Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Quy hoạch cải tạo hệ thống P11 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM
Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47 - 121 -
PHẦN II
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ NHU CẦU ĐIỆN
NĂNG DSM
CHƯƠNGI
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM
(DEMAND SIDE MANAGEMENT)
1.1.ĐẶT VẤN ĐỀ
Sự phát triển của nhu cầu sử dụng điện năng gắn liền với sự phát triển
kinh tế xã hội. Từ những năm đầu của thế kỷ 20, vấn đề sử dụng hiệu quả và
tiết kiệm năng lượng đã được các nước phát triển quan tâm nghiên cứu. Đặc
biệt, kể từ khi nền kinh tế thế giới chịu những tác động nặng nề của cuộc
khủng hoảng dầu mỏ lần thứ nhất và lần thứ hai thì nhiều tổ chức nhà nước
cũng như nhiều trung tâm nghiên cứu phục vụ mục tiêu tiết kiệm năng lượng
đã được thành lập.
Theo đánh giá của uỷ ban năng lượng thế giới thì trong vài chục năm
tới, với nhu cầu sử dụng năng lượng như hiện nay thì chẳng bao lâu nữa,
nguồn năng lượng sơ cấp trên thế giới sẽ cạn kiệt. Với Việt Nam, tuy nguồn
năng lượng sơ cấp khá đa dạng, phong phú bao gồm: than, dầu, khí, nhiệt
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM
Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47 - 122 -
điện, thuỷ điện, Urani, địa nhiệt, ... nhưng trữ lượng và khả năng khai thác rất
hạn chế và được coi là rất nhỏ so với thế giới.
Ở Việt Nam, đã tồn tại cơ chế bao cấp vào những năm 80, do vậy thói
quen bao cấp, cơ chế quản lý tập trung gây ra thói quen xấu trong việc sử
dụng năng lượng nói chung và điện năng nói riêng. Việc quản lý và sử dụng
năng lượng không phản ánh đúng thực chất chi phí của quá trình sản xuất, từ
đó vấn đề sử dụng hợp lý và tiết kiệm năng lượng không được quan tâm, tư
tưởng ỷ lại vào nhà nước còn rất nặng nề. Khi chuyển sang nền kinh tế thị
trường, nhiều thành phần kinh tế, có hoạch toán lỗ lãi, vấn đề sử dụng năng
lượng đã được quan tâm nhiều hơn song do thiếu thông tin, chưa có kinh
nghiệm thực hiện, chưa có một chính sách hợp lý và các văn bản luật kịp thời
nên vấn đề sử dụng và khai thác các nguồn năng lượng còn đạt hiệu quả rất
thấp.
Với tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế đến năm 2010 là 7,5%/năm thì
tăng trưởng nhu cầu điện năng sẽ đạt khoảng 12-16%/năm. Theo tờ trình
chính phủ của Tổng công ty điện lực Việt Nam (EVN) vào năm 2001 và
quyết định phê duyệt bổ xung tổng sơ điện Việt Nam (TSĐV) vào tháng 3
năm 2003 thi trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 nhu cầu phụ tải điện tăng
ở mức 83,5 đến 93 tỷ kWh và EVN đã kiến nghị chính phủ thúc đẩy xây dựng
nhanh chóng các nguồn điện và lưới điện, cụ thể xây dựng mạch 2 đường dây
500kV Phú Lâm – Pleiku - Thường Tín, các đường dây 220kV, trạm biến áp
220kV, các nhà máy thuỷ điện khởi công trong năm 2003 như: Tuyên Quang
(tỉnh Tuyên Quang), Sêsan3 (tỉnh Gia Lai), Đại Ninh (tỉnh Bình Thuận),
Quảng Trị (tỉnh Quảng Trị), ... và các nhà máy nhiệt điện như: Uông Bí mở
rộng, Na Dương, Cao Ngạn,... Ngoài ra theo dự kiến có thể xây dựng nhà
máy điện nguyên tử vào năm 2015. Đây thực sự là những thách thức của
ngành Điện và chính phủ Việt Nam trong những năm tới.
