Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu EM PHẢI ĐẾN HARVARD HỌC KINH TẾ (LƯU VỆ HOA – TRƯƠNG HÁN VŨ ) pptx
PREMIUM
Số trang
399
Kích thước
2.5 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1827

Tài liệu EM PHẢI ĐẾN HARVARD HỌC KINH TẾ (LƯU VỆ HOA – TRƯƠNG HÁN VŨ ) pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

LƢU VỆ HOA – TRƢƠNG HÁN VŨ

EM PHẢI ĐẾN HARVARD HỌC KINH TẾ

Những người dịch: Nguyễn Phan Quế

Luyện Xuân Thiều

Luyện Xuân Thu

Dịch từ nguyên bản tiếng Hoa

“CÔ BÉ HARVARD Lưu Diệc Đình”

Do Tác gia Xuất bản xã ấn hành 2001

NHÀ XUẤT BẢN VĂN HOÁ THÔNG TIN – HÀ NỘI 2004

2

LỜI GIỚI THIỆU

Một giọt mực có thể làm

vạn người suy nghĩ

Một cuốn sách hay có thể thay đổi

số phận biết bao người!

Lord Byron (1878 – 1824)

LÀM MỘT VIỆC “KHÓ HƠN LÊN TRỜI”

Ngày 12 tháng 04 năm 1999, với hàng chữ lớn, tờ “Thương báo Thành Đô”

đăng bài “Em phải đến Harvard học kinh tế” làm xôn xao dư luận toàn Trung Quốc,

đồng thời qua các phương tiện thông tin đại chúng và mạng Internet, bài báo đã làm

nức lòng các bậc cha mẹ đang chăm lo con cái học hành. Tác giả bài viết: Lôi Bình

thông báo: Bốn trường Đại học Mỹ nổi tiếng đồng thời sẵn sàng tiếp nhận cô bé

Thành Đô, 18 tuổi, Lưu Diệc Đình và đài thọ hoàn toàn tiền học, tiền mua sách vở,

tiền ăn ở và tiền sinh hoạt phí mỗi năm khoảng trên 30 nghìn USD. Bốn trường Đại

học đó là: Đại học Harvard danh tiếng, Đại học Columbia, Học viện Wellesley, Học

viện Mount Holyoke. Ngay học sinh Hoa Kỳ chen chân vào được cũng là một kỳ

công, đòi hỏi phải có thực lực, phải được chuẩn bị từ xa hết sức chu đáo. Còn như

vào được Trường Đại học Harvard đã được các chuyên gia soạn sách “Hướng dẫn

du học” gọi là một việc “khó hơn lên trời”.

Trong thư của Trường Đại học Harvard gửi Lưu Diệc Đình có đoạn viết:

“Năm nay có tất cả trên 18 nghìn thí sinh ghi tên, vậy mà nhà trường chỉ có thể tiếp

nhận 1.650 sinh viên. Với số lượng thí sinh tài giỏi và đầy tiềm lực như vậy mà chỉ

cho phép chọn một số lượng sinh viên tương đối ít, thành thử Ban Chiêu sinh

Harvard phải cân nhắc hết sức thận trọng, cốt sao lựa chọn được những em thực sự

thông minh, tích cực hoạt động và có nhiều tiềm lực. Ban Chiêu sinh tin rằng, với

khả năng nổi trội và năng lực tổng hợp xuất chúng của mình, chắc chắn trong thời

gian học ở Đại học Harvard và sau khi tốt nghiệp, em sẽ có những cống hiến quan

trọng”.

3

Ngày 01 tháng 08 năm 1999, Lưu Diệc Đình đã hoàn tất mọi thủ tục lên máy

bay sang Hoa Kỳ, bắt đầu một chặng đường phấn đấu mới.

CUỐN SÁCH “CÔNG ĐỨC VÔ LƢỢNG”

Ngay sau khi bài báo “Em phải đến Harvard học kinh tế” được công bố, bà

Lưu Vệ Hoa và ông Trương Hân Vũ, ba mẹ của em Lưu Diệc Đình nhận được hàng

nghìn các cú điện thoại và hàng vạn bức thư hỏi về cách thức nuôi dạy Lưu Diệc

Đình, đồng thời đề nghị cho biết tại sao Trường Đại học Harvard lại coi trọng “khả

năng nổi trội và năng lực tổng hợp” đến như vậy. Thậm chí có một Công ty lớn ở

Thẩm Quyến còn “fax” cho họ đề nghị sau khi tốt nghiệp, Lưu Diệc Đình sẽ đến

Công ty đó làm việc…

Không thể trả lời hết các câu hỏi và những bức thư, bà Lưu Vệ Hoa đã cùng

chồng là Trương Hân Vũ viết cuốn sách “Em nhất định sẽ học ở Harvard” mà bạn

đang có trong tay, kể tỉ mỉ về quá trình nuôi dạy con của mình, do Tác gia Xuất bản

xã ấn hành năm 2001, số lượng in tới 1 triệu 60 nghìn bản, chỉ trong vòng 1 năm tái

bản với 32 lần.

