Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu NGHỀ THỦ CÔNG VIỆT NAM pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
NGHỀ THỦ CÔNG VIỆT NAM
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống quý
báu từ lâu đời, truyền thống đó gắn liền với tên những làng
nghề, phố nghề và được biểu hiện bằng những sản phẩm thủ
công với những nét tinh xảo, độc đáo, hoàn mỹ... Nhiều nghề
và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật lên trong lịch sử
văn hoá, văn minh Việt Nam. ở đó không chỉ tập trung sản
xuất lớn hoặc khá lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ
nhân tài khéo tạo nên những sản phẩm có bản sắc riêng khó
lòng bắt chước được. Làng tranh Đông Hồ
ở nước ta, nghề và làng nghề có số lượng rất lớn, hình thành và phát triển khắp cả nước với
hàng trăm, hàng nghìn làng nghề lâu đời nổi tiếng. Do vậy, trong bài viết này chúng tôi muốn đi
sâu vào một số nghề tiêu biểu có lịch sử hình thành gắn với nền văn hoá của dân tộc cũng như
mang lại giá trị về kinh tế. Một trong những nghề sớm có mặt ở Việt Nam đó là nghề sơn mài và
khảm trai. Sản phẩm của làng nghề đã được dân biết mặt, nước biết tên. Không chỉ có vậy, nghề
khảm trai cũng đem lại những minh chứng rất khoa học về lịch sử hình thành của nó. Nghề khảm
trai cũng đòi hỏi lắm công phu, chỉ riêng việc lựa chọn trai để đưa vào các công đoạn cũng là vô
số công việc mà người thợ phải làm. Những con trai của vùng chiêm trũng được lựa chọn có
mầu sắc ánh hồng, những con ốc có độ trong của màu sắc và sự gọt dũa tỷ mỷ của người thợ đã
đan xen tạo thành một chuỗi công việc mới hoàn thiện được công đoạn.
Nghề chạm khắc đá phát triển ở nhiều nơi như làng đá Minh Vân, đá
ở Quảng Nam được lấy từ dãy núi Ngũ Hành Sơn, hay làng chạm đá
Xứ Thanh... Tất cả những làng nghề trên đã sớm hình thành trong
mình một cái nôi mà cho dù trẻ nhỏ cũng quen với những âm thanh
của đá, của những tiếng đục, tiếng cưa... Những sản phẩm được làm
từ đá có hơi ấm của con người và được thổi lên từ tâm hồn của
người yêu cái đẹp, nào tượng, nào con giống, nào đồ trang sức, đâu
đâu cũng cũng ánh lên sắc màu thời gian mà chỉ có đá mới nguyên
vẹn như vậy.
Sản phẩm được làm từ đá có mặt khắp mọi nơi trong những công trình lớn như Lăng Bác, rồi
những đồ mỹ nghệ tinh xảo và cả những bức tượng hoành tráng được chạm khắc nổi cũng đem
đến sự nhìn nhận khác nhau về mỹ thuật trên đá. Đá là kết tụ của thời gian và những sản phẩm
được làm từ đá như minh chứng cho lịch sử của làng nghề. Theo cuốn lịch sử của các làng nghề
Việt Nam thì nghề thủ công này đã có cách đây 500 năm. Việc tìm ra nguyên liệu để trở thành
một sản phẩm mỹ nghệ thủ công đã khó, nhưng nguyên liệu và chất liệu như một món quà của
tạo hoá ban tặng con người. Trong mỗi tư gia ai mà không có một sản phẩm được làm ra từ đá.
Chính bởi những công dụng như vậy nên con người luôn gắn bó với vùng nghề và muốn giữ lại
những nét tinh hoa ấy. Những đứa trẻ vẫn ngày đêm nghịch sỏi đá, chúng cũng hiểu rằng đây là
một nghề đầy tính sáng tạo cho dù là những vật nhỏ nhất. Mong muốn giữ lại những vùng nghề
chạm khắc đá cũng là một điều dễ hiểu.