Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu TIỂU LUẬN: Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TIỂU LUẬN:
Kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm
Lời nói đầu
Trong những năm qua nền kinh tế Việt Nam đang dần phát triển theo xu
hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hoạt động kinh doanh của các
doanh nghiệp ngày càng đa dạng và phong phú làm cho cơ chế quản lí của nước ta
có những đổi mới sâu sắc và toàn diện, tạo ra những chuyển biến tích cực cho sự
tăng trưởng của nền kinh tế. Để quản lí nền kinh tế phải có các cơ chế quản lý, có
các chính sách chế độ tài chính thích hợp và đòi hỏi công tác kế toán ngay càng
hoàn thiện.
Chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm là yếu tố quan trọng tác động tới chính
sách về giá bán, kết quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh của các doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Công tác quản lý, công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
có vai trò quan trọng trong việc tiết kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
Với những nhận thức về tầm quan trọng của tổ chức hạch toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm, sau khi được trang bị kiến thức lý luận ở nhà trường và
qua thời gian tìm hiểu thực tế tại Xí nghiệp khai thác công trình Thuỷ Lợi Đông
Anh (XN KTCTTL Đông Anh) em chọn đề tài: “Kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm” làm đề tài nghiên cứu cho chuyên đề thực tập của em.
chương I
Các vấn đề chung về chi chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm
1.1 Đặc điểm tổ chức sản xuất của ngành sản xuất công nghiệp
Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp việc tổ chức công tác kế toán, vận
dụng các phương pháp kỹ thuật hoạch toán đặc biệt là vận dụng phương pháp kế
toán tập hợp, phân bổ chi phí sản xuất và phương pháp tính giá thành sản phẩm
trong phạm vi ngành sản xuất công nghiệp bắt nguồn từ những đặc điểm của quy
trình công nghệ kỹ thuật và tổ chức sản xuất, từ tính đa dạng và khối lượng sản
phẩm được sản xuất ra, nói cách khác là bắt nguồn từ loại hình sản xuất của doanh
nghiệp. Việc nghiên cứu loại hình sản xuất của doanh nghiệp sẽ giúp cho việc tổ
chức công tác kế toán trong doanh nghiệp được hợp lý, vận dụng các phương pháp
kỹ thuật hoạch toán được đúng dắn. Và do đó phát huy được chức năng vai trò và vị
trí của kế toán trong công tác kế toán quản lý kinh tế, quản lý doanh nghiệp, nói
chung và quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm nói riêng.
Từ nghành kinh tế cấp I sẽ được phân chia thành ngành kinh tế cấp II, cấp III,
có loại hình hình công nghệ sản xuất, tính chất quy trình công nghề, phương pháp
sản xuất sản phẩm, định kì sản xuất và sự lặp lại của sản phẩm được sản xuất ra
khác nhau. Để nghiên cứu các loại hình sản xuất công nghiệp cần phải tiến hành
phân loại sản xuất công nghiệp theo những tiêu thức khác nhau như: Phân loại theo
loại hình công nghệ sản xuất, phân loại theo tính chất của quy trình công nghệ, phân
loại theo phương pháp sản xuất sản phẩm và phân loại theo định kì sản xuất và sự
lặp lại của sản phẩm sản xuất ra.
1.2 Khái niệm chi phí sản xuất và các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
1.2.1 Khái niệm chi phí sản xuất
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống,
lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp chi ra để tiến hành
hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì .
1.2.2 Các cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
1.2.2.1 Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế ( Phân loại chí phí
sản xuất theo yếu tố chi phí )
Theo cách phân loại này những chi phí sản xuất có nội dung, tính chất kinh tế
ban đầu giống nhau được sắp xếp vào cùng một yếu tố chi phí, không phân biệt chi
phí đó phát sinh ở đâu dùng vào mục đích gì. Vì vậy, toàn bộ chi phí sản xuất được
chia thành năm yếu tố chi phí cơ bản sau :
* Chi phí nguyên liệu vật liệu: Bao gồm toàn bộ giá trị của các loại nguyên
liệu, vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ xuất
dùng trong sản xuất kinh doanh trong kì báo cáo.
* Chi phí nhân công: Bao gồm toàn bộ chi phí trả cho người lao động ( thường
xuyên hay tạm thời ) về tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp trợ cấp có tính chất
lương trong kì báo cáo, các khoản trích theo lương ( KPCĐ, BHXH,BHYT)
* Chi phí khấu hao tài sản cố định: Bao gồm chi phí khấu hao toàn bộ tài sản
cố định của doanh nghiệp dùng trong sản xuất kinh doanh trong kì báo cáo.
* Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các chi phí về nhận cung cấp dịch vụ
từ các đơn vị khác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
kì báo cáo như: Điện, nước, điện thoại, về sinh và các dịch vụ khác .. .
Chi phí khác bằng tiền: Bao gồm các chi phí sản xuất kinh doanh chưa được
phản ánh ở các chỉ tiêu trên đã chi bằng tiền trong kì báo cáo như: Tiếp khách, hội
họp, thuê quảng cáo ...
1.2.2.2 Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng kinh tế chi phí( Khoản mục
chi phí )
Theo các phân loại này những chi phí có cùng mục đích công dụng được sắp
xếp vào một khoản mục chi phí, không phân biệt nội dung kinh tế của chi phí.
Trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp toàn bộ chi phí sản xuất được chia
thành ba khoản mục chi phí sau:
* Khoản mục chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp:,Bao gồm chi phí về nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ sử dụng trực tiếp cho hoạt động sản xuất sản phẩm.
* Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Bao gồm các khoản phải trả cho
người lao động trực tiếp sản xuất sản phẩm, dịch vụ như: Lương, các khoản phụ cấp
lương, tiền ăn giữa ca và các khoản trích theo lương ( KPCĐ ,BHXH, BHYT ) Khoản
mục chi phí sản xuất chung: Gồm những chi phí phát sinh tại bộ phận sản xuất ( Phân
xưởng, đội , trại sản xuất ...) ngoài hai khoản mục trên.
Khoản mục chi phí sản xuất chung bao gồm các nội dung kinh tế sau:
+ Chi phí nhân viên phân xưởng gồm các khoản tiền lương, các khoản phụ
cấp, các khoản trích theo lương, tiền ăn giữa ca của nhân viên quản lí phân xưởng,
đội, bộ phận sản xuất.
+ Chi phí vật liệu: Gồm những chi phí vật liệu dùng chung cho phân xưởng:
Vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, vật liệu văn phòng phân
xưởng và những vật liệu dùng cho nhu cầu quản lí chung ở phân xưởng.
+ Chi phí dụng cụ sản xuất gồm những chi phí về công cụ dụng cụ xuất dùng
cho hoạt động quản lí của phân xưởng như: Khuôn mẫu, dụng cụ gá lắp, dụng cụ
cầm tay, dụng cụ bảo hộ lao động.
+Chi phí khấu hao tài sản cố định: Gồm toàn bộ số tiền trích khấu hao tài sản
cố định sử dụng trong phân xưởng như : Máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận
tải, truyền dẫn, nhà xưởng ...
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài:
Gồm các chi phí dịch mua ngoài phục vụ cho hoạt động của phân xưởng, bộ
phận sản xuất như: Chi phí sửa chữa tài sản cố định thuê ngoài, chi phí điện nước,
điện thoại, các khoản chi mua và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, bằng sáng chế, giấy
phép chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu thương mại ... không đủ điều kiện tài sản cố
định.
Chi phí bằng tiền khác: Gồm các chi phí bằng tiền khác ngoài các chi phí đã
kể trên phục vụ cho hoạt động của phân xưởng.
1.2.2.3 Phân loại chi phí theo mối quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất
Theo cách phân loại này toàn bộ chi phí sản xuất được chia ra làm 2 loại :
* Chi phí biến đổi ( Biến phí ): Là những chi phí có sự thay đổi về lượng
tương quan tỷ lệ thuận với sự thay đổi của khối lượng sản phẩm sản xuất trong kì
như: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ...
* Chi phí cố định ( Định phí ): Là những chi phí không thay đổi về tổng số khi có
sự thay đổi khối lượng sản phẩm sản xuất trong mức độ nhất định như: Chi phí khấu
hao tài sản cố định theo phương pháp bình quân, chi phí điện thắp sáng.
1.3 ý nghĩa của công tác quản lí chi phí sản xuất trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh
ý nghĩa của công tác quản lí chi phí sản xuất là giúp lãnh đạo doanh nghiệp
nhận thức và đánh giá được mức độ biến động của từng loại chi phí. Qua đó ban
lãnh đạo có thể phát hiện và chỉ ra những ưu nhược điểm của từng bộ phận vào từng
thời điểm, từ đó có những biện pháp quản lí phù hợp hạn chế đi đến loại trừ ảnh
hưởng của các nhân tố tiêu cực. Động viên khả năng khai thác tiềm tàng, nâng cao
hiệu quả cho toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.4 Giá thành sản phẩm, phân loại giá thành sản phẩm
1.4.1 Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ là chi phí sản xuất tính cho một khối
lượng hoặc một đơn vị sản phẩm, công việc, lao vụ để doanh nghiệp sản xuất đã
hoàn thành trong điều kiện công suất bình thường.
