Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ docx
MIỄN PHÍ
Số trang
37
Kích thước
406.6 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1986

Tài liệu TIỂU LUẬN: Nâng cao năng lực cạnh tranh của thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ docx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TIỂU LUẬN:

Nâng cao năng lực cạnh tranh

của thuỷ sản Việt Nam trên

thị trường Mỹ

LỜI MỞ ĐẦU

Thủy sản là một ngành mũi nhọn của kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Thủy

sản đóng vai trò lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, Nhật Bản,

EU,...Trong tương lai thủy sản Việt Nam đang hướng tới giữ vững các thị trường

truyền thống này và mở rộng các thị trường mới như: Nam Phi, Trung Quốc, ...

Từ khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO ngày 7/11/2006, thủy sản

Việt Nam có cơ hội tiếp cận với rất nhiều thị trường và được đối xử công bằng hơn

theo Luật Quốc tế. Nhưng Thủy sản cũng gặp phải khó khăn rất lớn đó là sự cạnh

tranh gay gắt với các thị trường nước ngoài. Do đó phải nâng cao năng lực cạnh

tranh với các thị trường quốc tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, dựa trên những tìm hiểu, thu

thập tài liệu cá nhân em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của

thuỷ sản Việt Nam trên thị trường Mỹ” làm đề án môn học Kinh Tế Thương Mại.

Mục tiêu của đề tài nhằm phân tích rõ ràng năng lực cạnh tranh của thủy sản Việt

Nam trên thị trường Mỹ, qua đó nêu lên một số giải pháp để nhằm đa dạng hóa cơ

cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng uy tín, thương hiệu, cạnh

tranh vững mạnh trên thị trường Mỹ.

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA SẢN PHẨM

1.1.Khái niệm năng lực canh tranh .

Cạnh tranh là một tất yếu khách quan mà bất kỳ doanh nghiệp nào tham gia

vào thị trường cũng phải chấp nhận nó thì mới có thể tồn tại và phát triển được.

Nhưng để có thể cạnh tranh được thì các doanh nghiệp phải tự tạo ra khả năng hay

năng lực cạnh tranh cho chính mình .

Theo quan điểm quản trị chiến lược của Micheal Porter , năng lực cạnh tranh

của công ty có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng

loại của công ty đó.

Theo quan điểm tân cổ điển: Năng lực cạnh tranh của một sản phẩm được xem

xét thông qua lợi thế về chi phí sản xuất và năng suất với cùng một loại sản phẩm có

chất lượng mẫu mã tương đương nhau , sản phẩm nào có lợi thế hơn về chi phí sản

xuất và năng suất chắc chắn nó sẽ chiếm ưu thế.

Theo quan điểm tổng hợp của Vanren E.Martin và R.Wetsgren năng lực cạnh

tranh của một ngành , một công ty là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận, thị phần

trên thị trường trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì mục

đích cuối cùng cũng là để giành lợi nhuận cao hơn đối thủ có thu được lợi nhuận cao

doanh nghiệp mới có điều kiện mở rộng thị trường bằng cách tăng cường đầu tư cho

hoạt động quảng cáo , xúc tiến thương mại , phát triển sản phẩm sang các thị trường

mới , như vậy mới gia tăng được thị phần của doanh nghiêp. Những doanh nghiệp có

lợi nhuận cao và thị phần lớn trên thị trường rõ ràng sẽ được đánh giá là có khả năng

cạnh tranh cao trên thị trường .

Trên đây là những quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh hay khả năng

cạnh trạnh của doanh nghiệp.Tuy rằng khái niệm chung nhất còn nhiều tranh cãi song

sự phong phú về các quan điểm sẽ giúp chúng ta tiếp cận phạm trù được dễ dàng

hơn.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!