Bà Lưu cho biết: “Năm 1980, lúc đang mang thai bé Đình, tôi được người bạn

là Hiệu trưởng Khâu tặng một cuốn sách của tác giả Kimura Kyuichi “Giáo dục từ

sớm với thiên tài”. Cuốn sách trông giản dị, không có vẻ gì hoa mỹ, thậm chí không

thấy cả tên người dịch. Có được cuốn sách ấy tôi mừng như bắt được vàng. Hằng

ngày mỗi khi đi làm về tôi đều đọc kỹ và nghiền ngẫm những điều viết trong đó tới

khuya. Cuốn sách Kimura Kyuichi viết vào năm 1916, trong đó giới thiệu tư tưởng

giáo dục cùng những kinh nghiệm nuôi dạy cụ thể thần đồng Carl Witer. Cuốn sách

như đã mở mắt cho tôi. Tôi hiểu ra rằng, với chính sách “mỗi gia đình chỉ đẻ một

con”, muốn con thành tài ắt phải dạy con bắt đầu ngay từ khi “0 tuổi”, nghĩa là từ

lúc chưa có tuổi. Tôi bàn bạc, trao đổi thống nhất với chồng tôi. Chúng tôi quyết

định dạy con ngay từ lúc đứa bé vừa cất tiếng chào đời. Và chúng tôi đã làm đúng

như thế.

Có thể nói, đối với chúng tôi, đó là cuốn sách “công sức vô lượng”. Và, cho

mãi tới giờ, tôi vẫn chưa biết vị hảo tâm nào đã dịch cuốn “Giáo dục từ sớm với

4

thiên tài” từ tiếng Nhật ra tiếng Hán. Tôi chỉ tâm niệm một điều: Mãi mãi hàm ơn

người khởi xướng tư tưởng giáo dục từ sớm và những nhà hoạt động thực tiễn đã

mở ra con đường thành công đối với các bậc cha mẹ khát khao nuôi dạy con thành

tài. Tôi cũng thật không ngờ, chính nhờ sự truyền bá tư tưởng giáo dục được nêu

trong cuốn sách còn lại duy nhất một bản, trưng bày tại phòng các kỷ vật quý hiếm

của Thư viện Trường Đại học Harvard cuối cùng lại dẫn đứa con chúng tôi, Lưu

Diệc Đình, đến với Harvard.

TẠI SAO BẮT ĐẦU TỪ MỐC “SỐ 0”

Người ta đã chứng minh được rằng, nếu trong thời kỳ nhất định, ta cho ong

thợ ăn một loại thức ăn nhất định, thì con ong đó sẽ biến thành ong chúa. Nhưng

nếu bỏ qua giai đoạn cần thiết đó thì cho dù có nuôi con ong kia bao nhiêu lâu và

cũng bằng đúng loại thức ăn ấy chăng nữa nó cũng không sao trở thành ong chúa

được. Chó rừng ngay từ lúc nhỏ đã có khả năng bới đất giấu thức ăn còn thừa,

nhưng đúng vào thời gian ấy, nếu ta nhốt chó rừng vào căn phòng nền tráng ximăng

thì chỉ một thời gian sau đó, chó rừng mất đi khả năng bới đất giấu thức ăn.

Với đứa trẻ, sự việc xảy ra cũng hệt như vậy.

Người ta cứ tưởng là bắt đầu dạy con càng muộn càng tốt, vì nó sẽ được chuẩn

bị chu đáo hơn. Nhưng không phải thế! Có những giai đoạn hết sức quan trọng và

đặc biệt nhạy cảm đối với mỗi hình thức nuôi dạy, như thế bị bỏ qua sẽ không bao

giờ bù đắp lại được. Nếu như đứa trẻ lên ba mới bập bẹ biết nói thì tưởng như

chuyện đó chẳng có gì “nguy hiểm” cả. Rồi sau này bé sẽ nói sõi thôi. Song người

ta thấy rằng việc học nói của em sẽ lâu hơn, khó khăn hơn và cái chính là nó không

có tác dụng phát triển trí thông minh như khi biết nói đúng độ tuổi.

Carl Witer bố đã linh cảm đợc điều đó và về sau Kimura Kyuichi, Lưu Vệ Hoa tiếp

bước phát huy. Thì ra trong thế giới trẻ em phổ biến “Quy tắc tiềm năng giảm dần”.

Điểm này về sau đã được khoa sinh tâm lý học chứng thực. Ví dụ, một em bé sinh

ra có 100 phần tiềm năng, nếu như bắt đầu ngay từ 0 tuổi, ta nuôi dạy hết sức chu

đáo, thì sau này em sẽ trở thành người có 100 phần năng lực. Nếu như đến 5 tuổi

mới bắt đầu dạy dỗ thì cho dù có dạy dỗ xuất sắc đến đâu cũng chỉ đạt khoảng 80

phần năng lực. Nhưng nếu lại để đến 10 tuổi mới bắt đầu dạy dỗ thì lúc này chỉ đạt

5

khoảng 60 phần năng lực. Do vậy, vào đúng thời kỳ phát triển, nếu như tiềm năng

của trẻ không được khêu gợi, nuôi dạy bồi dưỡng thì dần dần cạn kiệt, mai một. Và

đây chính là lý do phải bắt đầu dạy trẻ từ mốc “số 0”.

