Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư - nhóm 2 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nhóm 2_Đầu tư 50D
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
BÀI TẬP NHÓM
MÔN KINH TẾ ĐẦU TƯ I
Đề tài:
TRÌNH BÀY NỘI DUNG CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ CHỦ YẾU VỀ ĐẦU
TƯ. Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA CÁC LÝ THUYẾT NÀY
Giảng viên: PGS.TS TỪ QUANG PHƯƠNG
Sinh viên thực hiện :ĐỖ QUANG CẢNH
LÊ BÁ MẠNH
NGÔ XUÂN KHÁNH
NGUYỄN THỊ THÚY
NGUYỄN THỊ THU LOAN
Hà Nội, 2011
Lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư_Ý nghĩa thực tiễn. Page 1
Nhóm 2_Đầu tư 50D
Đề tài: “Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư và ý nghĩa thực tiễn của
các lý thuyết này”
LỜI NÓI ĐẦU
Đối với mỗi quốc gia, vấn đề về tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những
mục tiêu quan trọng. Tăng trưởng kinh tế nhanh là vấn đề có ý nghĩa quyết
định đối với mọi quốc gia trên con đường vượt lên khắc phục sự lạc hậu,
hướng tới giàu có, thịnh vượng. Có tăng trưởng kinh tế, của cải vật chất dồi dào
mới có điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giải phóng con người và thực
hiện sự bình đẳng xã hội. Ngoài ra, tăng trưởng kinh tế là yếu tố quan trọng cho
việc ổn định chính trị và có điều kiện củng cố an ninh quốc phòng.
Để thực hiện và duy trì được mục tiêu đó, mỗi nước sẽ có những chính sách
và những bước đi phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đất nước mình. Tuy nhiên
để đạt được mục tiêu đó không phải là đơn giản vì tăng trưởng kinh tế chịu
ảnh hưởng tổng hợp của nhiều yếu tố, mà trong đó đầu tư là một trong những
yêu tố đóng vai trò quan trọng nhất quyết định hiệu quả và chất lượng tăng
trưởng kinh tế.
Như vậy vấn đề đặt ra là mỗi quốc gia phải có sự đầu tư, đầu tư đúng
hướng, đầu tư có hiệu quả và cần có thời gian để các kết quả của đầu tư này
phát huy tác dụng.
Để tìm hiểu về cách thức tác động cũng như cơ chế tác động của đầu tư đến
nền kinh tế chúng ta sẽ tìm hiểu về “ Những lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu
tư và ý nghĩa thực tiễn của các lý thuyết này”
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Từ Quang Phương đã giúp chúng
tôi hoàn thành đề tài này!
Lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư_Ý nghĩa thực tiễn. Page 2
Nhóm 2_Đầu tư 50D
BÀI LÀM:
CHƯƠNG I: NHỮNG LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ VÀ TÁC
ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
I.Tổng quan về đầu tư, tăng trưởng và phát triển kinh tế
1. Đầu tư và phân loại đầu tư
1.1 Khái niệm:
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực
đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy , mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư
là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư
phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư.
Nguồn lực phải hi sinh ở đây có thể là tiền, tài nguyên thiên nhiên, sức lao động
và trí tuệ.
Những kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (tiền vốn), tài
sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, trường học…), tài sản trí tuệ (trình độ
văn hoá, trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, trình độ quản lý, khoa học kĩ
thuật… ) và nguồn nhân lực có đủ điều kiện làm việc với năng suất lao động cao
hơn trong nền sản xuất xã hội.Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này
đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu
dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt ) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho
ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động…
1.2 Phân loại đầu tư:
Có nhiều cách để phân loại đầu tư theo các tiêu chí khác nhau:
-Căn cứ vào đặc điểm chung nhất của hoạt động đầu tư thì chia thành đầu tư tài
chính- đầu tư phát triển- đầu tư thương mại.
Lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư_Ý nghĩa thực tiễn. Page 3
Nhóm 2_Đầu tư 50D
-Căn cứ vào bản chất đầu tư thì đầu tư phát triển chia thành: đầu tư cơ sở hạ tầngđầu tư sản xuất kinh doanh.
-Căn cứ vào tài sản tạo thành: đầu tư tài sản hữu hình- đầu tư tài sản vô hình
-Căn cứ theo ngành chia thành: đầu tư các ngành sản xuất kinh doanh- đầu tư vào
các ngành phi sản xuất.
-Căn cứ theo quá trình đầu tư: đầu tư theo chiều rộng- đầu tư theo chiều sâu.
Trong phạm vi nghiên cứu của để tài, chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại :
đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển
1.2.1 Đầu tư tài chính( Đầu tư tài sản tài chính)
- Khái niệm: Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay
hoặc mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước( gửi tiết kiệm, mua trái
phiếu chính phủ), hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty phát hành( mua cổ phiếu, trái phiếu công ty).
