Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu kinh doanh:Những lời khuyên bổ ích cho doanh nhân trẻ phần 3 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
kinh doanh, nơi mà những người thành đạt luôn được tôn vinh. Kỹ năng đàm phán của
bạn sẽ tác động trực tiếp tới thu nhập, các mối quan hệ và cuối cùng là mục đích của bạn.
Đó là lý do tại sao những thoả thuận tồi có thể sẽ để lại những hậu quả khó quên.
Cho dù bạn đã làm việc hết mình, thì đôi lúc các thoả thuận tồi vẫn xuất hiện. Khi đó, bạn
hãy tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi nghiêm khắc như: Sai lầm của bạn ở mức độ
nào? Phong cách giao tiếp của bạn đã phù hợp chưa? Bạn có bỏ sót điều gì không? Bạn
có thể rút ra kinh nghiệm gì cho những lần tiếp theo?. Điều quan trọng là bạn cần suy
nghĩ sâu xa và thấu đáo. Nguyên nhân của những sai lầm ở đâu? Bạn có để mình bị
thuyết phục dễ dàng không? Bạn quá tham lam chăng? Hay là bạn đã để những ấn tượng
chủ quan cá nhân xen vào quyết định của mình? Nếu có thể, hãy nhờ một người mà bạn
tin tưởng giúp bạn mổ xẻ vấn đề.
22. Hãy dẻo dai và bền chí
Sự dẻo dai trong đàm phán có thể được gọi một cách đơn giản hơn là “sự gan lỳ”. Đó là
một kỹ năng mà bạn cần học. Khi bạn bị buộc phải tỏ ra mạnh mẽ, kiên quyết trong đàm
phán, bạn hãy nghĩ đến những điều dưới đây:
- Đừng nói quá nhiều. Hãy trình bày quan điểm của bạn một cách ngắn gọn và súc tích.
Bạn càng nói ít bao nhiêu, bạn càng ít tiết lộ về bản thân bấy nhiêu. Bạn càng nói ít bao
nhiêu, bạn càng có thời gian để lắng nghe và tìm hiểu về đối tác bấy nhiêu, và như vậy,
cơ hội sẽ đến với bạn nhiều hơn.
- Chỉ nhượng bộ trong trường hợp hãn hữu. Điều này có thể tạo ra cho bạn vị thế
mạnh mẽ hơn so với đối tác đàm phán. Nếu bạn phải nhượng bộ, hãy nhượng bộ một chút
thôi, và đổi lại, bạn hãy đòi hỏi thêm ở đối tác một điều gì đó.
- Hãy kiên định. Không hẳn là bạn sẽ nói “Không”. Nếu bạn chưa đưa ra quyết định cuối
cùng, thì hãy để đối tác đàm phán của bạn cảm thấy như họ đang đối mặt với một bức
tường thành vững chắc. Bạn sẽ không bị xem như một kẻ nông cạn và ngớ ngẩn, khi bạn
có những giải thích hợp lý.
- Đảm bảo mọi việc tiến triển tốt. Đừng để các đối tác đàm phán xem thường bạn. Nếu
vấn đề có thể được giải quyết, bạn hãy giải quyết ngay. Trong đàm phán, bạn cần thể hiện
tính năng động, thực tế và hiệu quả. Đối tác đàm phán của bạn sẽ cảm thấy rằng thời gian
đối với bạn là vô cùng quý giá và rằng bạn không thể chấp nhận những điều ngốc nghếch.
- Luôn tập trung. Trong các cuộc đàm phán chi tiết, sự kiên định và bền bỉ luôn là
những vũ khí vô giá - chiến thắng sẽ dành cho người “gan lỳ” hơn. Người cuối cùng đứng
dậy khỏi bàn đàm phám là người có khả năng tập trung tuyệt vời nhất.
23. Mặt trái của những buổi đàm phán