Có điều ở đầu thế kỷ XIX, người ta không hiểu được điều đó. Người ta cho

Carl Witer con sở dĩ thành thiên tài là do “tư chất” chứ không phải do “giáo dục”…

Rõ ràng, là đối với mỗi loại tiềm năng, chúng ta không được để mất thời cơ, phải ra

sức tạo cơ hội cho chúng phát triển, chắc chắn rồi cũng như Carl Winter bố, như

Kimura Kyuichi, Lưu Vệ Hoa… Chúng ta sẽ nuôi dạy con thành những nhân tài trí

việt siêu quần!

Cuốn “Em nhất định sẽ học ở Harvard” cung cấp cho chúng ta một ví dụ sinh

động về con đường giáo dục các “thần đồng”. Cuốn sách đã tuân thủ chặt chẽ các

nguyên tắc giáo dục của Carl Winter “Đối với sự trưởng thành của con trẻ, vấn đề

tối quan trọng là ở giáo dục, chứ không phải ở tư chất. Trẻ em cuối cùng trở thành

thiên tài hay người thường, không phải di tư chất thông minh nhiều hay ít quyết

định, mà điểm mấu chốt là ở việc giáo dục trẻ từ lúc mới sinh cho tới 5 – 6 tuổi”.

Các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ hãy kịp thời nắm lấy giai đoạn phát triển tối quan

trọng này, đừng để nó trôi đi không hình không bóng!

Hãy ra sức làm cho trẻ trở thành chính nó ngay từ mốc “số 0”!

Thế Trường.

6

LỜI MỞ ĐẦU

BỐN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NỔI TIẾNG CỦA MỸ ĐỒNG THỜI

TUYỂN CHỌN LƢU DIỆC ĐÌNH

(Tự thuật của Lưu Vệ Hoa - Mẹ của Lưu Diệc Đình)

BẢN TIN ĐẶC BIỆT GÂY CHẤN ĐỘNG TOÀN QUỐC

Ngày 12 tháng 04 năm 1999, “Thành Đô thương báo” đã đưa ra hàng tít đặc biệt

trên đầu trang nhất: “Em phải đến Harvard học kinh tế”. Phóng viên báo Lôi Bình

cho biết: Có 4 trường đại học của Mỹ (trong đó có Đại học Harvard nổi tiếng) cùng

một lúc gửi giấy báo trúng tuyển cho Lưu Diệc Đình – cô gái 18 tuổi ở Thành Đô,

trong đó có giấy cấp học bổng và sinh hoạt phí lên tới 30 ngàn đô la Mỹ mỗi năm.

Bốn trường đại học của Mỹ đó là: Đại học Harvard, Đại học Columbia, Học viện

Wellesley và Học viện Mount Holyoke. Học viện Wellesley là một học viện nổi

tiếng đã từng đào tạo các nhân vật mà không ít người không biết tới như Hillary -

cựu phu nhân Tổng thống Mỹ, Albright - cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ, bà Tống Mỹ

Linh, nhà văn Trung Quốc Băng Tâm … Còn trường Đại học Columbia và Học

viện Mount Holyoke cũng đều là những trường đại học hàng đầu thế giới, chế độ

tuyển sinh hàng năm rất khắt khe, ngay cả những học sinh Mỹ cũng khó trúng

tuyển, còn việc thi đậu vào đại học Harvard đứng đầu thế giới thì lại càng được các

học sinh coi là chuyện “khó hơn lên trời”. Thế mà Lưu Diệc Đình - người còn đang

bận rộn căng thẳng cho đợt thi cử, phút chốc được các trường đại học nổi tiếng trên

đồng thời gửi giấy báo trúng tuyển và còn giành được học bổng toàn phần! Học

bổng toàn phần ám chỉ toàn bộ các chi phí gồm: tiền học phí, tiền sách vở và các chi

phí ăn ở. Những khoản tiền này đều được nhà trường đài thọ.

Thông báo trên được tung lên mạng Internet lập tức lan truyền ra toàn quốc, gây nên

một chấn động lớn.

7

- Tân Hoa xã phát thông báo trên toàn cầu.

- Hơn chục phóng viên đua nhau đến phỏng vấn Lưu Diệc Đình và Trường Ngoại

ngữ Thành Đô, nơi cô đang ở.

- Báo chí địa phương đua nhau đăng các tin tức liên quan.

- Rất nhiều các thầy, cô giáo các trường trung học, tiểu học giới thiệu về kỳ tích

Lưu Diệc Đình cho các học sinh trên lớp.

- Những ông bố bà mẹ mong muốn con cái mình thành đạt thì lại càng xúc động,

khát vọng giáo dục con cái mình trở thành một Lưu Diệc Đình thứ hai.

BỐN BỨC THƢ NHANH ĐƢỢC CHUYỂN TỪ NƢỚC MỸ

Đối với Đình Nhi (Đình Nhi, Đình Đình – tên gọi thân mật của Lưu Diệc Đình),

tháng 04 năm 1999 là một thời khắc không bao giờ quên. Trải qua gần bốn tháng

trời miệt mài học tập và dốc toàn sức thi vào các trường đại học Mỹ, giờ đã đến thời

điểm thông báo kết quả.

