Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu LAN chương 2 docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Thu Hiền
Đề tài: Hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý tại Công ty Cổ Phần Kỹ Thuật Số
Sài Gòn
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG
TIN QUẢN LÝ TRONG CÔNG TY
2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Các khái niệm cơ bản về hệ thống thông tin
2.1.1.1 Hệ thống
Một cách đơn giản và vắn tắt nhất, thì người ta hiểu : “Hệ thống là một tập hợp
bao gồm nhiêu phần tử, có các mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau và cùng hoạt động
hướng tới một mục đích chung”.
Đặc trưng của hệ thống
Hệ thống gồm có các phần tử. Các phần tử có thể rất đa dạng, có thể là những
đối tượng cụ thể, đôi khi lại là những đối tượng trừu tượng. Như vậy các phần tử có
thể là rất khác biệt về bản chất, không những giữa các hệ thống khác nhau mà có thể
ngay trong cùng một hệ thống. Các phần tử lại không nhất thiết là đơn giản, sơ đẳng,
mà thường là những thực thể phức tạp, khiến khi đi sâu vào chúng, ta lại phải xem
chúng là các hệ thống. Bởi thế, hệ thống thường có tính phân cấp.
Giữa các phần tử trong hệ thống có các mối quan hệ: Các phần tử trong hệ
thống không phải là được tập hợp lại một cách ngẫu nhiên, rời rạc, mà giữa chúng luôn
tồn tại quan hệ (hay là các ràng buộc lẫn nhau), tạo thành một cấu trúc. Các quan hệ
này có thể là quan hệ ộn định, tồn tại lâu dài, cũng có thể là quan hệ bất thường tạm
thời. Nhưng khi xét tính tổ chức của hệ thống thì ta phải đề cập trước hết đến các quan
hệ ổn định lâu dài, nhưng ổn định ở đây không nhất thiết phải hiểu là hoàn toàn bất
biến tĩnh tại. Nên hiểu ổn định ở đây là biến động song vẫn dữ sự ổn định trong tổ
chức, trong các quan hệ giữa các phần tử, nghĩa là vẫn giữ cái bản chất, đặc trưng cốt
lõi của hệ thống.
Sinh viên: Dương Thị Ngọc Lan 1 Mã SV: 08D190025
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Đỗ Thị Thu Hiền
Sự biến động của hệ thống thể hiện trên hai mặt: Sự tiến triển tức là các phần tử
và các quan hệ có thể có phát sinh, có tăng trưởng, có suy thoái, có mất đi. Sự hoạt
động tức là các phần tử của hệ thống, trong các mối ràng buộc đã định, cùng cộng tác
với nhau để thực hiện một mục đích chung của hệ thống.
Mục đích của hệ thống: Thường thể hiện ở chỗ hệ thống nhận những cái vào để
chế biến thành những cái ra nhất định. Như vậy ta thấy là hệ thống phải ở trong một
môi trường, nó nhận cái vào từ môi trường đó và xuất cái ra trả lại môi trường đó.
Các chức năng của hệ thống gồm ba thành phần hay ba chức năng cơ bản:
- Đầu vào: Gắn liên với việc thu thập dữ liệu đưa vào hệ thống xử lý. Đây là
phần quan trọng của hệ thống nó phản ánh rất lớn tới kết quả đạt được của hệ
thống.
- Xử lý: Thành phần này gắn liền với quá trình biến đổi đầu vào thành đầu ra.
- Đầu ra: gắn liền với công tác chuyển kết quả được tạo ra từ quá trình xử lý đến
đích cuối cùng.
2.1.1.2. Hệ thống thông tin và các bộ phận cấu thành
Dữ liệu (data) là những mô tả về sự vật, con người và sự kiện trong thế giới mà
chúng ta gặp bằng nhiều cách thể hiện khác nhau. Dữ liệu là các giá trị thô, chưa có ý
nghĩa với người sử dụng. Có thể là một tập hợp các giá trị mà không biết được sự liên
hệ giữa chúng
Thông tin (Information): Khái niệm thông tin hay tin tức là một khái niệm trừu
tượng, phi vật chất và rất khó được định nghĩa một cách chính xác. Ở đây cung cấp hai
định nghĩa không chính thức về khái niệm thông tin như sau: Thông tin là ý nghĩa
được rút ra từ dữ liệu thông qua quá trình xử lý (phân tích, tổng hợp,…), phù hợp với
mục đích cụ thể của người dùng. Thông tin có thể gồm nhiều giá trị dữ liệu được tổ
chức sao cho nó mang lại một ý nghĩa cho một đối tượng cụ thể, trong một ngữ cảnh
cụ thể.
Sinh viên: Dương Thị Ngọc Lan 2 Mã SV: 08D190025