Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TIỂU LUẬN: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng
PREMIUM
Số trang
79
Kích thước
717.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1729

Tài liệu TIỂU LUẬN: Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch ngân hàng

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

TIỂU LUẬN:

Mở rộng tín dụng đối với doanh

nghiệp vừa và nhỏ tại Sở giao dịch

ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam

LỜI MỞ ĐẦU

Trong mấy năm trở lại đây, các ngân hàng thương mại Việt Nam không ngừng mở

rộng mạng lưới và tăng cường đầu tư, nâng cấp công nghệ ngân hàng cũng như cải tiến

qui trình hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, chất lượng tín dụng của

các ngân hàng thương mại Việt Nam, đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc

doanh. Tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu còn cao. Đòi hỏi các ngân hàng thương cần phải

chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tư cho vay, mở rộng cho vay đối với DNVVN nhằm

phân tán rủi ro, giúp ngân hàng vừa mở rộng vừa nâng cao chất lượng tín dụng.

Mặt khác, thị trường chứng khoán bùng nổ và phát triển mạnh . Ngân hàng không

chỉ đối mặt với việc nguồn huy động bị chảy sang thị trường chứng khoán mà nguy cơ

hoạt động tín dụng bị thu hẹp cũng đang đến gần.

Theo xu hướng phát triển, DNVVN ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành

động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Theo Chỉ đạo của Chính phủ, đến năm 2010, cả

nước có 500.000 DNVVN, tạo việc làm cho 20 triệu lao động.

Tất cả những điều đó cho thấy, việc mở rộng dụng đối với DNVVN là giải pháp

phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế.

Đề tài chuyên đề là: “ Mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại

Sở giao dịch ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam”

Ngân hàng Ngoại Thương cũng đang đối mặt với nguy cơ hoạt động tín dụng bị

thu hẹp. Chuyên đề đã đi vào tìm hiểu đánh gía thực trạng tín dụng đối với DNVVN

và đưa ra một số giải pháp mở rộng tín dụng đối với nhóm doanh nghiệp này.

Chuyên đề gồm 3 phần:

Phần I : Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với DNVVN

Phần II: Thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Sở giao dịch Ngân

hàng Ngoại Thương

Phần III : Giải pháp mở rộng tín dụng đối với DNVVN tại Sở giao dịch Ngân

hàng Ngoại Thương

CHƯƠNG I

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ

1.1.Tín dụng ngân hàng:

1.1.1. Khái niệm, đặc trưng:

* Khái niệm:

- “Tín dụng, theo tiếng LaTinh gọi là creditium, tiếng Anh là credit, có nghĩa là

tin tưởng và tín nhiệm. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam, tín dụng có nghĩa là sự vay

mượn. Về mặt tài chính, tín dụng là quan hệ quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang

người sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định với một khoản chi phí nhất định”.

- Tín dụng là một trong những quan hệ xã hội hình thành rất sớm với sự ra đời và

phát triển của sản xuất hàng hoá. Cơ sở hình thành và ra đời của tín dụng, trước hết

xuất phát từ nhu cầu bù đắp thiếu hụt tiền mặt trong sản xuất kinh doanh hoặc trong

cuộc sống, kế đến là có sự ra đời và phát triển của sản xuất hàng hoá.

Trong sản xuất kinh doanh cũng như trong cuộc sống, đôi khi người ta gặp phải sự

cố là nguồn thu và chi không khớp nhau, chẳng hạn, có khi nhà sản xuất kinh doanh

bán hàng và thu được tiền nhưng chưa có nhu cầu chi tiêu. Khi ấy, họ tạm thời thặng

dư vốn và có nhu cầu cho vay số tiền thặng dư nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Ngược lại,

đôi khi họ có nhu cầu chi tiêu nhưng chưa tiêu thụ được hàng hoá. Khi ấy, họ có nhu

cầu vay mượn để bù đắp thiếu hụt. Tuy nhiên, trong nền kinh tế tự cung tự cấp hàng

hoá hoặc trong nền kinh tế phi thị trường, người ta sản xuất không nhằm mục đích trao

đổi mua bán mà nhằm tiêu dùng cá nhân và nhà sản xuất cũng chẳng có nhu cầu vay

mượn. Lúc này sản xuất chỉ đáp ứng vừa đủ nhu cầu cá nhân, không cần sản xuất dư

thừa cho mục đích trao đổi nên không đòi hỏi bù đắp vốn thiếu hụt.