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng sản
xuất, là căn cứ quan trọng để xác định giá bán và xác định hiệu qủa kinh tế của hoạt
động sản xuất .
1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm
* Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá thành.
Theo cách phân loại này, giá thành sản phẩm chia làm 3 loại:
+ Giá thành kế hoạch: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở chi phí sản
xuất kế hoạch và sản lượng kế hoạch. Giá thành kế hoạch do bộ phận kế hoạch xác
định trước khi tiến hành sản xuất.
Giá thành kế hoạch là mục tiêu phấn đấu của doanh nghiệp, là căn cứ để phân
tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
+ Giá thành định mức: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở định mức
chi phí sản xuất hiện hành và chỉ tính cho một đơn vị sản phẩm. Việc tính giá thành
định mức được thực hiện trước khi tiến hành sản xuất, chế tạo sản phẩm.
+ Giá thành định mức: Là công cụ quản lí định mức của doanh nghiệp, là
thước đo chính xác để đánh giá kết quả sử dụng tài sản, vật tư lao động và giúp cho
việc đánh giá đúng đắn các giải pháp kinh tế, kỹ thuật mà doanh nghiệp đã thực
hiện trong quá trình sản xuất, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
+ Giá thành thực tế: Là giá thành sản phẩm được tính trên cơ sở số liệu chi phí
sản xuất thực tế phát sinh tập hợp được trong kì và sản lượng sản phẩm thực tế đã
sản xuất trong kì. Giá thành thực tế được tính toán sau khi kết thúc quá trình sản
xuất sản phẩm.
Giá thành thực tế là chi tiêu kinh tế tổng hợp để xác định kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Phân loại giá thành theo phạm vi tính toán:
Theo cách phân loại này giá thành sản phẩm được chia thành hai loại:
+ Giá thành sản xuất ( Còn gọi là giá thành công xưởng ): Bao gồm chi phí
nguyên liệu vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sản xuất chung
tính cho sản phẩm, công việc, lao vụ hoàn thành.
Giá thành sản xuất được sử dụng để ghi sổ kế toán thành phẩm nhập kho hoặc
giao cho khách hàng và là căn cứ để doanh nghiệp tính giá vốn hàng bán, tính lãi
gộp.
+ Giá thành toàn bộ: Bao gồm giá thành sản xuất và chi phí bán hàng, chi phí
quản lý doanh nghiệp tính cho sản phẩm đó.
Giá thành toàn bộ của sản phẩm là căn cứ để xác định kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Giá thành
=
Giá thành
+
Chi phí
+
Chi phí
toàn bộ sản xuất bán hàng QLDN
1.5 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành sản phẩm
1.5.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
Trong doanh nghiệp, chi phí sản xuất phát sinh gắn liền với nơi diễn ra hoạt
động sản xuất và sản phẩm được sản xuất. Kế toán cần xác định được đối tượng để
tập hợp chi phí sản xuất, cung cấp số liệu cho việc tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là phạm vi giới hạn mà chi phí sản xuất
cần phải tập hợp nhằm để kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất và phục vụ công tác
tính giá thành sản phẩm.
Thực chất của việc xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là xác định nơi
phát sinh chi phí và đối tượng chịu chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên cần thiết của
công tác kế toán chi phí sản xuất. Xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
thì mới có thể đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất, tổ chức tốt công tác kế toán
tập hợp chi sản xuất từ khâu ghi chép sản xuất ban đầu, tổng hợp số liệu, mở và ghi
sổ kế toán.
Căn cứ để xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất:
- Đặc điểm và công dụng của chi phí trong quá trình sản xuất.
- Đặc điểm cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp.
- Quy trình công nghệ sản xuất, chế tạo sản phẩm.
-Đặc điểm của sản phẩm ( Đặc tính kỹ thuật, đặc điểm sử dụng, đặc điểm thương phẩm ... )
- Yêu cầu và trình độ quản lí sản xuất kinh doanh.
Đối với ngành công nghiệp, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất có thể là loại
sản phẩm, dịch vụ, nhóm sản phẩm cùng loại, chi tiết, bộ phận sản phẩm, phân
xưởng, bộ phận giai đoạn công nghệ, đơn đặt hàng.
1.5.2 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp sản
xuất ra, cần phải tính được tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị.