Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam
Miếu Bà Chúa xứ là một di tích nổi tiếng ở Núi Sam, hàng năm thu hút gần 2 triệu lược
người đến cúng bái, tham quan. Khách hành hương, du lịch không những đến từ các tỉnh
lân cận mà còn từ các tỉnh xa như miền Đông, miền Trung… tạo nên một mùa lễ hội sôi
nổi, đông đảo ở núi Sam suốt nhiều tháng.
Miếu Bà có từ bao giờ? Đến nay chưa có sử liệu nào ghi lại một cách chính xác. Trong
dân gian tương truyền rằng: Cách đây gần 200 năm, núi Sam còn hoang vu, cây cối rậm
rạp, nhiều thú dữ, dân cư thưa thớt, giặc biên giới thường sang khuấy nhiễu.
Một hôm, có một toán giặc Xiêm leo lên núi Sam phát hiện được pho tượng cổ bằng đá
rất đẹp. Động lòng tham, chúng xeo nại, tìm cách khiêng đi nhưng không thể nào xê dịch
được. Sau hàng giờ vất vả với pho tượng, chúng tức giận đập phá làm gãy cánh tay trái
pho tượng.
Sau khi chúng bỏ đi, trong làng có một bé gái đang đùa giỡn bỗng dưng ngồi lại, mặt đỏ
bừng, đầu lắc lư, tự xưng là Chúa xứ thánh mẫu, nói với các bô lão: “T ượng bà đang ngự
trên núi, bị giặc Xiêm phá hại, dân làng hãy đ ưa Bà xuống”. Dân làng kéo nhau lên núi,
quả thật t ượng Bà đang ngự gần trên đỉnh. Họ xúm nhau khiêng t ượng xuống làng nhằm
mục đích để gìn giữ và phụng thờ. Bao nhiêu tráng đinh lực điền đ ược huy động, các lão
làng tính kế để đ ưa t ượng đi, nh ưng không làm sao nhấc lên đ ược dù pho t ượng không
phải là quá lớn, quá nặng.
Các cụ bàn nhau chắc là ch ưa trúng ý Bà nên cử ng ười cầu khấn. Quả nhiên bé gái hôm
nọ lại đ ược Bà đạp đồng mách bảo: “Hãy chọn chín cô gái đồng trinh để đem Bà xuống
núi”.
Dân làng mừng rỡ tuyển chọn chín cô gái dẫn lên núi, xin phép Bà được đưa cốt tượng
xuống. Lạ thay, chín cô gái khiêng bà đi một cách nhẹ nhàng.
Xuống đến chân núi, tượng bỗng nặng trịch, các cô phải đặt xuống đất và không nhấc lên
nổi nữa. Dân làng hiểu rằng Bà muốn ngự nơi đây nên tổ chức xin keo, được Bà chấp
thuận và lập Miếu thờ. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch, dân làng lấy ngày này làm lễ
vía Bà.