Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Dòng họ duy nhất có nghề làm giấy sắc phong doc
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
173.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1240

Tài liệu Dòng họ duy nhất có nghề làm giấy sắc phong doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Dòng họ duy nhất có nghề làm giấy sắc phong

Cách đây 300 năm, dòng họ Lại ở Nghĩa Đô, ngoại thành Hà Nội được chúa Trịnh Tráng

giao cho đặc ân làm giấy sắc. Nguyên liệu là cây dó Lâm Thao, qua nhiều công đoạn chế

biến cầu kỳ trở thành loại giấy đẹp có sức bền hàng trăm năm. Ngày nay, dòng họ làm

giấy sắc vinh quang một thời chỉ còn lại hai nghệ nhân là cụ Lại Thị Phượng và cụ Lại

Thế Bàn đều ở tuổi xưa nay hiếm.

Từ thế kỷ XI giấy Lĩnh Nam đã được ca ngợi là một sản phẩm quý không kém gì giấy

của Trung Quốc. Vua Lý đã dùng làm quà tặng cho sứ giả nhà Tống.

Kể từ đó nghề làm giấy thủ công nước ta đã có lịch sử tám, chín trăm năm, nhưng nghề

làm giấy sắc cho nhà vua phong công, phong thần thì mới có khoảng 300 năm nay. Sản

phẩm quý hiếm ấy chỉ có dòng họ Lại ở Nghĩa Đô được làm và nhà vua cũng chỉ nhập

qua nhà thầu của chính họ Lại ở Nghĩa Đô làm ra mà thôi.

Họ Lại làm giấy sắc vua

Nghĩa Đô thêm nghĩa nghìn xưa mặn mà.

Loại giấy này là một sản phẩm công nghệ thủ công rất quí vì nó đẹp. Hai mặt đạo sắc,

một mặt vẽ rồng có hình con triện, một mặt vẽ tứ linh để yểm mặt sau. Nó đẹp nhờ những

nét vẽ khi mềm mại theo những đường uốn lượn uốn khúc của những khúc rồng, khi bay

bổng theo những vân mây, lúc hóa chim, lúc hóa rồng của những nghệ nhân tài hoa.

Giấy đã đẹp lại quý. Quý vì trên mỗi nét vẽ hoa văn lại có vàng mười tô điểm lên lóng

lánh. Theo người sản xuất thì đó là vàng thực phủ lên nét vẽ như người ta phủ vàng quỳ

vậy. Chưa hết, đây còn là lộc vua, lộc nước nhuần thấm trong mỗi đạo sắc là sự kết tinh

bền vững, trường tồn của bàn tay lao động người thợ thủ công trong mỗi sợi tơ tạo nên tờ

giấy.

Giấy sắc có sức chịu đựng lâu dài có thể hai ba trăm năm nếu được bảo quản tốt. Sở dĩ

vậy vì tờ giấy đanh mà lại mềm mại như lụa, không hút ẩm, không giòn, không manh

mún, dai.

Có được những tiêu chuẩn chất lượng như thế vì kỹ thuật làm loại giấy này cầu kỳ lắm.

Vật liệu để làm cũng là cây dó, nhưng phải là dó Thao (dó trồng ở vùng đất Lâm Thao),

các công đoạn kỹ thuật làm cơ bản giống như làm các loại giấy dó khác, song kỹ hơn và

có thêm một số các công đoạn kỹ thuật mà các loại giấy khác không có.

Cũng như làm giấy dó bình thường, trước hết người ta đem vỏ cây dó ngâm trong nước

lạnh, rồi trong nước vôi, sau đó đưa vào vạc nấu chín bằng hơi, đưa ra tách bóc thành

phần ruột, phần vỏ, lấy phần ruột trắng ngâm kỹ trong bể thối rồi đem rửa, đem chọn kỹ

hết đầu mặt, hết vẩy đen, đem ngâm rồi giã, đãi, kết hợp với phèn chua và gỗ mò đánh

tan đều trong một cái bể lớn gọi là kéo tầu. Tiếp theo là công đoạn xeo. Khi xeo giấy sắc

thì phải xeo ba người phối hợp mới thành một tờ giấy. Lúc bóc uốn phải bóc liền ba tờ

hoặc năm tờ tùy theo độ dầy mỏng của từng loại giấy nhằm bảo đảm độ dai cho giấy.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!