- Đặc điểm: Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Nếu không
xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài
chính của các tổ chức, cá nhân đầu tư. Nó tác động gián tiếp đến làm tăng tài sản
của nền kinh tế thông qua sự đóng góp tài chính tích luỹ của các hoạt động đầu tư
này cho đầu tư phát triển và cung cấp vốm cho hoạt động đầu tư phát triển.
- Đâù tư tài chính thường được thực hiện gián tiếp thông qua các trung gian tài
chính như các ngân hàng, các quĩ đầu tư, công ty chứng khoán.
Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần
có thể rút ra nhanh chóng. Đây thực sự là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho
đầu tư phát triển.
1.2.2. Đầu tư thương mại:
- Khái niệm: Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền
ra mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch
giá khi mua và khi bán.
Lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư_Ý nghĩa thực tiễn. Page 4
Nhóm 2_Đầu tư 50D
- Đặc điểm: Loại đầu tư này cũng không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu
không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu tư
trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán
với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư
thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông, phân phối của cải vật chất
do đầu tư phát triển tạo ra. Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân
sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền
sản xuất xã hội nói chung
1.2.3. Đầu tư phát triển:
- Khái niệm:
Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong
hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản
vật chất (nhà xưởng, thiết bị…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kĩ năng…), gia tăng
năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
Theo nghĩa hẹp, nguồn lực sử dụng cho đầu tư phát triển là tiền vốn. Theo
nghĩa rộng, nguồn lực đầu tư bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc,
thiêt bị, tài nguyên. Như vậy, khi xem xét lựa chọn dự án đầu tư hay đánh giá hiệu
quả hoạt động đầu tư phát triển cần tính đúng tính đủ các nguồn lực tham gia.
Đối tượng của đầu tư phát triển là tập hợp các yếu tố được chủ đầu tư bỏ vốn thực
hiện nhằm đạt những mục tiêu nhất định. Trên quan điểm phân công lao động XH,
có hai nhóm đối tượng đầu tư chính là đầu tư theo ngành và đầu tư theo lãnh thổ.
Trên góc độ tính chất và mục đích đầu tư, đối tượng đầu tư chia thành hai nhóm
chính: công trình vì mục tiêu lợi nhuận và công trình phi lợi nhuận. Trên góc độ
xem xét mức độ quan trọng, đối tượng đầu tư chia thành: loại được khuyến khích
đầu tư, loại không được khuyến khích đầu tư và loại cấm đầu tư. Từ góc độ tài
sản, đối tượng đầu tư chia thành: tài sản hữu hình( những tài sản cố định được sử
dụng cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và nền kinh tế và tài sản lưu
động) và tài sản vô hình( phát minh sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu hàng hoá, uy
tín, thương hiệu…).
Các kết quả đạt được của đầu tư góp phần làm tăng thêm năng lực sản xuất của xã
hội. Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế
Lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư_Ý nghĩa thực tiễn. Page 5
Nhóm 2_Đầu tư 50D
xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt được kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu
tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ đầu tư và xã hội, đảm bảo
kết hợp hài hoà giữa các loại lợi ích phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ
đầu tư, vai trò quản lí, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lí nhà nước các cấp.
Thực tế, có những khoản đầu tư tuy không trực tiếp tạo ra tài sản cố định và tài
sản lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh như đầu tư cho y tế, giáo dục,
xoá đói giảm nghèo… Nhưng lại rất quan trọng để nâng cao chất lượng cuộc sống
và vì mục tiêu phát triển, do đó cũng được xem là đầu tư phát triển.
Trong các hình thức đầu tư trên thì đầu tư phát triển là tiền đề, là cơ sở cho các
hoạt động đầu tư khác.
- Mục đích:
Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia,
cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời
sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi
phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân
lực…
Hoạt động của đầu tư phát triển là một quá trình diễn ra trong thời kì dài và tồn tại
vấn đề “độ trễ thời gian”. Độ trễ thời gian là sự không trùng hợp giữa thời gian
đầu tư và thời gian vận hành các kết quả đầu tư. Đầu tư hiện tại nhưng kết quả
thường được thu trong tương lai. Đặc điểm này của đầu tư cần được quán triệt khi
đánh giá kết quả ,chi phí và hiệu quả đầu tư phát triển.
- Đặc điểm của đầu tư phát triển:
+ Quy mô tiền vốn vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn. Vốn đầu tư lớn nằm khê đọng lâu trong suốt quá trình thực hiện
đầu tư. Bên cạnh đó lao động cần sử dụng cho các dự án rất lớn, đặc biệt đối với
các dự án trọng điểm quốc gia.
+ Thời kì đầu tư kéo dài: thời kì đầu tư tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến
khi dự án hoàn thành và đưa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có
thời gian kéo dài hàng chục năm.
Lý thuyết kinh tế chủ yếu về đầu tư_Ý nghĩa thực tiễn. Page 6