Tại hội thảo về tiết kiệm điện do Bộ Công Nghiệp, Viện Năng Lượng
và Công ty PG Lighting tổ chức, Bộ Công Nghiệp cho biết, với tốc độ tăng
trưởng kinh tế dự kiến là 16%/năm thì vào năm 2007, Việt Nam thiếu khoảng
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM
Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47 - 123 -
1 tỷ kWh điện. Từ năm 2010 đến năm 2020, Việt Nam sẽ mất cân đối lớn
giữa cung và cầu điện năng, việc nhập khẩu điện ngày càng tăng. Bên cạnh
đó, do trình độ công nghệ còn lạc hậu và sử dụng không hợp lý nên tổn thất
điện năng của ta luôn cao hơn các nước trong khu vực như Thái Lan,
Mailaixia từ 1,5 đến 1,7 lần.
Với tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện năng trung bình hàng năm của cả
nước vào khoảng 16%, trong hoàn cảnh nguồn vốn trong nước còn hạn chế,
chủ yếu nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện và nguồn điện là nguồn vốn
vay của các tổ chức tài chính thế giới như WB, ADB, ODA,.. đặt ra cho
ngành Điện phải giải quyết một vấn đề hết sức khó khăn: phải đáp ứng nhu
cầu điện năng theo tăng trưởng của nền kinh tế nhưng lại rất khó khăn về
nguồn vốn đầu tư. Hơn nữa, với tốc độ khai thác các dạng năng lượng sơ cấp
như hiện nay sẽ làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn tài nguyên của Đất nước và
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sinh thái.
Theo số liệu tính toán của Viện Năng Lượng, nhu cầu điện năng
thương phẩm nước ta vào năm 2010 có thể là 72 tỷ kWh (gấp 8 lần so với
năm 1994). Nhu cầu công suất đỉnh sẽ gia tăng từ 2000MW (năm 1994) lên
tới khoảng 11000MW(năm 2010). Nguồn vốn cần huy động để phát triển
nguồn và lưới điện sẽ vào khoảng 18,4 tỷ USD.
Hiện nay, hiệu quả sử dụng điện năng ở nước ta còn rất thấp, trong khi
tổn thất điện năng trong các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối còn cao.
Tình trạng lãng phí trong sử dụng điện năng còn phổ biến, ý thức sử dụng tiết
kiệm điện cọn bị xem nhẹ. Thực tế, qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thì
tiềm năng tiết kiệm điện năng trong các lĩnh vực kinh tế đời sống, xã hội còn
rất lớn vào khoảng 50% sản lượng điện năng tiêu thụ. Khắc phục khó khăn
này, Chính phủ và Bộ Công Nghiệp đã ra chỉ thị về tiết kiệm điện, theo đó từ
năm 2006 đến năm 2010 sẽ tiết kiệm từ 3-5% sản lượng điện, từ năm 2011
đến năm 2015 tiết kiệm từ 7-8% sản lượng điện.
Để thực hiện kế hoạch công nghiệp hoá và hiện đại hoá chúng ta phải
có những chiến lược quản lý và phát triển ngành điện một cách hợp lý. Theo
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM
Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47 - 124 -
kinh nghiệm của các nước trong khu vực, việc sớm áp dụng các chương trình
quản lý nhu cầu điện năng DSM kết hợp với quản lý nguồn cung cấp SSM sẽ
là một trong những giải pháp kinh tế và hiệu quả nhất. Thực tế tại những
nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc,
Inđônêxia, Malaysia, Philippin,.. với kinh nghiệm và sự trợ giúp của các nước
phát triển đã đưa ra nhiều chương trình tiết kiệm năng lượng, hàng trăm triệu
USD lợi nhuận thu được nhờ việc thực hiện các chương trình đó khiến họ
nhìn nhận vấn đề nghiêm túc và thực tế hơn.
1.2.NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ DSM
DSM mới được hệ thống hoá thành một phần quan trọng trong lĩnh vực
sử dụng điện năng từ vài thập kỷ gần đây nhưng các giải pháp riêng lẻ của nó
đã được thực hành từ rất sớm. Việc nghiên cứu ứng dụng DSM ở Việt Nam
mới ở trong giai đoạn đầu và chỉ thưc sự đặt ra khi có sự bùng nổ nhu cầu
điện năng để phát triển kinh tế trong 15 năm gần đây.
