Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Nét khu biệt và nét dư ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nét khu biệt và nét dư
Như vậy, âm vị là một cấu trúc phức tạp. Để nhận thức ra được một âm vị,
người ta phải tìm ra những đối lập có ích trong một ngôn ngữ. Sự gạn lọc lấy
những phần đồng nhất và khác biệt cho đến tận kích thước cuối cùng của nét khu
biệt. Không thể xác định được một âm vị mà không có ít nhất một sự đối lập của
hai âm vị trở lên. Như vậy, âm vị là kết quả của các quan hệ: Quan hệ của âm vị
này với âm vị khác trong hệ thống và quan hệ của âm vị với những thành tố cấu
tạo nên nó theo nguyên tắc trục dọc. Vì các nét khu biệt, trong một khuôn khổ thời
gian vô cùng nhỏ, được tổ hợp lại với nhau để tạo nên các âm vị nên sự xuất hiện
trước sau theo thời tính của những nét này trong chuỗi được coi bằng 0. Nghĩa là,
âm vị là kết quả đồng thời của các nét xuất hiện trong một khoảnh khắc thời gian
vô cùng nhỏ. Chính do việc xuất hiện đồng thời như vậy mà âm vị được coi là
đồng chất từ đầu đến cuối phát âm (homogenneous). Tuy nhiên, trong thực tế,
không phải hoàn toàn đúng như vậy. Ví dụ như các nguyên âm đôi có điểm khởi
đầu và điểm kết thúc là hoàn toàn khác nhau về cấu trúc formant. Cụ thể: Nguyên
âm đôi /ie/ trong tiếng Việt có khởi đầu là một formant của [i] và điểm kết thúc là
một formant của [ε]. Cũng như các âm tắc xát trong tiếng Anh như /tS/ và /dz/ có
điểm khởi đầu là một nét tắc và điểm kết thúc là một nét xát. Nói cách khác, sở dĩ
chúng ta đồng nhất hoá được một chùm các nét khu biệt vào trong một âm vị là
bởi vì chúng ta căn cứ trên chức năng của các âm này: chúng là đơn nhất về mặt
chức năng chứ không phải là dựa trên sự đơn nhất về mặt cấu trúc. Các âm như
nguyên âm đôi hoặc các phụ âm tắc xát, hoặc bật hơi là những âm thể dị chất về
cấu trúc (hetorogenneous) nhưng đồng chất về chức năng. Chẳng hạn như nguyên
âm đôi /ie/ của tiếng Việt, mặc dù có cấu trúc formant phức tạp và dị chất nhưng
cả cấu trúc phức tạp đó chỉ có thể xuất hiện ở đỉnh âm tiết, trong vần, tương tự như
một nguyên âm đơn có thể xuất hiện trong vị trí này. Ví dụ như: /i/, /e/, /a/… Như