Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Hoạch toán các khoảng trích theo lương docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
HẠCH TOÁN CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG
Ths. Trần Thượng Bích La
Các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp gồm có Bảo hiểm xã hội, Bảo
hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp và Kinh phí công đoàn. Từ ngày 1/1/2010, tỷ lệ trích lập
các khoản này có một số thay đổi vì vậy bài viết này nhằm mục đích cung cấp những
thông tin mới nhất về tỷ lệ trích lập và phương pháp hạch toán các khoản trích theo
lương.
I. Tỷ lệ trích lập
1. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người
lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm
xã hội.
Luật Bảo hiểm xã hội quy định có 2 loại BHXH, là BHXH bắt buộc và BHXH tự
nguyện:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động và
người sử dụng lao động phải tham gia.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập
của mình để hưởng bảo hiểm xã hội.
Trong phạm vi của bài viết này chỉ đề cập đến BHXH bắt buộc đối với các đối
tượng sau:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao
động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;
b) Cán bộ, công chức, viên chức;
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an;
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan
nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công
tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân;
Theo Điều 91 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người
lao động như sau:
- Hằng tháng, người lao động sẽ đóng 5% mức tiền lương, tiền công vào quỹ hưu
trí và tử tuất. Và từ năm 2010 trở đi, cứ hai năm một lần đóng thêm 1% cho đến khi đạt
mức đóng là 8%.
Riêng đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo chu kỳ sản xuất,
kinh doanh trong các doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp
thì phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, hằng quý hoặc sáu tháng một lần.
Theo Điều 92 Luật BHXH: quy định mức đóng và phương thức đóng của người
sử dụng lao động
Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng trên quỹ tiền lương, tiền công đóng bảo
hiểm xã hội của người lao động như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản; trong đó người sử dụng lao động giữ lại 2% để
trả kịp thời cho người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ và thực hiện quyết toán hằng
quý với tổ chức bảo hiểm xã hội;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;