Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Thuyết ''''Thiên nga đen'''' và thị trường chứng khoán doc
MIỄN PHÍ
Số trang
4
Kích thước
135.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
909

Tài liệu Thuyết ''''Thiên nga đen'''' và thị trường chứng khoán doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Thuyết 'Thiên nga đen' và thị trường chứng khoán

Con người có thể tính toán chính xác đến từng giây lúc nào có nhật thực,

nhưng không thể dự báo chính xác ngày mai giá chứng khoán sẽ như thế nào. Mọi

quy luật kinh tế đều phải chiếu qua lăng kính tâm lý con người để rồi biến đổi

khôn lường như chiếc kính vạn hoa.

Dự báo kinh tế bấy lâu nay còn tương đối chính xác do người ta cùng chia

sẻ một niềm tin rằng nếu làm như thế này sẽ có kết quả như thế kia. Chẳng hạn,

nếu hạ lãi suất, người dân sẽ vay tiền làm ăn nhiều hơn. Nay bỗng khủng hoảng

kinh tế tài chính nổ ra, mọi giá trị bị đảo lộn, niềm tin biến mất, và mọi dự báo hóa

ra đều trật lất. Lúc giá dầu thô vọt lên đỉnh 147 đôla một thùng, có ai dám nói nó

sẽ rớt xuống dưới mức 50 đôla chỉ trong vòng bốn tháng?

Chẳng lạ gì khi cuốn “Thiên nga đen” của Nassim Taleb được xuất bản vào

tháng 5/2007, có vô số bài điểm sách chê bai tác giả đủ điều và cũng chẳng lạ gì

đến cuối năm 2008, hàng chục bài báo nhắc đến nó như một dấu ấn của một thiên

tài suýt bị bỏ sót.

Đến nay “Thiên nga đen” bán được trên 370.000 cuốn ở Mỹ và Anh, đang

được dịch ra 27 thứ tiếng và liên tục nằm trên danh sách sách bán chạy nhất của tờ

New York Times trong 17 tuần liền.

Tư tưởng chủ yếu của Taleb, một giáo sư toán tài chính tại trường New

York University, có thể tóm gọn trong một câu: Tất cả chúng ta đều nhắm mắt làm

ngơ trước các biến cố hiếm hoi và cứ ảo tưởng mình có thể tiên đoán mọi rủi ro,

mọi cơ hội.

Taleb tin rằng nhà đầu tư thường bỏ qua nguy cơ thị trường biến động

mạnh, đặc biệt trong suốt thời gian dài kinh tế phát triển ổn định. Ông viết:

“Chúng ta cứ gán thành công cho sự tài tình của bản thân còn thất bại là do biến cố

ngoại lai, nằm ngoài tầm kiểm soát”.

Ông cho rằng các biến cố lớn thường xảy ra trong tài chính hơn ở ngoài đời

và đưa ra ví dụ: “Nếu ta lấy ngẫu nhiên từ dân số toàn cầu hai người có chiều cao

tổng cộng là 3,4 m. Xác suất mỗi người cao bao nhiêu? 3 m và 0,4 m? Làm gì có,

xác suất cao nhất là 1,7 m và 1,7 m.

Nhưng trong tài chính, sự việc lại ngược lại. Nếu cũng lấy ngẫu nhiên từ

dân số toàn cầu hai người có tổng tài sản là 14 triệu bảng Anh. Không lẽ xác suất

dễ xảy ra nhất là mỗi người có 7 triệu bảng? Cũng làm gì có, thông thường là

5.000 bảng một bên và bên kia là 14 triệu bảng trừ bớt 5.000 bảng”.

Vì sao sách có tựa đề là “Thiên nga đen”? Đã có thời ai cũng nghĩ thiên nga

toàn màu trắng cho đến lúc các nhà thám hiểm khám phá thiên nga đen ở

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!