Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu cho người mới dùng KDE
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Tài liệu cho người mới dùng KDE
Linux là một hệ điều hành đa người dùng (multi-user) và đa nhiệm (multi-task) thật sự. Có hai loại người dùng : người
quản trị hệ thống, gọi là « root », có tòan quyền, và những người khác là những người dùng bình thường. Với Linux,chỉ
« root » mới có quyền cài phần mềm. Thực tế, lúc cài hệ thống Linux vào máy tính, một loạt phần mềm ứng dụng sẽ
được cài theo, cho phép mình làm việc ngay lập tức với hiệu quả cao.
KDE là một trong những môi trường làm việc đồ họa của Linux, giống như Gnome hoặc IceWm, etc. Sau khi đã đăng
nhập (login) vào hệ thống, sẽ hiển thị « bàn làm việc ảo » của KDE, được gọi là Desktop, tương tự với cái Desktop của
Windows.
Tuy nhiên, có một vài khác biệt quan trọng giữa hai môi trường làm việc đồ họa Linux và Windows, ví dụ như sau :
Linux Windows
Các đĩa cững được gọi theo thứ tự : hda, hdb, hdc, etc. Các đĩa cứng được gọi theo thứ tự : C:, D:, E:, etc.
nhãn chuột 1 lần = ENTER
Thông thường, nhãn-trái vào một đối tượng (object) sẽ mở
ra trực tiếp đối tượng đó. Nếu không muốn mở trực tiếp,
phải nhãn-phải vào đồ vật rồi chọn hành động thích hợp
trong thực đơn sẽ hiển thị sau đó.
Tuy nhiên, cũng có thể cấu hình hệ thống để nhãn 2 lần =
ENTER
Nhãn chuột 2 lần = ENTER
Thông thường, nhãn-trái vào một đối tượng chỉ là động tác
chọ n đối tượng đó. Muốn mở đối tượng, sau khị đã chọn
rồi, phải nhãn-đúp hoặc ấn phím Enter.
Thư mục cá nhân của mỗi người sử dụng mang tên login
người đó, ví dụ người dùng có tài khoản là « user » sẽ có
thư mục riêng cho mình mang tên là « /home/user ».
Người user chỉ dược quyền tạo ra và ghi những tệp riêng
của bản thân mình trong thư mục đó mà thôi. Không có ai
khác, ngòai « root » có thể vào thư mục đó.
Trong Win98, thư mục cá nhân của tất cả các người sử
dụng đương nhiên mang tên « C:\My documents ».
Trong WinNT/Win2K, mọi người dùng có một thư mục
riêng của mình theo dạng « C:\Documents and
Settings\user »
Khi đặt tên tệp (file), dùng chữ hoa, chữ thường đều có ý
nghĩa khác nhau. Ví dụ tên file FileCuaToi.txt khác với
tên file filecuatoi.txt
Hai tên file FileCuaToi.txt và filecuatoi.txt được coi
là giống nhau :
Thanh tác vụ (Task bar – Le Tableau de bord) của KDE
Thanh tác vụ của KDE thường nằm ngang bên dưới màn hình, giống như trong Windows.
nhãn vào nút « K », giống như nhãn vào nút « Start » hoặc « Démarrer » của Windows : sẽ hiển thị thực đơn cho
phép lựa chọn các phần mềm đã được cài vào máy
nhãn hình này sẽ làm hiển thị «Desktop » của KDE, giống như hình tương tự của Windows
nhãn hình này sẽ mở thư mục cá nhân trong trình duyệt Konqueror, giống như Windows Explorer của Windows
nhãn hình này sẽ khởi động trình duyệt ngầm định của KDE là Konqueror
nhãn hình này sẽ khởi động trình duyệt Mozilla (nên dùng trình duyệt này, đặc biệt nếu đọc trang web tiếng Việt)
nhãn hình này sẽ khởi động bộ phần mềm văn phòng OpenOffice : Writer=Word, Calc=Excel,
Impress=Powerpoint, etc.
KDE cho phép người dùng xác định đến 16 Desktop ảo. Hình này cho thấy 4 Desktop đầu tiên và cho biết mình
đang làm việc với Desktop nào (= số 1).
Bên phải của thanh tác vụ, bạn sẽ thấy đồng hồ của hệ thống và có thể một lá cờ chỉ dẫn cho lọai
bàn phím đang kích hoạt. Ví dụ ở đây bàn phím kích hoạt là bàn phím kiểu PhápAZERTY. Khi dùng
Linux-KDE, bạn hãy kiểm tra loại bàn phím gì đang kích hoạt; nhãn trái vào hình lá cờ để đổi bàn phím theo yêu cầu.
