Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Dấu vết bờ biển Pleistocen muộn phần muộn bị chôn vui ở đáy biển nông ven bờ Bắc Trung bộ.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
DẤU VẾT BỜ BIỂN CỔ PLEISTOCEN MUỘN PHẦN
MUỘN BỊ CHÔN VÙI Ở ĐÁY BIỂN NÔNG VEN BỜ
BẮC TRUNG BỘ VÀ TIỀM NĂNG SA KHOÁNG LIÊN
QUAN
LA THẾ PHÚC1
, VŨ TRƯỜNG SƠN2
1Bảo tàng Địa chất, 6 Phạm Ngũ Lão, Hà Nội
2Liên đoàn Địa chất Biển, Trung Kính, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Tóm tắt: Kết quả nghiên cứu địa chất - địa mạo đáy biển Bắc
Trung Bộ đã giúp phát hiện được dấu vết của các thế hệ bờ
biển có tuổi từ Pleistocen muộn đến Holocen ở ngay trên tầng
mặt. Liên quan tới các bờ biển đều có các cảnh quan và tổ hợp
cộng sinh tướng trầm tích đặc trưng, gồm: địa hình đê cát bên
ngoài và địa hình vũng vịnh biển bên trong; các thành tạo cát
sạn bãi triều và đê cát ven bờ xen các thành tạo bùn sét đầm
phá, vũng vịnh. Chôn vùi dưới lớp phủ trầm tích Holocen ở đới
biển nông ven bờ (độ sâu 0-20 m nước) là các thành tạo trầm
tích Pleistocen muộn. Bằng tổ hợp các phương pháp nghiên
cứu đã phát hiện được dấu vết bờ biển cổ tuổi Pleistocen
muộn, phần muộn bị chôn vùi dưới lớp trầm tích Holocen ở độ
sâu 10-15 m nước biển ven bờ Bắc Trung Bộ. Bài báo này giới
thiệu kết quả nghiên cứu phát hiện dấu ấn của bờ biển cổ tuổi
Pleistocen muộn, phần muộn và tiềm năng sa khoáng liên quan
bị chôn vùi ở đáy biển nông Bắc Trung Bộ.
I. MỞ ĐẦU
Việc nghiên cứu và phát hiện các thế hệ bờ biển cổ trong kỷ Đệ tứ có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu địa chất nói chung, và tìm kiếm
đánh giá sa khoáng biển nói riêng. Trước hết, nó giúp các nhà địa chất tái
lập được lịch sử phát triển địa chất của thềm lục địa, sự dao động của mực
nước biển, hoàn cảnh cổ địa lý - tướng đá, phân chia và liên kết địa tầng
Đệ tứ đới ven biển và biển nông ven bờ cũng như thềm lục địa; đặc biệt là
hoạch định kế hoạch và thi công công tác tìm kiếm đánh giá sa khoáng.
Địa chất, địa mạo, trầm tích tầng mặt và sự dao động mực nước biển ở vịnh
Bắc Bộ nói chung, và đáy biển Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hoá đến Thừa
Thiên Huế, Hình 1) nói riêng, đã được nhiều nhà địa chất trong và ngoài
nước nghiên cứu, trong đó phải kể đến các công trình của các tác giả: Lưu
Tỳ, Nguyễn Thế Thôn, Nguyễn Thế Tiệp, Nguyễn Biểu, Trần Nghi, Lê