Thời gian ra thông báo ở các trường đại học Mỹ rất khác nhau, đối với những

học sinh nhập học vào mùa thu thì thời gian gửi giấy báo khoảng từ tháng 12 năm

trước đến tháng 4 năm sau. Đình Nhi chủ yếu làm hồ sơ thi vào các trường đại học

và học viên nổi tiếng ở miền Đông nước Mỹ. Để thống nhất tuyển sinh, tám trường

đại học vùng miền Đông nước Mỹ, đã thoả thuận về thông báo trúng tuyển nhất

định vào ngày 1 tháng 4. Vì hàng năm đều có những thí sinh đặc biệt ưu tú cùng

được nhiều trường tuyển chọn, để tạo lập sự công bằng, các trường đại học có một

thoả thuận nghiêm ngặt: đó là để cho các thí sinh cùng một lúc nhận được giấy báo

trúng tuyển của các trường.

Những trường đại học này đang là mục tiêu và khát vọng của nhiều người.

Sau khi tiếp xúc với người đại diện của Đại học Harvard, Đình Nhi đã đồng ý đến

trung tâm ôn thi để luyện tập. Chúng tôi cứ đếm từng tháng, chỉ mong giải đáp được

ba câu hỏi hóc búa:

8

Đình Đình liệu có trúng tuyển không?

Trúng tuyển vào những trường nào?

Có trúng tuyển vào Đại học Harvard không?

Cửa ải cuối cùng quyết định thí sinh trúng tuyển vào trường đại học này là

cuộc bỏ phiếu tập thể của Hội đồng tuyển sinh. Thời gian bỏ phiếu tuyển sinh của

Đại học Harvard vào trung tuần tháng 3 hàng năm. Theo quy định, một phút trước

khi ban hành thông báo, không ai được biết kết quả.

Thế nhưng Trương Hán Vũ, cha dượng của Đình Nhi, lại có cách khác để suy

đoán kết quả - từ khi Đình Nhi sáu tuổi, anh ấy đã trực tiếp giáo dục Đình Nhi, chỉ

bảo dẫn dắt trong quá trình trưởng thành của cháu. Dựa vào phương pháp giáo dục

gia đình đã áp dụng nhiều năm nay ở trong nước, anh ấy hiểu rất rõ hiểu quả thực tế

của nó, vì vậy anh ấy khẳng định rằng Đình Nhi chắc chắn sẽ trúng tuyển vào các

trường đại học này. Khi tuyển sinh, các trường đại học này chẳng đã mong muốn có

được những học sinh ưu tú hay sao? Anh ấy kiên tâm tin vào sự giáo dục tố chất gia

đình mà hơn chục năm qua nhà nước đang theo đuổi. Nền giáo dục ấy đủ để Đình

Nhi đạt được tuyêu chuẩn trúng tuyển của đại đa số các trường đại học nổi tiếng

trên thế giới.

Có điều, liệu có trúng tuyển vào Đại học Harvard hay không thì anh ấy không

chắc chắn lắm. Harvard chính là ngọn tháp cao nhất trong các Kim Tự Tháp.

Với câu hỏi thứ nhất, anh đã dự đoán đúng. Chiều ngày 29 tháng 3, chúng tôi nhận

được thư nhanh của Học viện Mount Holyoke, bên trong có giấy báo trúng tuyển và

giấy chứng nhận đủ tư cách nhập học gửi cho Đình Nhi, do Phó Chủ nhiệm Văn

phòng sự vụ Quốc tế của học viện này ké. Nội dung như sau:

“Em Diệc Đình thân mến! Em đã được Học viện Mount Holyoke tuyển chọn và

trở thành sinh viên mới của trường, nhập học vào tháng 2. Chúc mừng em! Năm

học này, tổng số người dự thi vào Học viện là tương đối lớn trong lịch sử Học

viện. Có hơn 2430 nữ sinh cạnh tranh nhau để được nằm trong danh sách 500

học sinh trúng tuyển. Bản thân sự thật của việc em trúng tuyển đã chứng minh

em là một nữ sinh có tố chất cá nhân rất tốt và có năng lực học tập cao. Tôi

9

cùng với ngài Kerirtow Zeivis, Chủ nhiệm văn phòng và ngài Geon Picad Phó

chủ nhiệm văn phòng sự vụ Quốc tế xin chúc mừng em…”.

Đình Nhi đã có một trường đại học “bảo lãnh”. Học viện Mount Holyoke là

một trường nữ sinh nổi tiếng vùng miền Đông nước Mỹ. Nhiều năm lại đây nó luôn

là một trong những trường nữ sinh hàng đầu của 8 trường đại học miền Đông nước

Mỹ.

Buổi tối, khi Đình Nhi trở về nhà, chúng tôi báo tin này cho cháu. Đình Nhi

nhảy lên vui mừng, nhưg lại chợt lặng đi. Còn “câu hỏi” quan trọng hơn vẫn chưa

có lời giải đáp.

