao động trên cơ sở kết hợp chặt chẽ với các yếu tố
khác của quá trình sản xuất nhằm khai thác có hiệu quả nhất mọi nguồn lực
của sản xuất kinh doanh.
Thứ hai là bồi dưỡng sức lao động về trình độ văn hoá, chính trị, tư
tưởng, chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là nâng cao mức sống vật chất,
tinh thần nhằm đảm bảo tái sản xuất sức lao động, phát triển toàn diện con
người.
Quản lý lao động nhằm sử dụng và bồi dưỡng lao động là hai mặt
khác nhau nhưng nó lại liên quan mật thiết với nhau. Nếu tách rời hoặc đối
lập giữa hai công việc này là sai lầm nghiêm trọng, không chỉ nói đến sử
dụng lao động mà quên bồi dưỡng sức lao động và ngược lại.
6
2. Cơ sở lý luận chung về tiền lương.
Tiền lương được hiểu là số tiền mà người lao động nhận được từ
người sử dụng lao động thanh toán lại tương ứng với số lượng và chất
lượng lao động mà họ đã tiêu hao trong quá trình tạo ra của cải vật chất cho
xã hội.
Như vậy tiền lương được biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hoá sức
lao động. Ở nước ta hiện nay có sự phân biệt rõ ràng giữa các yếu tố trong
tổng thu nhập từ lao động sản xuất kinh doanh của người lao động: tiền
lương (lương cơ bản) phụ cấp, tiền thưởng và phúc lợi xã hội. Theo quan
điểm của Chính phủ trong chính sách tiền lương năm 1993, tiền lương là
giá cả sức lao động, được hình thành thông qua thoả thuận giữa người lao
động và người sử dụng lao động phù hợp với quan hệ cung cầu sức lao
động trong nền kinh tế thị trường. Tiền lương của người lao động do hai
bên thoả thuận trong hợp đồng lao động và được trả theo năng suất, chất
lượng lao động và hiệu quả công việc.
2.1 Bản chất của tiền lương.
Để tiến hành quá trình sản xuất kinh doanh cần phải có các yếu tố cơ
bản: lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động. Trong đó lao động là
yếu tố chính có tính chất quyết định. Lao động không có giá trị riêng biệt
mà lao động là hoạt động tạo ra giá trị. Cái mà người ta mua bán không
phải là lao động mà là sức lao động. Khi sức lao động trở thành hàng hoá
thì giá trị của nó được đo bằng lao động kết tinh trong một sản phẩm.
Người lao động bán sức lao động và nhận được giá trị của sức lao động
dưới hình thái tiền lương.
Theo quan điểm tiền lương là số lượng tièn tệ mà người sử dụng lao
động trả cho người lao động để hoàn thành công việc theo chức năng,
nhiệm vụ quy định thì bản chất tiền lương là giá cả hàng hoá sức lao động
được hình thành thông qua sự thoả thuận giữa người lao động và người sử
dụng lao động đồng thời chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế trong đó
có quy luật cung cầu. Tiền lương người lao động nhận được phải đảm bảo