Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
189
TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 72B, số 3, năm 2012
THÁCH THỨC VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NGOÀI NHÀ
NƯỚC CỦA TỈNH QUẢNG BÌNH
Nguyễn Quang Minh
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế
Tóm tắt. Đối với tỉnh Quảng Bình, phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài nhà
nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế
địa phương, góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân và tăng
nhanh lượng hàng xuất khẩu. Nghiên cứu này phân tích tình hình phát triển doanh
nghiệp ngoài nhà nước ở tỉnh Quảng Bình trong thời gian qua. Nguyên nhân của
những thành công và hạn chế về phát triển doanh nghiệp ngoài nhà nước được xác
định bào gồm các yếu tố thuộc về doanh nghiệp ngoài nhà nước và các yếu tố
thuộc về môi trường chính sách và kinh doanh. Nghiên cứu đã đề xuất một số giải
pháp định hướng đề phát triển khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước của tỉnh
Quảng Bình.
1. Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế địa phương, sự lớn mạnh của doanh nghiệp (DN) đặc biệt là
khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước (DNNNN) có vai trò tích cực đến nguồn thu
ngân sách và đóng góp vào GDP hàng năm. Trong những năm qua, các DNNNN trên
địa bàn Quảng Bình đã góp phần duy trì độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, đồng thời
còn có những tác động tích cực đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế cũng như cải thiện
tình hình kinh tế xã hội của địa phương.
Công tác thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước của DN trong đó có khu vực
DNNNN ngày càng được chú trọng và khẳng định vị thế là nguồn thu chủ yếu của ngân
sách tỉnh. Cụ thể, năm 2010, tổng số DN toàn tỉnh nộp ngân sách 557.010 triệu đồng,
chiếm 11,8% tổng nguồn thu của tỉnh (kể cả thu từ trợ cấp Trung ương, thu từ quyền sử
dụng đất, thu kết dư) [2], thì khu vực DNNNN đã đóng góp cho ngân sách tỉnh 440.344
triệu đồng, chiếm 79,05% về tỷ trọng.
Sự phát triển của khu vực DNNNN còn ảnh hưởng tích cực đến hoạt động ngoại
thương, đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Những năm qua, số lượng DN
tham gia hoạt động ngoại thương ngày càng đông, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu có
lợi thế của tỉnh như cao su, thủy sản, titan, đồ gỗ… Kim nghạch xuất khẩu có tốc độ
tăng nhanh, năm 2006 đạt 38,3 triệu USD, năm 2010 đạt 139,6 triệu USD. Tốc độ tăng
bình quân mỗi năm trên 38,2% [2, tr. 52].