Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TIỂU LUẬN: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIỂU LUẬN:
Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống
kế toán tại công ty Cổ phần Sản xuất
và Kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhàn nước, các doanh nghiệp nhà nước ngày càng được nâng cao vai trò tự chủ của
mình. Những vấn đề cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ngày càng khốc liệt và
phức tạp. Để luôn đánh giá được tổng quát và đảm bảo sự an toàn, phát triển của doanh
nghiệp mình, bộ phận kế toán trong bản thân mỗi doanh nghiệp là không thể thiếu và
chiếm vị trí ngày càng quan trọng. Kết quả của kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến các
quyết định hoạt động doanh nghiệp của nhà quản lý, quyết định đầu tư của nhà đầu
tư…Chính vì vậy mà bản thân những người làm kế toán ở mỗi doanh nghiệp cũng
chiếm một vị trí chủ chốt và vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp.
Sau khi được trang bị và đào tạo cơ bản về các kiến thức chuyên ngành kế toán,
nhà trường cùng các thầy cô bộ môn đã tổ chức cho các sinh viên đi thực tập tại các
doanh nghiệp để tạo điều kiện tiếp xúc thực tế, nâng cao hiểu biết cho sinh viên trước
khi rời khỏi ghế nhà trường. Để có thể tiếp cận với công việc kế toán thực tế và hoàn
chỉnh kiến thức của bản thân, em đã đăng kí thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất và
kinh doanh thiết bị VVMI. Sau thời gian thực tập vừa qua tại công ty, với cái nhìn tổng
quan về bộ máy, hoạt động của công ty, và đặc biệt là bộ máy kế toán, em viết báo cáo
này để trình bày lại hiểu biết của mình về công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật
tư thiết bị VVMI.
Bài báo cáo của em gồm có 3 phần:
Phần 1: Đặc điểm kinh tế - kĩ thuật và tổ chức bộ máy quản lí hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Sản xuất và Kinh doanh vật tư thiết bị -
VVMI.
Phần 2: Tổ chức bộ máy kế toán và hệ thống kế toán tại công ty
CPSXZ&KDVTTB - VVMI.
Phần 3: Một số đánh giá về tình hình tổ chức hạch toán kế toán tại công ty
CPSX&KDVTTB - VVMI.
PHẦN I:
ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - KĨ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ
KINH DOANH THIẾT BỊ VVMI
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN
XUẤT VÀ KINH DOANH VẬT TƯ THIẾT BỊ VVMI
Công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư, thiết bịVMI từ khi mới được hình
thành ngày 26/06/1993 là một xí nghiệp vật tư vận tải và chế biến than thuộc Tập đoàn
công nghiệp than khoáng sản Việt Nam- TKV. Khi đó, nhiệm vụ chính của công ty là
vận chuyển than của 2 mỏ Khánh Hòa và Núi Hồng đi tiêu thụ tại các tỉnh miền Bắc,
cung cấp cho nhà máy nhiệt điện Thái Nguyên.
Sau này, Công ty được thành lập theo quyết định số: 68/2004 QĐ - BCN ngày
30/7/ 2004 của Bộ Công Nghiệp về việc: “Chuyển Xí nghiệp vật tư vận tải và chế biến
than “thành” công ty cổ phần sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI ”
Sau khi chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước sang loại hình công ty cổ phần
(51% vốn Nhà nước nằm trong Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam), công
ty vận hành theo mô hình công ty mẹ - công ty con và hoạt động theo luật doanh nghiệp
hiện hành.
Đến ngày 05 tháng 10 năm 2004, Công ty được Sở Kế hoạch Đầu tư thành phố
Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0103005556.
Tên giao dịch: Công ty cổ phần Sản xuất và kinh doanh vật tư thiết bị - VVMI
Tên giao dịch quốc tế: Matraco.Ltd
Trụ sở cụng ty: Tổ 26 thị trấn Đông Anh - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội
Điện thoại: 04 8833247 Fax: 04 9689871
Chủ tịch HĐQT: Vũ Viết Thái - Kỹ sư
Giám đốc điều hành: Nguyễn Như Hạ - Cử nhân kinh tế
Mã số thuế: 0101854047
Công ty có 02 tài khoản (VNĐ):
- 421101000018 tại NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh
- 102010000063331 tại NH Công thương huyện Đông Anh – thành phố Hà Nội.
