Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG – TIỀN TỆ SAU GIA NHẬP WTO pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
97.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1178

Tài liệu DỊCH VỤ NGÂN HÀNG – TIỀN TỆ SAU GIA NHẬP WTO pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nguồn: Báo Pháp luật Việt Nam, Chuyên đề số 2 tháng 11/2007

DịCH VỤ NGÂN HÀNG – TIỀN TỆ SAU GIA NHẬP WTO

TS. Nguyễn Văn Vân

Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Trong quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và quá trình đàm phán

song phương, đa phương để gia nhập WTO, lĩnh vực thương mại dịch vụ nói chung và dịch vụ

tài chính - ngân hàng nói riêng luôn được quan tâm đặc biệt. Hiện tại, khó có thể dự đoán và

đánh giá một cách chi tiết những tác động tích cực và thách thức của việc gia nhập WTO đối với

lĩnh vực dịch vụ tài chính- ngân hàng. Ở bài viết này, chúng tôi chỉ giới hạn trong khuôn khổ khảo

sát sơ bộ thực trạng pháp luật và năng lực của các nhà cung cấp dịch vụ ngân hàng- tiền tệ sau

hội nhập WTO.

1. Thực trạng pháp luật về dịch vụ ngân hàng- tiền tệ sau hội gia nhập WTO

Để thực thi các cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ và chuẩn bị cho gia nhập

WTO, trong thời gian qua hệ thống pháp luật về ngân hàng của Việt Nam đã có những thay đổi

cơ bản. Các văn bản pháp luật cơ bản về tiền tệ, ngân hàng được hoàn thiện, như: Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam ngày 17/6/2003; Luật sửa đổi bổ sung

một số điều Luật các tổ chức tín dụng ngày 15/6/2004; Luật các công cụ chuyển nhượng ngày

29/11/2005; Pháp lệnh Ngoại hối của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 13/12/2005; Nghị định số

22/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28 tháng 2 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của chi

nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, văn

phòng đại diện tổ chức tín dụng nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định số 74/2005/NĐ-CP của

Chính phủ ngày 07/6/2005 về phòng, chống rửa tiền... Như vậy, nếu đối chiếu với các cam kết

của Việt Nam trong Phụ lục Biểu Cam kết cụ thể đối với thương mại dịch vụ (tài liệu

WT/ACC/VNM/48/Add.2) kèm Nghị định thư về việc gia nhập WTO, với pháp luật Việt Nam hiện

hành có thể nhận thấy những tương thích cơ bản.

Tuy nhiên, những thành tựu lập pháp nói trên chỉ là khởi động của một quá trình, để dịch

vụ tiền tệ ngân hàng phát triển bền vững trong sau hội nhập, những thay đổi trên là chưa đủ.

Theo tôi, những nội dung sau đây cũng không kém phần quan trọng song chưa được chú trọng

một cách đúng mức:

Thứ nhất: Các văn bản pháp luật liên quan lĩnh vực giao dịch có bảo đảm (thế chấp, cầm

cố, bảo lãnh); pháp luật về công chứng; pháp luật về đăng ký giao dịch có bảo đảm; pháp luật về

xử lý tài sản bảo đảm…phải được sửa đổi, hoàn thiện cho phù hợp trong điều kiện mới.

Thứ hai: Các qui định cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho các ngân hàng, các tổ

chức tín dụng phi ngân hàng và giấy phép hoạt động ngân hàng của các tổ chức khác chưa cụ

thể. Hiện tại, theo quy định của Luật các TCTD, một trong những điều kiện bắt buộc để được

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét cấp phép là “có nhu cầu hoạt động ngân hàng trên địa

bàn”. Thiết nghĩ, phải nhanh chóng xoá bỏ các điều kiện mang tính định tính trong nhóm các điều

kiện tiếp cận thị trường. Thay vào đó, các điều kiện như tỷ lệ vốn an toàn, khả năng thanh toán

và trình độ quản trị ngân hàng sẽ được bổ sung vào nhóm các điều kiện cấp phép. Những bổ

sung này đảm bảo phù hợp với tinh thần các cam kết, vừa trong khuôn khổ “biện pháp thận

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!