Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Luyện tập ôn thi lượng tử ánh sáng ppt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
_____________________________________________________________________________
- 3 -
LỜI NÓI ĐẦU
Nhằm giúp các bạn học sinh và giáo viên ban Khoa Học tự nhiên (THPT) có
tài liệu ôn luyện về phần Lượng tử ánh sáng - bộ môn Vật Lý để chuẩn bị cho kỳ
thi học kỳ, cuối năm và nhất là kỳ thi Tốt nghệp THPT và kỳ thi tuyển sinh váo
các trường Đại học, Cao đẳng. Chúng tôi - những tác giả nghệp dư hợp tác với
nhau biên soạn tập tài liệu (CÊMINA): Lượng Tử Ánh Sáng.
Tập tài liệu này được biên soạn theo chương trình giáo dục Trung Học Phổ
Thông, môn Vật Lý 12. Để đáp ứng được sự chặt chẽ của phần Lượng Tử Ánh
Sáng, chúng tôi chia nội dung cuốn sách được thành 3 phần.
Phần 1: Kiến thức cơ bản và nâng cao.
Tóm tắt các kiến thức trong chương trính SGK và một số sách tham khảo với
mức độ cần đạt ghi trong chương trình. Các kiến thức này rất cần thiết cho việc
học sinh ôn tập để làm bài, nhất là các bài thi trắc nghiệm.
Phần 2: Các dạng bài tập và phƣơng pháp giải.
Nêu ra các dạng bài tập căn bản và nâng cao, hướng dẫn phương pháp giải với
nhiều ví dụ áp dụng cho từng dạng. Đây là phần quan trọng bởi các phương pháp
giải toán Vật Lý - Lượng Tử Ánh Sáng đếu được chúng tôi nói đến trong phần này.
Phần 3: Các bài tập ôn luyện.
_____________________________________________________________________________
- 4 -
Phần này bao gồm các bài tập tự luận, trắc nghệm để bạn đọc ôn tập. Trong
phần này chúng tôi sẽ tham khảo thêm các đề thi của Bộ GD-ĐT và một số trường.
Chúng tôi hi vọng tập tài liệu (CÊMINA) "Vật Lý 12 - Lượng Tử Ánh
Sáng" sẽ là tài liệu thiết thực và bổ ích, giúp cho các bạn học sinh và các thầy cô
giáo, các bậc phụ huynh có điều kiện ôn tập tốt để chuẩn bị cho các kỳ thi của nhà
trường và Bộ GD-ĐT tổ chức sắp tới.
Vì thời gian chuẩn bị và thực hiện còn quá ngắn nên tập CÊMINA của
chúng tôi chắc chắn còn mắc phải những thiếu sót. Chúng tôi hi vọng sẽ nhận được
nhiều lời góp ý xây dựng của quý bạn đọc để tập tài liệu có "chất" hơn.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy Đinh Anh Tuấn - giáo viên
Trường THPT Đặng Thúc Hứa và tập thể lớp A-k32 Trường THPT Đặng Thúc
Hứa - Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi để tài liệu này được hoàn thành.
_____________________________________________________________________________
- 5 -
A. TÓM TẮT KIẾN THỨC
VẤN ĐỀ 1 HIỆN TƯỢNG QUANG ĐIỆN -
THUYẾT LƯỢNG TỬ ÁNH SÁNG
1. Khái niệm hiện tượng quang điện.
+) Hiện tượng ánh sáng làm bật các electron ra khỏi bề mặt kim loại gọi là hiện
tượng quang điện ngoài, thường gọi tắt là hiện tượng quang điện.
+) Các electron bị bật ra khỏi bề mặt kim loại gọi là quang electron.
2. Tế bào quang điện.
+) Tế bào quang điện là một bình I
thạch anh đã hút hết không khí (tế bào
quang điện chân không), bên trong có
hai điện cực anôt A và catôt K. Nối Ibh
anôt A với cực dương của nguồn điện,
catôt K với cực âm va chiếu vào catôt
chùm sáng có bứơc sóng ngắn thì xảy
ra hiện tượng quang điện và trong mạch
_____________________________________________________________________________
- 6 -
xuất hiện dòng quang điện với cường độ I.
+) Khi UAK
U1 thì I giữ giá trị không đổi
Ibh , gọi là cường độ - Uh O Ui
UAK
quang điện bão hoà; Ibh tăng tỉ lệ với cường độ
chùm sáng chiếu vào catôt . Đặc tuyến vôn-ampe (Hình 1.1)
của tế bào quang điện trên Hình 1.1.
3. Các định luật quang điện.
a. hiện tượng quang điện chỉ xảy ra khi ánh sáng kích thích chiếu vào kim loại có
bước sóng nhỏ hơn hoặc bằng bước sóng λ0 . λ0 được gọi là giới hạn quang điện
của kim loại: λ
λ0.
b. Đối với ánh sáng thích hợp ( có λ
λ0) cường độ dòng quang điện bão hoà tỉ
lệ thuận với với cường độ chùm sáng kích thích.
c. Động năng ban đầu cực đại của các quang electron không phụ thuộc cường độ
của chùm ánh sáng kích thích mà chỉ phụ thuộc bước sóng của ánh sáng kích thích
và bản chất của kim loại làm catôt.
4. Thuyết lượng tử ánh sáng
a. Giả thuyết lượng tử năng lượng của Plăng: Lượng năng lượng mà mỗi lần một
nguyên tử hay phân tử hấp thụ hay pháp xạ có các giá trị hoàn toàn xác định, gọi là
lượng tử năng lượng, ký hiệu bằng chữ ε, có giá trị:
ε = hf