Ngày hôm sau, chúng tôi lại nhận được thư nhanh của Học viện Wellesley,

cũng có giấy thông báo trúng tuyển và giấy chứng nhận tư cách học tập gửi cho

Đình Nhi:

“Em Diệc Đình thân mến! Chúc mừng em! Hội đồng tuyển sinh của Học viện

Wellesley đã bỏ phiếu tuyển chọn em trở thành học sinh khoá 1999 – 2003 của Học

viện. Em là người luôn luôn được ca ngợi, bởi vì với thành tựu trên nhiều mặt của

mình, em đã tạo ra sự khác biệt lớn nhất so với những người dự thi trong lịch sử

của Học viện Wellesley. Từ sự nghiệp học tập và thành tích cá nhân em, Học viện

Wellesley đã coi em là một tiền lệ trong những đối tượng cạnh tranh đua tài hoa và

có nhiều năng lực. Tôi hy vọng vào mùa thu năm nay em có thể gia nhập vào cộng

đồng của Học viện Wellesley.

Chủ nhiệm tuyển sinh

Jannit Riwen Lapuly”

Wellesley là một trường nữ sinh hàng đầu của Mỹ, được đến trường này học

tập Đình Nhi cuũn đã mãn nguyện lắm rồi. Thế nhưng, Đình Nhi vẫn chưa thông

báo tin vui này cho trường biết. Cháu còn muốn đợi, bởi vì mong muốn của cháu là

Đại học Harvard. Trong những ngày đó bên tai cháu còn văng vẳng lời của một cựu

sinh viên Harvard nói với cháu rằng: “Tôi rất tin tưởng em có thể cống hiến cho

Harvard và cho Trung Quốc, tôi hy vọng em sẽ trúng tuyển vào Đại học Harvard”.

Vì thế, mặc dù đã có giấy báo trúng tuyển của hai trường khác, nhưng cháu vẫn kiên

10

trì đợi hồi âm từ Harvard. Thế rồi, ngày 5 tháng 4 đã đến. Theo quy định của Đại

học Harvard, vào ngày đó trường sẽ mở đường dây điện thoại, hỏi theo yêu cầu, để

cho những thí sinh nóng lòng muốn biết tin nhanh kết về kết quả thi, nhưng họ lại

yêu cầu được trả lời bằng thẻ tín dụng được chỉ định. Do chúng tôi không có thẻ tín

dụng như yêu cầu nên ngài Lasue Timooen - người phụ trách tổ chức giao lưu học

sinh Trung - Mỹ đã chủ động đề nghị giúp đỡ chúng tôi. Là một trong những người

giới thiệu Đình Nhi, ông cũng rất muốn biết được kết quả ngay.

10 giờ tối, tức là 9 giờ sáng ở miền Đông nước Mỹ, chuông điện thoại nhà tôi vang

lên, đó chính là ngài Lasue gọi đến. Sau khi nối thông điện thoại với chúng tôi, ông

chuyển tiếp kết nối với điện thoại hỏi đáp của Đại học Harvard. Khi đường dây đã

thông, Đình Nhi trực tiếp hỏi vị trực ban của Văn phòng tuyển sinh Harvard, bởi vì

Đại học Harvard chỉ trả lời yêu cầu của chính thí sinh.

“Xin hãy nói rõ họ tên và ngày tháng năm sinh”. Một giọng Anh đặc sệt khẩu âm

Mỹ vang lên. Đình Nhi đáp ứng mọi chi tiết yêu cầu. Tiếp theo mà mấy phút bồn

chồn không yên, trong ống điện thoại còn nghe rõ tiếng chạy rè rè của máy tính.

“Congratulution!” (Chúc mừng bạn!). Bạn đã trúng tuyển vào Đại học Harvard!”.

Người trực ban nhiệt tình trả lời. Ngay lập tức, toàn bộ gia đình chúng tôi vui mừng

hò reo. Chúng tôi đã đợi giờ phút này từ rất lâu, nó là kết quả của con đường giáo

dục tố chất mà chúng tôi đã chọn lựa cho Đình Nhi từ hơn chục năm trước và luôn

mong đợi được chứng minh, một phần thưởng cao nhất cho tâm huyết của cha mẹ!

Đó cũng là phần thưởng xứng đáng cho quá trình hơn chục năm phấn đấu của Đình

Nhi! Đầu dây điện thoại phía bên kia ngài Lasue cũng rất xúc động. Ông nhiệt thành

chúc mừng cho Đình Nhi, sau đó còn đòi Đình Nhi đưa ống nghe cho cha mẹ. Ông

muốn bày tỏ lời chúc mừng cho chúng tôi. Ngày 7 tháng 4, chúng tôi đồng thời

nhận được thư nhanh của Đại học Harvard và Đại học Columbia gửi tới.

VÌ SAO ĐẠI HỌC HARVARD LẠI TUYỂN CHỌN DIỆC ĐÌNH?

Khi mở hai bức thư nhanh ra, nỗi xúc động của chúng tôi lại chuyển sang sự hiếu kỳ.

Cả gia đình chúng tôi xem đi xem lại giấy báo trúng tuyển với niềm vui khôn xiết.