1.2.1.KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM
DSM là tập hợp các giải pháp kỹ thuật – Công nghệ - Kinh tế - Xã
hội nhằm sử dụng điện năng một cách hiệu quả và tiết kiệm. DSM nằm
trong chương trình tổng thể Quản lý nguồn cung cấp (SSM) - Quản lý nhu
cầu sử dụng điện năng (DSM).
Trong những năm trước đây, để thoả mãn nhu cầu gia tăng của phụ tải
điện, người ta thường quan tâm đến việc đầu tư khai thác và xây dựng thêm
các nhà máy điện. Giờ đây, do sự phát triển quá nhanh của nhu cầu dùng
điện, lượng vốn đầu tư cho ngành điện đã trở thành gánh nặng đối với quốc
gia. Lượng than, dầu, khí đốt,... dùng trong các nhà máy điện ngày một lớn
kèm theo sự ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Dẫn tới DSM được
xem là nguồn cung cấp điện rẻ và sạch nhất. Bởi DSM giúp chúng ta giảm
nhẹ vốn đầu tư xây dựng thêm các nhà máy điện, tiết kiệm tài nguyên, giảm
bớt ô nhiễm môi trường. Không chỉ vậy, nhờ DSM người tiêu thụ có thể được
cung cấp điện năng với giá rẻ và chất lượng hơn. Thực tế kết quả thực hiện
Đồ án tốt nghiệp Chuyên đề : Chương trình
DSM
Sinh viên : Phạm Văn Lưu HTĐ3 – K47 - 125 -
DSM tại các nước trên thế giới đã đưa ra những kết luận là DSM có thể giảm
≥ 10% nhu cầu dùng điện với mức chi phí vào khoảng 0,3 – 0,5 chi phí cần
thiết xây dựng nguồn và lưới để đáp ứng nhu cầu điện năng tương ứng.
DSM được xây dựng trên cơ sở hai chiến lược chủ yếu:
- Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ.
- Điều khiển nhu cầu dùng điện cho phù hợp với khả năng cung cấp
một cách kinh tế nhất.
1.2.2.NÂNG CAO HIỆU SUẤT CỦA CÁC HỘ SỬ DỤNG ĐIỆN
Chiến lược nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của các hộ tiêu thụ
điện nhằm làm giảm nhu cầu tiêu thụ điện một cách hợp lý. Nhờ đó có thể
giảm vốn đầu tư phát triển nguồn lưới đồng thới khách hàng sẽ phải trả ít tiền
điện hơn. Ngành điện có điều kiện nâng cấp thiết bị, chủ động trong việc đáp
ứng nhu cầu phụ tải điện, giảm thiểu tổn thất và nâng cao chất lượng điện
năng. Chiến lược này bao gồm những nội dung sau:
- Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
- Giảm thiểu tối đa việc tiêu phí năng lượng một cách vô ích.
1.2.2.1.Sử dụng các thiết bị điện có hiệu suất cao.
Nhờ có tiến bộ của khoa học và công nghệ, ngày nay người ta có thể
chế tạo được những thiết bị dùng điện với hiệu suất cao, tuổi thọ lớn và giá
thành gia tăng không đáng kể. Vì vậy lượng điện năng lớn sẽ được tiết kiệm
trong một loạt các lĩnh vực sản xuất và đời sống như:
- sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao.
- Sử dụng các động cơ điện hay thiết bị dùng động cơ điện có hiệu suất
cao.
- Sử dụng các thiết bị điện tử đã được sản xuất theo các tiêu chuẩn hiệu
năng cao thay thế các thiết bị điện cơ.
Bảng1.1 trình bày các số liệu liên quan đến mức tiêu thụ điện của một
vài loại thiết bị điện có tính năng giống nhau sử dụng tại Mỹ vào những năm
1986 – 1990.
Bảng 1.1: Điện năng tiêu thụ trung bình của một vài loại