Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu DỰ ÁN “ Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu ” pptx
MIỄN PHÍ
Số trang
40
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
877

Tài liệu DỰ ÁN “ Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu ” pptx

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SỞ NÔNG NGHIỆP & PTNT TỈNH LAI CHÂU

TRUNG TÂM GIỐNG NÔNG NGHIỆP

DỰ ÁN

“ Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa

bàn tỉnh lai châu ”

Cơ quan chủ quản : ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu

Chủ đầu tư : Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lai Châu

Đơn vị thực hiện : Trung tâm giống Nông nghiệp tỉnh Lai Châu

Thời gian thực hiện : Từ 2013 – 2016

Tam Đường, tháng 03 năm 2013

1

THUYẾT MINH DỰ ÁN

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DỰ ÁN

1.Tên dự án: “Trồng thử nghiệm giống thông Pà Cò trên địa bàn tỉnh lai châu.”

1.1 Địa điểm : Phong Thổ và Tam Đường.

Quy mô diện tích của dự án: 6 ha, trong đó:

+ Trồng thử nghiệm tại Tam Đường 3ha.

+ Trồng thử nghiệm tại Phong Thổ là 3ha.

2.Mã số:

3.Cấp quản lý: Cấp tỉnh

4.Thời gian thực hiện: Từ tháng 03/2013 đến tháng 06 /2016

5.Dự kiến kinh phí thực hiện: 737.971.002 triệu đồng.

Trong đó, Ngân sách sự nghiệp khoa học tỉnh: 737.971.002 triệu đồng

- Nguồn khác: 36.300000 triệu đồng.

6.Tổ chức chủ trì thực hiện Dự án:

Tên tổ chức: Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Lai Châu

Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu

Điện thoại: 02313.879.699

Fax: : 02313.879.699

7.Chủ nhiệm Dự án

Họ, tên:Lê Văn Tuấn

Học hàm, học vị: kĩ sư lâm nghiệp Chức vụ: cán bộ kỹ thuật

Địa chỉ: Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường,Tỉnh Lai Châu

E-mail: [email protected] Mobile: 0983.427.465

8.Cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ:

Tên cơ quan : Trung tâm giống nông nghiệp tỉnh Lai Châu.

Địa chỉ: : Thị trấn Tam Đường, huyện Tam Đường, Tỉnh Lai Châu.

Điện thoại: 02313.879.699

2

9. Tính cấp thiết của dự án

Thông Pà Cò hay còn gọi là Thông Quảng Đông ( Pinus kwangtungensis) là

một loài thực vật cổ, đặc hữu của miền bắc Việt Nam và Nam Trung Hoa, được

phát hiện lần đầu tiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Hang Kia – Pà Cò, tỉnh Hòa Bình

vào những năm 1980.Loài thông năm lá này có sự phân bố tự nhiên rải rác tại các

tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Thanh Hóa, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn (Nguyễn Tiến

Hiệp et al.,2004).

Đặc điểm : Cây gỗ to, cao đến hơn 25 m, đường kính thân 50–70 cm, thường

xanh, có chồi đông với các vảy chồi màu nâu nhạt. Lá mọc 5 chiếc một ở đầu cành

ngắn và các cành ngắn này lại mọc chụm trên đầu cành dài. Lá hơi cong, dài 4 –

7 cm, rộng 1 - 1,2mm, mặt cắt ngang hình 3 cạnh, mép có răng cưa.Nón cái mọc

đơn độc, hình trứng, khi chín hơi nằm ngang hay dựng đứng dài 6 – 7 cm, đường

kính 4,5 - 5,5 cm; gồm 20 - 35 vảy, hình trứng ngược, dài 2,5 cm, rộng 1,5 cm, mái

vảy gần hình thoi, có rốn ở giữa mái. Hạt hình bầu dục, dài 10 - 12mm, rộng 5 -

6mm, mang một cánh mỏng dài 2 cm, rộng 8mm ở đỉnh.

Giá trị kinh tế : là cây đa mục tiêu vừa trồng làm rừng đặc dụng, rừng sinh

thái.Là loài thân gỗ lớn, được dùng làm nhà, đóng đồ gia dụng gia đình bền, đẹp .

Ngoài ra còn ra còn có tiềm năng làm cây cảnh do có tán lá đẹp (Nguyễn Đức Tố

Lưu, Thomas.P.I.,2004) và làm thuốc (Nguyễn Văn Tập et,al.,2011). Nghiên cứu

loài ở khu BTTN Xuân Nha (Mộc Châu, Sơn La) cho thấy thông Pà Cò có chứa

hơn 0,03% lượng tinh dầu với 30 loại hợp chất khac nhau, (Trần Huy Thái, Phùng

Thị Tuyết Hồng, 2007). Theo các nghiên cứu hiện đại, tinh dầu thông có tác dụng

ức chế sự phát triển của nhiều loài vi sinh vật gây bệnh (trực khuẩn lao, ly, thương

hàn, tụ cầu, liên cầu và phế cầu...). Nó cũng có khả năng chống co thắt cơ trơn và

chống viêm.Trong y học cổ truyền Việt Nam, tất cả các bộ phận của cây thông đều

được dùng làm thuốc, cụ thể là:

- Tinh dầu thông: Dùng làm thuốc bôi chữa các bệnh ngoài da như ghẻ (chỉ bôi một

lớp mỏng để tránh bị rộp da). Có thể phối hợp tinh dầu thông với cồn long não để

xoa bóp trị đau nhức.