“Em Lưu thân mến! Tôi rất vui mừng được thông báo cho em, Hội đồng tuyển sinh

và cấp xét học bổng của Đại học Harvard đã bỏ phiếu tán thành đưa tên em vào

11

danh sách học sinh khoá học 1999 – 2003. Xin hãy nhận lấy lời chúc mừng của tôi

đối với thành viên kiệt xuất của em. Năm nay, có hơn 18.000 thí sinh đăng ký thi để

tranh giành 1650 chỉ tiêu tuyển sinh của trường chúng tôi. Trước số lượng chủ tiêu

tuyển chọn tương đối ít mà lượng thí sinh đăng ký thì vào thì nhiều, Hội đồng tuyển

sinh Harvard đã phải chọn lựa hết sức kỹ lưỡng để tuyển chọn những người có

năng lực cá nhân, sự nghiệp học tập và hoạt động ngoại khoá phi phàm. Hội đồng

tin tưởng rằng, với tố chất ưu tú và năng lực tổng hợp xuất chúng của mìnhm em sẽ

có những cống hiến quan trọng trong thời gian theo học ở Harvard và sau khi tốt

nghiệp ra trường. Tôi rất hy vọng em sẽ đến Cambridge (đây là địa bàn dừng chân

của Đại học Harvard) gia nhập vào đội ngũ chúng tôi!

Chủ tịch

Hội đồng tuyển sinh và cấp xét học bổng

William R. Fitzsimans"

Hình như thấy như vậy vẫn chưa diễn đạt hết tình cảm của mình, vị chủ tịch

này còn viết thêm một dòng dưới chữ ký của mình: “Một lần nữa, hy vọng em sẽ

gia nhập vào đội ngũ của chúng tôi!”. Trong thư nhanh của Đại học Harvard còn có

một bức thư chúc mừng của nữ sĩ Maro. Vị đại diện tuyển sinh này có lẽ là người

sớm vui mừng trước việc Đình Nhi đăng ký vào Harvard. Người sắp xếp cho Đình

Nhi nói chuyện với Harvard chính là bà. Đình Nhi được Hội đồng tuyển sinh bỏ

phiếu thông qua, khiến bà hết sức vui mừng. Nữ sĩ Maro viết trong thư:

“Diệc Đình thân mến! Tôi viết thư này bày tỏ chúc mừng đối với việc trúng tuyển

của em và những thành tích mà em đã đạt được! Với tư cách là người đại diện

tuyển sinh của em, tôi cảm thấy hết sức vui mừng. Tôi rất kỳ vọng vào em sẽ quyết

định đăng ký nhập học vào tháng 9 năm nay. Tôi xin gửi lời cầu chúc chân thành

nhất cho mọi thành công trong tương lai của em”.

Trường Đại học Columbia từng được chúng tôi coi trọng nhất, suất tiền học

bổng của họ còn cao hơn cả Đại học Harvard, ngay cả kỳ nghỉ cũng không phải làm

thêm để lo cho việc ăn học của mình. Giấy báo trúng tuyển của Học viện Columbia

thuộc Đại học Columbia viết:

“Em Diệc Đình thân mến! Xin chúc mừng em! Tôi cùng với ngài Oersden Quigeli

và toàn thể thành viên của Hội đồng tuyển sinh vui mừng được thông báo cho em

biết rằng, em đã trúng tuyển vào Học viện Columbia, là thành viên của khoá học

1999 – 2003, với trí lực thiên phú và tài năng cá nhân, em sẽ trở thành một bộ phận

12

giàu sức sống trong làng học thuật. Chúng tôi tin tưởng mọi năng lực của em sẽ

được phát huy, bồi đắp ở Đại học Columbia. Do em đã trúng tuyển trong cuộc canh

tranh quyết liệt nhất trong lịch sử của Đại học Columbia, em và gia đình em có đầy

đủ lý do để tự hào. Năm nay, Học viện Columbia nhận được 13.000 đơn dự thi vào

trường với chỉ tiêu tuyển sinh là 955.

Chủ nhiệm tuyển sinh hệ chính quy

Erico. J. Veda”.

Trong bức thư nhanh của Đại học Columbia còn có thông báo trợ cấp học

bổng hệ chính quy. Trường sẽ đài thọ toàn bộ tiền học phí, chi phí ăn ở, chi phí sách

vở và các phí dụng cần thiết khác trong 4 năm học dưới hình thức học bổng. Tiền

trợ cấp của năm đầu tiên khoảng 35.400 đô la. Có thể nói, từ bỏ bất cứ một trường

đại học nào cũng đều khiến chúng tôi vô cùng luyến tiếc. Thế nhưng, còn có trường

đại học nào có sức hấp dẫn hơn Đại học Harvard đứng đầu thế giới.

LƢU DIỆC ĐÌNH ĐƢỢC GIÁO DỤC NHƢ THẾ NÀO?

