Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành doc
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
261.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
776

Tài liệu Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành doc

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành

Cuộc nổi dậy Phan Bá Vành (bắt đầu: 1821?, kết thúc: 1827) là cuộc nổi

dậy do Phan Bá Vành lãnh đạo nhằm chống lại đường lối cai trị của nhà

Nguyễn ở nửa đầu thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

1. Bối cảnh & nguyên nhân:

Mặc dù các vua đầu triều Nguyễn có nhiều cố gắng, nhưng các mặt nông,

công, thương,... đều suy đốn và đình trệ, làm cho các tầng lớp nhân dân mà

đại bộ phận là dân lao động nghèo lâm vào cảnh sống ngày càng cơ cực.

Chẳng những nhà Nguyễn không cải thiện được tình tình mà trái lại, ngày

càng thêm rối ren. Nạn chiếm đoạt và tập trung ruộng đất của giới địa chủ,

nạn những nhiễu của giới quan lại, chế độ thu tô thuế và lao dịch khắc

nghiệt, thêm vào đó là nạn thiên tai và ôn dịch xảy ra luôn...tất cả đã làm cho

mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt, càng làm bùng lên làn sóng đấu tranh

quyết liệt của các tầng lớp nhân dân nghèo đói ở khắp mọi miền đất nước

chống lại chế độ cai trị của nhà Nguyễn.

Căn cứ sử biên niên của triều Nguyễn, thì chỉ tính trong nửa đầu thế kỷ 19

đã có gần 400 cuộc nổi dậy, trong đó riêng thời Minh Mạng có tới 254 cuộc,

lớn nhất là các cuộc nổi dậy của: Lê Văn Khôi (1833-1836), Nông Văn Vân

(1833-1836), Lê Duy Lương (1832-1838) và cuộc nổi dậy này.

Trong Đặng gia thế phả có đoạn chép:

...Nhân lúc triều Nguyễn nhu nhược, chuyên lo dùng của cải xây đắp thành

quách cung điện, bê trễ đê điều, đồng ruộng nông trang luôn năm lụt lội,

dân tình đói rách, làng mạc điêu tàn, nhũng loạn khắp nơi...Có ông Phan Bá

Vành ở miền Thái Bình, nhân nạn đói năm 1821[1] tập hợp dân chúng

chống lại triều đình, được dân đi theo, lập căn cứ chính ở Trà Lũ.

2. Sơ lược thân thế Ba Vành:

Phan Bá Vành (?-1827) [2], tục gọi Ba Vành (vì là con thứ ba trong gia

đình), sinh trưởng tại làng Minh Giám [3], thuộc huyện Vũ Tiên (nay là

huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình). Cha ông làm nghề chèo đò và nuôi bán cá

giống, nhưng vì cha mất sớm nên Phan Bá Vành phải sớm đi làm thuê để

phụ nuôi sống gia đình. Trong một bài vè ở Thái Bình có câu:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!