Trên Desktop KDE còn hiển lên những đồ vật quen thuộc, giống như Desktop Windows :
➔ Sọt rác (corbeille), dùng để chứa các tệp muốn bỏ đi. Nếu sau này thay đổi ý kiến có thể lấy lại
các tệp đó.
➔ Những biểu tượng (icons) thuyết minh cho những linh kiện của máy tính như các phần đĩa cứng,
các ổ mềm, các ổ đọc CD/DVD
Trong hình bên cạnh đĩa cứng thứ nhất được gọi là hda ; đĩa cứng hda được chia thành nhiều primary
partitions (phân vùng cơ sở ; tối đa là 4), theo thứ tự : hda1, hda2, hda3, hda4. Trong hình kế bên trái,
hệ thống tệp của Linux được cài vào phân vùng thứ 2 của đĩa cứng thứ nhất = hda2. Vì vậy có một
« đèn xanh » ở bên góc dưới bên phải của hình hda2, chứng tỏ hệ thống file đã được gắn kết (thuật
ngữ gọi là « mounted »).
Khi nhét một ổ USB vào máy, thường sẽ hiển lên tự động một biểu tượng chỉ dẫn cho ổ USB đó, ví dụ
trong hình kế bên ta thấy ổ USB vừa mới cắm được chỉ là ổ cứngsda1. Nếu cắm một ổ USB thứ hai,
ổ đó sẽ được gọi sdb1.
Chú ý : hạt nhân (kernel) Linux nhận tốt các ổ USB 1.1, nhưng chưa nhận tất cả các lọai ổ USB 2.0.
Các phần mềm ứng dụng hữu ích :
Nếu cần soạn văn
bản đơn giản, ở
dạng TXT, có thể
dùng phần mềm
« Kate ».
Phần mềm Kwrite
giống như
Notepad của
Windows.
Nếu cần soạn các văn
bản phức tạp, có thể
dùng OpenOffice
Writer.
Phần mềm này có thể
mở và ghi lại các tài
liệu ở dạng « .doc »
của Microsoft Word.
Bảng tương đương một số phần mềm ứng dụng dưới Linux và dưới Windows:
Microsoft Windows Dưới Linux KDE có thể dùng :
1. Soạn thảo văn bản văn phòng: MS Office : Word,
Excel, Powerpoint.
2. Sọan thảo văn bản đơn giản : Notepad
1. OpenOffice.org : Writer, Calc, Impress
2. Kwrite, Kate
Acrobat Reader (đọc tệp .PDF) Kpdf, Xpdf
Nén/giải nén tệp : Winzip Ark
Trình duyệt Web : Internet Explorer Mozilla, Konqueror (KDE), Galeon (Gnome)
Một số thao tác và gợi ý thực tiễn :
Chép (copy, copier): chỉ cần bôi đen mục tiêu cần chép
bằng chuột (nhãn-trái, giữ và bôi đen các mục tiêu). Mục
tiêu đã bôi đen được tự đọng chép vào một ứng dụng/cửa
sổ khác, không cần ấn CTRL+C
Dán (paste, coller) : ấn và giữ phím CTRL, rồi ấn phím V
(CTRL+V). Đặc biệt với Linux có thể ấn vào bánh xe,
hoặc nút giữa (nút thứ 3) của chuột để dán mục tiêu vào vị
trí mong muốn.
Nén một tệp : nhãn-phải vào tệp, rồi chọn trong thực đơn
lệnh « Actions » ... « create an archive zip ». Muốn giải
nén cũng như vậy : nhãn-phải rồi chọn « action »...
Đọc một file PDF: nhãn-trái vào tên tệp sẽ mở tệp với
phần mềm Kpdf hoặc Xpdf. nhãn phải cho phép lựa chọn
ứng dụng để mở file.
Tạo ra một tệp/thư mục mới : nhãn-phải rồi chọn lện
« Create a new file/folder ». Có thể tạo ra các thư mục
trên Desktop cho tiện làm việc.
Đổi ngôn ngữ và kiểu bàn phím : nhãn-trái vào nút
« K » trên thanh nhiệm vụ, chọn « Configuration »,
« Centre de configuration de KDE » và mục
« Régionalisation... ».
In vào tệp (Print to file) với đuôi « .ps », sau đó đọc với
Kghostview hoặc GV.
Chụp hình (image capture) trên Desktop với phần mềm
Ksnapshot (chọn Graphisme, Autres programmes...)
© Copyleft, Vũ Đỗ Quỳnh (Hà Nội, Việt Nam).
Tài liệu này được soạn với OpenOffice.org Writer. Ngày đã cập nhật tài liệu : 29 tháng 09 năm 2004
Tác giả cũng xin cám ơn những người đã góp ý, giúp sửa chính tả và thuật ngữ trong tài liệu này, đặc biệt anh Nguyễn Hồng Quang và anh Phạm Thanh Long