Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tai lieu quy hoach
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG 1: QUI HOẠCH VÀ THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CẢNG
Trong xây dựng có bốn lĩnh vực:
- Xây dựng dân dụng công nghiệp
- Cầu đường
- Xây dựng thuỷ lợi
- Xây dựng cảng và các công trình biển
Trong lĩnh vực xây dựng cảng và công trình biển bao gồm: công trình cảng, công trình đường thuỷ,
công trình ven biển và công trình ngoài khơi. Đối với việc xây dựng công trình cảng gồm hai phần:
một là quy hoạch cảng, hai là thiết kế công trình cảng.
1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ CẢNG:
1.1.1 Khái niệm về công trình cảng:
Cảng là tổng hợp nhưng công trình và thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo thuận lợi cho tàu tiến hành công
tác bốc xếp hàng hoá và các quá trình khác. Nhiệm vụ cơ bản của cảng là vận chuyển hàng hoá hay
hành khách từ đường thuỷ (biển hay sông) lên các phương tiện giao thông khác và ngược lại.
1.1.2 Cấu tạo của cảng:
Cảng hiện đại là tổng hợp những công trình và những thiết bị bảo đảm cho tàu đậu yên tĩnh để tiến
hành bốc xếp hàng từ tàu lên bờ hoặc ngược lại. Tất cả các cảng đều cấu tạo bởi 2 khu: khu đất và khu
nước của cảng.
a) Khu nước của cảng:
Khu nước của cảng bao gồm:
- Lạch tàu vào cảng
- Khu nước dùng cho tàu quay vòng khi ra vào cảng
- Khu nước dùng cho tàu chờ đợi ra vào cảng (chờ đợi bốc xếp hay chờ đợi ra khơi)
- Khu nước dùng cho tàu bốc xếp hàng hoá và đi lại ở ngay sát với đường bờ.
- Khu nước dùng cho tàu bốc xếp hàng ngay trên nước.
b) Khu đất của cảng:
Khu đất của cảng gồm khu trước bến và khu sau bến.
@ Khu trước bến:
- Đối với cảng hàng hoá, khu trước bến là khu đất liền kề với khu nước, bao gồm:
Tuyến bến
Thiết bị bốc xếp
Đường cần trục và đường giao thông trước bến
Khu kho bãi chứa hàng hoá
- Đối với cảng khách, khu trước bến gồm tuyến bến và nhà ga hành khách
Như vậy tuỳ theo loại cảng mà khu trước bến có khác nhau một ít
@ Khu sau bến:
Khu sau bến bao gồm:
Tuyến bốc xếp hàng sau kho.
Khu kho hàng bảo quản dài hạn (dãy kho thứ hai)
Các toà nhà phục vụ cho sản xuất
Khu trước bến và khu sau bến sẽ tạo thành lãnh thổ cảng.
1.1.3 Phân loại cảng:
- Phân loại cảng theo công dụng bao gồm:
Cảng quân sự
Cảng dân sự: cảng giao thông, cảng thương nghiệp, cảng chuyên dụng (cảng cá, cảng vui
chơi, thể thao, cảng khách du lịch, cảng hàng lỏng, cảng container, cảng hàng rời)
Cảng trú ẩn
Cảng cấp nhiên liệu
- Phân loại theo vị trí địa lý bao gồm:
Cảng biển (cảng trong vịnh kín, cảng hỡ)
Cảng sông
Cảng trên hồ
Cảng trên đảo
Cảng cửa sông
- Phân loại theo ý nghĩa kinh tế giao thông bao gồm:
Cảng quốc tế
Cảng trong nước
Cảng địa phương
- Phân loại theo lượng hàng của cảng bao gồm:
Cảng cấp I (khi H> 25m, H là chiều cao bến)
Cảng cấp II (khi 20m <H< 25m)
Cảng cấp III (khi 10m <H< 20m)
Cảng cấp IV (khi H< 10m)
1.2 QUY HOẠCH CÔNG TRÌNH CẢNG:
Quy hoạch công trình cảng đề cập đến các nội dung sau:
- Vị trí xây dựng, bố trí mặt bằng tổng thể.
- Năng suất của cảng (lượng hàng hoá xuất/nhập trong năm hoặc lượng hành khách qua cảng trong
năm)
- Chiều sâu và cao độ của cảng
- Chiều dài và số lượng bến
- Khu nước và khu đất của cảng
- Trang thiết bị của cảng – giao thông trong cảng, các kho và các toà nhà trong cảng)
1.3 THIẾT KẾ CÔNG TRÌNH CẢNG:
Thiết kế công trình cảng bao gồm:
- Các dạng kết cấu bến và các tải trọng tác dụng
- Thiết kế bến dạng tường cừ.
- Thiết kế bến dạng cầu tàu (móng cọc dài cao cứng hoặc mềm)
- Thiết kế bến trọng lực
Nội dung thiết kế cụ thể bao gồm:
- Lựa chọn dạng kết cấu thích hợp
- Xác định tải trọng và tổ hợp tải trọng
- Tính toán nội lực, tính toán cốt thép hoặc kiểm tra khả năng chịu lực của kết cấu.
- Tính toán ổn định tổng thể của công trình.
CHƯƠNG 2: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THIẾT KẾ CẢNG
2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Điều kiện địa hình và thuỷ địa hình
Bờ lõm: khu nước sâu, thường chọn đặt cảng.
Bờ lồi: chiều sâu nhỏ, có nhiều bãi cát.
2. Điều kiện địa chất và địa chất thuỷ văn
3. Điều kiện khí tượng
Gió:
- Ảnh hưởng đến bố trí các khu bến hàng hoá.
- Gây ra lực va đập, lực neo, sóng…