Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Thực trạng tình hình của các doanh nghiệp pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ*
Đoàn Duy Thành **
Cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và doanh nghiệp đầu năm 2000 đã tập trung thảo luận và
kiến nghị các giải pháp về cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, triển
khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và một số cơ chế chính sách
khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp v.v... Sau một năm thực hiện, nhiều
kiến nghị của doanh nghiệp đã được giải quyết về cơ bản, nhất là việc triển khai nhanh
chóng Luật Doanh nghiệp, đã đạt những kết quả rất đáng khích lệ. Theo kết quả điều
tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đầu năm 2001 cho thấy : 82%
kiến nghị của doanh nghiệp gửi các cơ quan chính phủ đã được giải quyết, trong đó
88% doanh nghiệp thỏa mãn hoặc thỏa mãn một phần cách giải quyết của Chính phủ.
Đây là sự chuyển biến tích cực vì các con số tương ứng trong năm 1998, 1999 chỉ là
40% và 60%.
Chính phủ đã quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua 6 nhóm giải pháp phát triển kinh
tế - xã hội trong năm 2001 mà Thủ tướng, Phó thủ tướng trình bày tại kỳ họp thứ 8, thứ
9 Quốc hội khóa X ; đặc biệt việc tiếp tục thi hành nghiêm Luật Doanh nghiệp, sửa đổi
một số điều của Luật Đất đai, ban hành Luật Hải quan, bổ sung Nghị định về khuyến
khích đầu tư trong nước, Nghị định 57/CP về xuất nhập khẩu, chuẩn bị ban hành Nghị
định về doanh nghiệp nhỏ và vừa ; các biện pháp khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, đổi
mới cơ chế tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp tích cực hội nhập quốc tế,
sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước v.v...
Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo nắm tình hình công tác thanh tra kiểm tra doanh nghiệp,
cải cách thủ tục hành chính và thành lập các tổ công tác để giải quyết dứt điểm một số
khiếu nại nổi cộm của doanh nghiệp năm 2001. Sự quan tâm của Thủ tướng không chỉ
dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn sâu sát tới số phận của từng doanh nghiệp. Đó chính là
nguồn động viên, khích lệ lớn lao để cộng đồng doanh nghiệp thêm vững tin hơn trên
con đường làm giàu cho mình và cho đất nước.
Những con số và tình hình nêu trên cũng cho thấy sự chuyển biến ngày càng tích cực
hơn trong quản lý vĩ mô của Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện để hỗ trợ doanh nghiệp
phát triển.
Qua khảo sát, điều tra và tập hợp các ý kiến, có thể thấy một số vấn đề cơ bản nhất về
tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp nước ta hiện nay như sau :
I. Về thi hành luật doanh nghiệp và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.
Có thể nói, Luật Doanh nghiệp được triển khai thực hiện tương đối nhanh. Nhân dân và
các doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ rộng rãi bởi lẽ nó đánh thẳng vào sức ỳ, lực cản về
các thủ tục hành chính, và điều quan trọng hơn là bảo đảm quyền tự do, bình đẳng cho
mọi người dân trong sản xuất, kinh doanh như Hiến pháp quy định. Những kết quả cụ
thể đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết. Chúng tôi chỉ nêu những kiến nghị chủ
yếu của doanh nghiệp.
1 - Tiếp tục đẩy mạnh thực thi Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho ra đời
nhiều doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, trung bình cứ 50 người dân có một doanh
nghiệp ; còn ở nước ta, tỷ lệ này hiện rất thấp : 1.300 người dân/1 doanh nghiệp. Để có