- Tín dụng ra đời từ thời xa xưa chủ yếu dưới hình thức cho vay nặng lãi và phát

triển lâu dài cho đến ngày nay trải qua nhiều hình thái tín dụng khác nhau. Tín dụng

nặng lãi ra đời sớm nhất. Quan hệ tín dụng này chủ yếu diễn ra giữa bên cho vay là

thương gia, nhà kinh doanh tiền tệ với bên đi vay là người nông dân, thợ thủ công

nghèo khó. Nhu cầu tín dụng xuất phát từ những rủi ro bất khả kháng trong cuộc sống

khiến cho người lao động phải đi vay nhằm giải quyết khó khăn cuộc sống hoặc đảm

bảo sản xuất.

Đặc điểm của tín dụng nặng lãi là lãi suất rất cao, 40- 50%, thậm chí là 100% hay

200% và mục đích vay thường để tiêu dùng và giải quyết khó khăn cuộc sống hơn là

để phục vụ sản xuất kinh doanh. Vì lãi suất quá cao nên chi phí trả lãi lớn hơn cả khả

năng sinh lời của nhà sản xuất. Do vậy, các nhà sản xuất kinh doanh nếu vay mượn

không thể nào có lợi nhuận để tái sản xuất. Nhưng đối với người tiêu dùng, họ vẫn

phải chấp nhận vay vì không còn sự lựa chọn nào khác. Chính vì thế, cho vay nặng lãi

thường kìm hãm sản xuất, khiến cho sản xuất không thể nào phát triển được, làm bần

cùng hoá và phân hoá giai cấp thúc đẩy sự ra đời phương thức sản xuất mới.

Tuy cho vay nặng lãi là quan hệ tín dụng bất công, làm phát sinh nhiều tiêu cực

nhưng ở một số nơi, nó vẫn tồn tại đến ngày nay. Nguyên nhân tồn tại của nó xuất phát

từ sự chậm phát triển của các hình thức tín dụng khác.Ở những quốc gia mà hệ thống

tài chính càng phát triển thì các hình thức tín dụng khác như: Tín dụng thương mại, tín

dụng ngân hàng… phát triển hơn và đẩy lùi tín dụng nặng lãi.

Trong nền kinh tế thị trường, quan hệ sản xuất và trao đổi hàng hoá đặc biệt phát

triển, từ đó thúc đẩy quan hệ tín dụng phát triển theo. Điều này được biểu hiện ở chỗ là

nhiều tổ chức tín dụng ra đời và phát triển mạnh và các doanh nghiệp muốn sử dụng

vốn tín dụng nhiều hơn bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu nhằm mở rộng và phát triển

sản xuất. Các chủ thể tham gia trong quan hệ tín dụng ngày càng phong phú và đa

dạng, kể cả quan hệ gián tiếp thông qua các định chế tài chính trung gian.

Theo Lụât các tổ chức tín dụng của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam,

“ hoạt động tín dụng bao gồm cho vay, cho thuê tài chính, chiết khấu, bảo lãnh và một

số hoạt động khác do Ngân hàng Nhà nước qui định”.

* Tín dụng ngân hàng: là “ tín dụng bằng tiền do ngân hàng, các tổ chức tín

dụng đứng ra làm trung gian, cầu nối giữa người có vốn cho vay và người cần có vốn

để sử dụng. Xét trên quan hệ giữa người cho vay và ngân hàng thì ngân hàng là người

vay nợ, còn trên quan hệ giữa người vay vốn với ngân hàng thì ngân hàng là chủ nợ”.

Quan hệ tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng phát triển cao của nền kinh tế tiền

tệ. Nó nảy sinh do yêu cầu khách quan của sự phát triển cao của sản xuất, lưu thông

hàng hoá, dịch vụ trong cơ chế thị trường. Nó ra đời nhằm giải quyết quan hệ cung

cầu, điều hoà quan hệ cung cầu trong nền kinh tế.