Đúng lúc Lưu Diệc Đình còn đang bận trưng cầu ý kiến khắp nơi nên lựa chọn

trường đại học nào, mọi người lại bàn luận việc Đại học Harvard coi trọng “Tố chất

ưu tú và năng lực tổng hợp” là ám chỉ điều gì? “Tố chất ưu tú và năng lực tổng hợp”

của Lưu Diệc Đình được bồi dưỡng như thế nào? “Thành Đô thương báo” đã mở

bốn đường dây điện thoại nóng với Lưu Diệc Đình - đến buổi chiều đã nhận được

gần một ngàn cú điện thoại, các ông bố bà mẹ khát vọng con cái mình thành đạt,

mong muốn có được “bí quyết” dạy con thành tài từ Lưu Diệc Đình và gia đình

chúng tôi.

Thư tín của các độc giả từ khắp đất nước ùn ùn gửi đến.

Có một bà mẹ trẻ hỏi: “Làm sao để giáo dục ngay từ đầu đối với đứa con năm

tháng tuổi?". Có học sinh lớn tuổi thỉnh giáo Đình Nhi làm thế nào để học tốt tiếng

Anh. Có ông bố của một học sinh nhỏ tuổi quan tâm “Làm thế nào để bổ sung

những khiếm khuyết của một đứa trẻ?”. Còn có một giáo viên quân sự đàm đạo với

Đình Nhi về kinh tế, văn hoá và nhân sinh. Một em bé chân thật hỏi: “Vì sao trong

con mắt của bố mẹ, chị Diệc Đình chỉ là một con người bình thường?”.

13

Còn có rất nhiều học sinh trung học muốn trở nên nổi tiếng, muốn được đi du học

đã coi Diệc Đình là tấm gương để mình học tập. Họ càng muốn biết kinh nghiệm

“tận dụng thời gian như thế nào?”, “Làm thế nào để đi du học?” …Ngay cả một

số thanh niên đang bi quan thất vọng cũng coi Lưu Diệc Đình là “động lực để phấn

đấu vươn lên”, “ngọn đèn trong đêm tối”… Một công ty lớn ở Thẩm Quyến thậm

chí còn gửi Fax mời Diệc Đình sau khi tốt nghiệp về làm việc cho công ty của họ.

Đối với những bức thư đó, Diệc Đình và chúng tôi đều rất muốn trả lời, nhưng do

thời gian gấp gáp nên không thể trả lời từng thư một. Chúng tôi chỉ có thể viết một

lá thư chung đồng thời trả lợi mọi thức của bạn đọc, bày tỏ lời cảm ơn và xin lỗi

chân thành của chúng tôi tới tất cả những người gửi thư.

Thời gian đó, Diệc Đình thực sự rất bận rộn. Ngoài việc đón tiếp những cuộc

viếng thăm liên tiếp, Đình Nhi còn phải lo các loại thủ tục, tranh thủ thời gian học

thêm Anh ngữ, đi khách sạn tập sự làm nhân viên phục vụ theo yêu cầu của cha mẹ,

học tập cách phục vụ người khác, bởi vì trong thời gian học cao trung, bố mẹ phải

thường xuyên phục vụ cháu; ngoài ra, còn phải đọc rất nhiều sách đại học ở Trung

Quốc theo kế hoạch, tận dụng mọi khả năng có thể bổ sung tinh hoa văn hoá dân tộc

… Đối với những việc khác, Đình Nhi đành phải cáo lỗi, tạ từ những cuộc phỏng

vấn của báo chí, truyền hình. Cháu đã nộp tiền đi học lái xe, nhưng do bận rộn quá

nên cũng đành gác lại. Đã nhiều tháng ròng, Đình Nhi chỉ được ngủ 4 -5 tiếng mỗi

đêm, nay cháu cũng cần phải được ngủ bù.

Ngày 1 tháng 8 năm 1999, cuối cùng Lưu Diệc Đình đã hoàn thành mọi thủ

tục, đáp máy bay đi Mỹ, bắt đầu một lịch trình phấn đấu mới trong cuộc đời mình.

Trước khi chia tay, cháu ôm chặt lấy bố mẹ: “Con đi rồi, bố mẹ hễ có thời gian là

phải viết thư cho con. Bố mẹ cũng khẩn trương viết lại quá trình nuôi dưỡng con, để

giúp cho những ông bố bà mẹ và những đứa con khát vọng có được bí quyết thành

đạt”. Đó cũng chính là tâm nguyện của chúng tôi.

14

CHƢƠNG 1

VẬN MAY ĐẾN TRƢỚC KHI SINH

(Tự thuật của Lưu Vệ Hoa)

THỜI GIAN MANG THAI, MẸ CỦA LƢU DIỆC ĐÌNH ĐÃ CÓ

ĐƢỢC MỘT CUỐN SÁCH HAY

Là người mẹ sinh dưỡng con, tôi hiểu hơn ai hết rằng, Lưu Diệc Đình có được

ngày hôm nay chính là quá trình của luật nhân quả. Nhưng để tất cả những nhân tố

này được phát huy tác dụng, chính là do cháu được sinh ra trong thời đại tốt đẹp

chưa từng có. Chính trong “phong trào giải phóng tư tưởng” của công cuộc “cải

cách mở cửa”, bố mẹ cháu mới được tiếp xúc với những lý luận và phương pháp

giáo dục từ sớm của Âu Mỹ và Nhật Bản và có cơ sở vững chắc để giáo dục Diệc

Đình từ sơ sinh đến các thời kỳ phát triển sau này.