Vốn do cổ đông đóng cổ phần: 3.000.000.000 đồng (giá trị cổ phiếu: 100.000
đồng/CP)
Những năm đầu, công ty hoạt động còn bị giới hạn về quyền tự chủ, làm giảm
sức sáng tạo, năng động của công ty. Nhưng từ sau khi chuyển đổi thành nền kinh tế thị
trường, có sự điều tiết của nhà nước, các nền kinh tế hoạt động bình đẳng và có hiệu quả
hơn. Khi đó công ty lại đối mặt với sự cạnh tranh của các công ty vận tải tư nhân với giá
cước rẻ, hoạt động năng động hơn. . Việc đưa vào hoạt động có hệ thống đường sắt chở
than từ Núi Hồng về Quán Triều đã làm cho công ty gần như mất hẳn việc làm từ lĩnh
vực vận tải, xe ô tô cất hẳn trong kho bãi. Thiếu việc làm, đời sống cán bộ công nhân
viên gặp nhiều kho khăn và thiếu thốn.
Nhạy bén trước nhu cầu về chất đốt và để giải quyết vấn đề về việc làm cho
công nhân viên lúc bấy giờ, năm 1994, công ty đã đầu tư thêm 3 dây chuyền sản xuất
than tổ ong của Trung Quốc với công suất 35 triệu viên than/1 năm với công nghệ được
cơ giới hóa. Việc làm táo bạo nhưng đi trước thời cuộc đã giúp cho công ty giải quyết
được vấn đề về nguồn lao động dư thừa và sản phẩm của công ty bước đầu đã có chỗ
đứng trên thị trường.
Công ty với mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa ngành nghề, đã
tiếp tục đầu tư thêm một xưởng may vỏ bao xi măng cung cấp cho nhà máy xi măng La
Hiên, một xưởng sản xuất bếp đun than, một xưởng lưới thép lót nóc lò, và thành lập
trạm chế biến, kinh doanh than vào năm 1995.
Không chỉ dừng lại ở đó,từ năm 1996 đến nay, công ty liên tục đầu tư và mở
rộng sản xuất, tăng cường hoạt động Marketing và tìm kiếm thị trường. Chính vì vậy mà
hiệu quả hoạt động của công ty cũng ngày càng được nâng cao, người lao động tăng thu
nhập, sản phẩm và uy tín của công ty dần có chỗ đứng trên thị trường. Với việc không
ngừng khắc phục những khó khăn đồng thời phát huy những ưu điểm của mình, công ty
còn có những biện pháp đầu tư thích hợp như: hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, trang
bị các dây chuyền chế biến hiện đại có công suất cao và chất lượng dịch vụ tốt. Trong
giai đoạn này công ty đã gặt hái được nhiều thành công và được nhà nước, cấp trên tặng
thưởng nhiều huân, huy chương cho đơn vị tiên tiến xuất sắc.
Sau khi cổ phần hóa và đổi tên, Nguồn vốn sản xuất kinh doanh được bổ xung
từ vốn đóng góp của người lao động, công ty tiếp tục đầu tư thêm một dây chuyền sản
xuất vỏ bao xi măng mới với công xuất thiết kế là 10.000.000 vỏ/năm, một số máy đan
lưới đơn và máy đan lưới thép liên hoàn một xe ô tô tải có trọng tải 8 tấn, phục vụ cho
việc tiêu thụ sản phẩm lưới thép và vỏ bao xi măng. Sản xuất kinh doanh được mở rộng
đã thu hút thêm không ít lao động vào làm việc tại công ty, doanh thu sản xuất, kinh
doanh và lợi nhuận năm sau luôn tăng cao hơn so với năm trước, hoàn thành vượt mức
kế hoạch sản xuất kinh doanh do Đại hội cổ đông đề ra, đời sống vật chất và tinh thần
của cán bộ công nhân viên trong công ty được cải thiện rõ dệt.
Sau đây là kết quả hoạt động, tình hình tài chính của công ty trong 3
năm gần nhất( Bảng 1.1)
STT Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
01 Tài sản ngắn hạn 26.360.814.459 29.110.634.705 44.297.278.222
02 Tài sản dài hạn 9.257.160.437 9.215.372.029 7.959.808.419
03 Tài sản 35.617.974.896 38.326.006.734 52.257.086.640
04 Nợ phải trả 29.807.599.163 32.299.850.352 45.246.386.601
05 Nguồn vốn chủ sở
hữu 5.810.375.733 6.026.156.382 7.010.700.039
06 Nguồn vốn 35.617.974.896 38.326.006.734 52.257.086.640
07 Doanh thu thuần 275.432.964.768 384.727.472.358 604.250.549.891
08 Giá vốn hàng bán 268.657.322.675 365.678.911.816 567.755.843.864
09 Lợi nhuận sau thuế 1.057.642.653 1.553.430.799 2.337.649.076
Bảng 1.1: Tình hình tài chính của công ty từ năm 2007 đến 2009
So sánh một số chỉ tiêu giữa năm 2009 và năm 2008( Bảng 1.2)
STT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 22008 Chênh lệch
+/- %