* Đặc trưng:

Tín dụng ngân hàng là một loại tín dụng. Do đó, nó vừa mang những đặc trưng

của tín dụng nói chung, lại vừa mang những đặc điểm riêng của mình.

- Đặc trưng chung:

+ Nhượng quyền sử dụng vốn, chứ không nhượng quyền sở hữu

+ Có thời hạn quy định

+ Phải trả lãi theo lãi suất trên số tiền vay và thời gian cho vay

- Đặc điểm riêng của tín dụng ngân hàng:

+ Đây là tín dụng bằng tiền

+ Ngân hàng, tổ chức tín dụng là trung gian tài chính

+ Ngân hàng vừa là người vay nợ, vừa là người chủ nợ

Tuy nhiên, ở đề tài này, tín dụng ngân hàng được xem xét trên giác độ: Ngân

hàng là người chủ nợ.

1.1.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng:

Ngân hàng thương mại (NHTM) là người trung gian chuyển vốn từ nơi thừa sang

nơi thiếu bằng nghiệp vụ tín dụng nhằm khắc phục tình trạng thừa thiếu vốn, phát huy

hiệu quả sử dụng vốn. Việc luân chuyển vốn xuất phát từ lợi ích của cả hai bên.

* Những nguồn vốn nhàn rỗi được huy động từ các tổ chức kinh tế ( TCKT), cá

nhân hình thành nguồn vốn lớn của các tổ chức tín dụng, rồi cung ứng tín dụng đối với

các đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn: Chính Phủ, doanh nghiệp, cá nhân….

* Đáp ứng các nhu cầu vốn của các doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp luôn luôn cần bổ sung nguồn vốn để đầu tư đổi mới: đổi mới

công nghệ, mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, khai thác năng lực doanh nghiệp,

nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

ngày càng cao của nhân dân. Đây là nhu cầu thường xuyên và rất lớn.

* Nhu cầu vốn của dân cư:

Nhu cầu vốn của dân cư gồm : Nhu cầu vốn cho sản xuât và nhu cầu tiêu dùng

trong đời sống. Vì vậy, nảy sinh ra 2 loại tín dụng: Tín dụng cho sản xuất kinh doanh

và tín dụng tiêu dùng. Nhu cầu vốn ngày càng lớn do sự khuyến khích phát triển kinh

tế cá thể, kinh tế hộ gia đình trong nền kinh tế nhiều thành phần và do nhu cầu tiêu

dùng trong đời sống ngày càng đa dạng và phong phú vì thu nhập của họ ngày càng

cao.

* Nhu cầu của Nhà nước:

Từ trước tới nay, hầu hết các Nhà nước luôn ở tình trạng thiếu tiền để chi tiêu cho

việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình.

Một trong những cách để bù đắp bội chi Ngân sách, Nhà nước có thể vay từ ngân

hàng và các tổ chức tín dụng khác trong nền kinh tế.

* Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển:

Các tổ chức, cá nhân có vốn tạm thời chưa sử dụng tới, có thể chuyển nhượng cho

các tổ chức, cá nhân khác thông qua 2 có đường:

- Phân phối trực tiếp từ người cho vay sang người vay, không qua trung gian.

- Phân phối gián tiếp: Phân phối qua các định chế tài chính: ngân hàng, quỹ tín

dụng nhân dân…

Cách phân phối này có thể giảm tối đa rủi ro có thể xảy ra, tạo thu nhập đối với

người cho vay vì: Các định chế tài chính là những người chuyên nghiệp hoạt động

trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ.

* Đây là hoạt động mang lại thu nhập đáng kể cho ngân hàng:

Tín dụng là hoạt động quan trọng, chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản, tạo ra

khoản thu nhập từ lãi lớn và đây cũng là hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng.

1.1.3. Quy trình cấp tín dụng trong các ngân hàng thương mại:

1.1.3.1. Tiếp nhận hồ sơ tín dụng từ khách hàng:

Các TCKT, cá nhân muốn vay vốn tại các NHTM phải đáp ứng được các yêu cầu

đảm bảo an toàn tín dụng. TCKT, cá nhân phải xuất trình hồ sơ vay vốn hợp lệ theo

qui định của ngân hàng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!