Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Phân tích đoạn trích
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phân tích đoạn trích "Nỗi Thương Mình"
Nguyễn Du (1765 – 1820) quê ở Thăng Long, tên chữ Tố Như, hiệu là Thanh
Hiên. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc và sống trong xã hội phong kiến – một
xã hội thối nát, suy thoái. Chính vì thế mà ông có dịp hiểu biết về lối sống phong lưu
xa hoa của giới quý tộc phong kiến và có điều kiện dùi mài kinh sử. Ông được tiếp thu
truyền thống học tập và sáng tác của cả gia đình, tạo cho ông vốn học vấn Nho học
uyên thâm, lối sống tao nhã, khiến ông hiễu rõ về tầng lớp phong kiến . ‘’Truyện
Kiều’’ còn có tên Đoạn Trường Tân Thanh là một trong những sáng tác chính của
ông. Bên cạnh đó ‘’Nỗi Thương Mình’’ là một đoạn trích thể hiện khá rõ tài năng
nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời đại và đặc biệt tinh thần nhân đạo mới mẻ của
đại thi hào nguyễn Du. Đoạn trích chỉ vỏn vẹn hai mươi câu, từ câu 1229 đến câu
1248, cho thấy tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý
thức sâu sắc về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.
Từ lúc gia đình gặp biến cố, phải bán mình chuộc cha, trao duyên lại cho em là
Thúy Vân, Kiều đã trải qua 15 năm lưu lạc, trong 15 năm ấy, Kiều gặp phải bao sự lọc
lừa nhưng lần Thúy Kiều bị lừa đau đớn nhất có lẽ là lần nàng bị Mã Giám Sinh lừa
bán đến lầu xanh. Nó là bước ngoặt bẻ ngang cuộc đời Thúy Kiều rẽ sang một hướng
khác. Rơi vào tay Tú Bà, Kiều rút dao định tự tử nhưng không thành. Ở lầu Ngưng
Bích, Kiều lại mắc bẫy Sở Khanh, bị Tú Bà đánh đập tơi bời. Tiếp đó là những tháng