Những ai từng trải qua thời kỳ đó hẳn đều biết, trong thời kỳ đầu cải cách mở

cửa, nổi lên nhiều tư tưởng và học thuyết mới. Những phần tử trí thức tiến bộ đều

rất hăng hái tìm tòi và giới thiệu những tư tưởng mới, phương pháp mới để có thể

thúc đấy cuộc cuộc hiện đại hoá đất nước. Trong các trước tác lý luận của nước

ngoài, Nhà xuất bản Nhân dân Hà Bắc đã xuất bản cuốn sách “Thiên tài và sự giáo

dục từ sớm”. Cuốn sách mỏng manh và ngay cả tên người dịch cũng không có này

đã gây hứng thú vô cùng cho hiệu trưởng Khâu, bạn của tôi trong lớp học giáo dục

từ sớm của tổ chức Thành Đô năm 1980. Chị ấy hứng thú mua luôn vài cuốn rồi

đem tặng cho đám bạn bè đàn em đang muốn sinh con, tôi may mắn cũng có được

một cuốn.

Khi đó, chính sách chỉ sinh một con vừa mới bắt đầu thực hiện, tôi và cha

Đình Nhi đã trải qua một kế hoạch cẩn thận mang thai cháu. Khi có được cuốn sách

này, tôi vừa đang thực hiện kiểm tra thai định kỳ ở bệnh viện. Trước khi kết thúc

kiểm tra, bác sĩ Hồng, khoa Sản phụ xoa lên bụng tôi một lớp kem và đặt chiếc ống

15

nghe lên, mở máy, tiếng “tung, tung, tung …” nhanh đều vang lên, giống như tiếng

còi tàu hoả chạy từ xa. Bác sĩ Hồng cười nói:

- Đó chính là nhịp tim đập của cháu bé con bạn đấy, mạnh mẽ lắm!

Lần đầu tiên nghe được nhịp đập của Lưu Diệc Đình. Và cũng là lần đầu tiên

nghe được lời tán thưởng của người khác đối với con mình. Tôi vừa vui mừng lại

vừa đắc ý. Mừng vì thời kỳ thai nghén nghiêm trọng suốt ba tháng chưa ảnh hưởng

xấu đến quá trình hình thành thai nhi. Mặc dù cứ và bốn giờ chiều và chín giờ tối

hàng ngày tôi đều bị nôn oẹ kịch liệt, nhưng hai bữa cơm buổi trưa và buổi tối tôi

đều cố hết sức ăn, có thể ăn được bao nhiêu là cố gắng bấy nhiêu. Bữa sáng duy

nhất không bị nôn ói tôi đều duy trì mỗi ngày hai quả trứng gà, đến hơn 10 giờ còn

tăng thêm cốc sữa đậu nành … Nói tóm lại, bản thân khi khó chịu cũng phải đáp

ứng nhu cầu của thai nhi. Tôi nghĩ, đó là cách nghĩ của tất cả những bà mẹ chỉ sinh

một con. Hiện thực chỉ được sinh một con đã khiến lời kêu gọi nuôi dạy con tốt của

Chính phủ biến thành nguyện vọng tự phát của cả thế hệ chúng tôi.

Trước khi có được cuốn sách “thiên tài và sự giáo dục từ sớm”, tôi đã được

xem qua mấy cuốn sách khoa học nuôi dưỡng trẻ nhỏ, chuẩn bị đầy đủ về ý thức

làm thế nào cho trẻ khoẻ mạnh. Nhưng làm sao nuôi dưỡng trẻ trở thành người

thông minh tài giỏi? Ngoài việc di truyền, tôi chưa tìm ra biện pháp nào khác.

Từ góc độ di truyền, hai bên cha mẹ của Diệc Đình, ông nội Đình Nhi là một

cán bộ lão thành có tinh lực dồi dào, đầu óc minh mẫn, trí nhớ rất tốt, ông ngoại

Đình Nhi là một “phái hữu” già tài hoa, ý chí kiên cờng. Theo lời ông ngoại, tên ban

đầu của ông là Đàm Tế Dân, trong tộc phả có ghi: “Tổ tiên họ Đàm là Thái sử Tư

Mã Đàm đời Hán. Sau này do Tư Mã Thiên bị cung hình, bị coi là nỗi đại nhục của

gia tộc, để tránh hoạ nhục cho gia tộc nên đã đổi thành họ Đàm.

Sự ghi chép của tộc phả tự nhiên khiến mọi người tự hào, nhưng là một truyền

thuyết khó có thể kiểm chứng, như Kporrob đã viết trong cuốn “Con ngỗng của La

Mã”: “Cứ coi tổ tiên bạn thật sự là tướng quân, nhưng bạn vẫn chỉ là con ngỗng La

Mã”.

Trên thực tế, sự di truyền tốt chỉ là tiềm chất với ý nghĩa sinh học, muốn thành

công về mặt ý nghĩa xã hội học, bất cứ ai cũng đều phải nỗ lực sau khi sinh nở.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!