- Tùng hương (nhựa thu được sau khi cất lấy tinh dầu thông): Có tác dụng chữa

mụn nhọt, ghẻ lở, mủ rò. Dùng tùng hương đắp lên vết thương, vết thương sẽ cho

chóng lành.

Tùng hương cũng được phối hợp với các vị thuốc khác (hoàng liên, hoàng cầm,

khổ sâm, đại hoàng, hạt xà sàng, khô phàn) để nấu cao dán nhọt.

- Tùng tiết (đốt mắt ở cành thông): Để chữa đau nhức răng, có thể ngâm tùng tiết

với rượu (tỷ lệ 50%) rồi chấm rượu thuốc vào nơi bị đau (hoặc pha loãng với nước

để ngậm). Tùng tiết còn được dùng để chữa tê thấp, nhức mỏi, khớp sưng đau (mỗi

ngày lấy 12-20 g phối hợp với các vị thuốc khác, sắc hoặc ngâm rượu uống).

3

- Tùng mao (lá thông): Có tác dụng chữa lở loét nếu kết hợp với một số loại lá khác

(long não, khế, thanh hao) để nấu nước tắm. Nếu bị đau cơ, nhức mỏi gân xương, ứ

máu bầm tím, có thể lấy lá thông tươi băm nhỏ, ngâm với nước, dùng nước thuốc

xoa bóp chỗ đau.

- Tùng hoàng (phấn hoa thông): Có tác dụng chữa đau đầu, choáng váng, chóng

mặt (ngày dùng 4-8 g sắc uống) hoặc trị mụn nhọt lở loét, chảy nước vàng (lấy bột

tùng hoàng rắc vào vết thương).

- Quả thông: Có tác dụng chữa ho (quả thông 10 g, kết hợp lá hẹ và lá kinh giới

mỗi thứ 12 g sắc uống ngày 2 lần).

- Vỏ thông: Được dùng để chữa vết thương lở loét (lấy vỏ thông và vỏ cây sung

lượng bằng nhau, đốt thành than, tán nhỏ, rây lấy bột mịn, rắc vào chỗ tổn thương.

Một công trình khoa học ở Nhật Bản cũng cho thấy, cao quả bạch thông giúp

ức chế sự phát triển của HIV trong các tế bào bạch huyết.

Các lương y Ấn Độ dùng dầu thông làm thuốc long đờm, trị viêm phế quản

mạn tính, đau bụng do đầy hơi, chảy máu nhẹ ở chân răng và mũi. Người Ấn Độ

còn dùng dầu này làm thuốc bôi ngoài da để điều trị đau lưng, viêm khớp và đau

dây thần kinh. Tại Nhật Bản, cao quả thông được sử dụng để điều trị các u ở dạ dày

và bệnh bạch cầu.

Ở Việt Nam hiện trạng bảo tồn của thông Pà Cò được đánh giá ở cấp VU (sẽ

nguy cấp) theo sách đỏ Việt Nam (2007). Đây cũng là loài được bảo vệ trong danh

mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp quý hiếm, đây là loài thuộc nhóm 1

được bảo vệ theo nghị định 32/2006/NĐ – CP của chính phủ.

9.1 Cơ sở pháp lý

Căn cứ pháp lệnh của ủy ban thường vụ quốc hội số 15/2004/PL￾UBTVBH11 ngày 24/03/2004 về giống cây trồng.

Căn cứ quyết định số 2194/QĐ-TTg ngày 25/12/2009, của thủ tướng chính

phủ về việc phê duyệt đề án phát triển giống cây nông - lâm nghiệp, giống vật nuôi

và giống thủy sản đến 2020.

Căn cứ chỉ thị của thủ tướng chính phủ số 130-TTg ngày 27/03/1993 về việc

quản lý và bảo vệ động vật, thực vật quý hiếm.

Căn cứ nghị định số 18/HĐBT ngày 17/01/1992 của hội đồng bộ trưởng quy

định danh mục thực vật rừng, động vật rừng quý hiế cứ ng m và chế độ quản, lý

bảo vệ.

Căn cứ nghị định 32/2006/NĐ-CP Về quản lý thực vật rừng, động vật rừng

nguy cấp, quý, hiếm.

Căn cứ thông tư liên tịch của bộ tài chính, bộ khoa học và công nghệ số

44/2007TTLT-BTC - ngày 07/05/2007 hướng dẫn định mức xây dựng và phân bổ

4

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!