Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, CHÍNH SÁCH NHÀ NƯỚC VÀ SỰ THẦN KỲ ĐÔNG Á doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Fulbright Economics Teaching Program Development Finance Financial Markets, Public Policy,
2003-2004 and the East Asian Miracle
CÁC THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH, CHÍNH SÁCH NHÀ
NƯỚC VÀ SỰ THẦN KỲ ĐÔNG Á
Joseph E. Stiglitz
Marilon Uy
Có nhiều nhân tố đóng góp vào sự tăng trưởng nhanh chóng của các nền kinh tế
Đông Á trong vòng một phần tư thế kỷ qua. Bài viết này xem xét một khía cạnh
quan trọng của sự tăng trưởng này − thường đường gọi là “sự thần kỳ Đông Á” −
đó là những chính sách công tác động tới các thị trường tài chính. Chính phủ các
nước Đông Á can thiệp sâu rộng vào thị trường tài chính tại tất cả các giai đoạn
phát triển của thị trường. Những yếu tố nào làm cho chính sách tác động của họ
khác biệt với các nước đang phát triển mà không đạt được thành công như thế?
Chúng tôi không có thông tin để trả lời một cách đầy đủ về tác động của các chính
sách cụ thể. (Điều này cần phải có một kiểm nghiệm bằng cách giả định ngược là
tăng trưởng sẽ như thế nào nếu không có một can thiệp cụ thể.) Nhưng chúng ta có
thể chỉ ra các thất bại của thị trường mà các chính phủ Đông Á đã giải quyết, đánh
giá một số lý do lý thuyết là tại sao từng chính sách có thể đẩy mạnh tăng trưởng,
và đưa ra một số dữ liệu gắn với các tác động của chính sách đó. Một số đặc điểm
của các tác động vào khu vực tài chính tại Đông Á nổi bật lên: chúng bao gồm
những đặc trưng thiết kế đã tăng các cơ hội thành công và giảm các cơ hội lạm
dụng quyền lực; các can thiệp không hữu hiệu được loại bỏ một cách không do dự;
và các chính sách được điều chỉnh để phản ánh những điều kiện kinh tế thay đổi.
Các nền kinh tế Đông Á, bắt đầu từ Nhật Bản và sau đó là bốn con hổ − Cộng
hòa Hàn Quốc, Hồng Kông, Singapore và Đài Loan − và tiếp theo là Malaysia,
Indonesia và Thái Lan, đã tăng trưởng nhanh chóng trong vòng một phần tư thế
kỷ qua đến mức mà sự tăng trưởng của họ đã được gọi là “sự thần kỳ Đông Á”.
Những bài học nào có thể rút ra cho những quốc gia khác từ kinh nghiệm này,
với giả thiết rằng đó không phải thật sự là một điều thần kỳ mà là kết quả của một số
chương trình và chính sách được thiết kế tốt? Đặc biệt, có thể học hỏi được gì từ những
chính sách tác động tới thị trường tài chính? Các chính phủ Đông Á đã can thiệp mạnh mẽ
vào hoạt động của hệ thống tài chính. Họ giúp thiết lập các thị trường và định chế tài
chính, kiểm soát ở mức độ cao, tập trung tín dụng cho một số ngành và hạn chế tín dụng
cho các ngành khác. Các hành động này là nhằm để huy động tiết kiệm và tác động tới sự
phân bổ đầu tư, nhưng các tác động của những hành động này đã vượt ra ngoài thị trường
vốn: cái “giá” của tín dụng khan hiếm, được cấp khi đạt kết quả xuất khẩu tốt, đã tạo ra
những khuyến khích đầu tư mạnh mẽ.
J. E. Stiglitz & M. Uy 1 Dịch: X. Thành
Fulbright Economics Teaching Program Development Finance Financial Markets, Public Policy,
2003-2004 and the East Asian Miracle
Xem xét cẩn thận những can thiệp cho phép ta thấu hiểu tầm quan trọng của các
đặc trưng thiết kế cụ thể mà đã làm gia tăng xác suất các can thiệp có hiệu quả và giảm
xác suất lạm dụng quyền lực.1
Sự linh hoạt của chính phủ cũng quan trọng. Khi chương
trình thất bại, các can thiệp trong chương trình được chấm dứt và khi nền kinh tế thay đổi
thì vai trò của chính phủ cũng thay đổi theo. Những ý niệm chung này, hơn là các can
thiệp cụ thể được áp dụng, có thể là những điều quan trọng nhất mà các quốc gia đang
phát triển khác có thể học được từ sự thần kỳ Đông Á.
Các can thiệp của Chính phủ được chỉ đạo theo hai mục tiêu lớn. Mục tiêu thứ nhất
rất rõ ràng: làm cho các thị trường và định chế tài chính hoạt động tốt hơn. Nếu không có
dịch vụ trung gian của các thị trường vốn thì các công ty sẽ phải dựa hoàn toàn vào lợi
nhuận giữ lại để đầu tư, và tỷ suất sinh lợi tư nhân biên tế từ đầu tư dự kiến của các công
ty sẽ rất khác biệt nhau, đặc biệt là trong thời kỳ ngắn hạn. Khi các thị trường vốn hoạt
động tốt, tỷ suất sinh lợi biên tế sẽ được cân bằng tại tất cả các ngành và các công ty. Hơn
nữa, bằng cách phân tán và gộp chung rủi ro một cách rộng rãi hơn, các thị trường vốn làm
giảm các mức chênh lệch rủi ro, và do vậy mà các công ty có thể thực hiện đầu tư với mức
rủi ro lớn hơn và suất sinh lợi dự kiến cao hơn.
Nhưng thậm chí nếu tỷ suất sinh lợi tư nhân biên tế từ đầu tư được cân bằng tại tất
cả các ngành và công ty, vốn vẫn có thể không được phân bổ một cách hiệu quả nếu có
những sai lệch hệ thống giữa mức sinh lợi tư nhân và xã hội. Do vậy, mục tiêu thứ hai
trong can thiệp của chính phủ vào các thị trường tài chính là nhằm điều chỉnh cho đúng
đắn mọi sự phân bổ sai lệch về nguồn lực có thể xảy ra.
Các chính sách tài chính của chính phủ gồm ba loại: thiết lập thị trường và định
chế tài chính; kiểm soát chúng; và ban thưởng (trợ giá hay cấp tín dụng hoặc ngoại hối,
thường với các điều kiện ưu đãi) cho các công ty, tập đoàn, hay ngành công nghiệp tiến
hành các hoạt động ưu tiên hay hoạt động một cách mẫu mực. Các nền kinh tế Đông Á có
mức tiết kiệm quốc gia cao, đạt được chủ yếu bằng các hành động tư nguyện, và họ có khả
năng đầu tư lượng tiết kiệm của mình theo cách để thu được lợi nhuận cao. Các can thiệp
của chính phủ tại thị trường tài chính để đẩy mạnh tiết kiệm và phân bổ hiệu quả vốn đầu
tư là nguyên nhân trọng yếu của những thành công này. Năm trong số những can thiệp
quan trọng được phân tích ở đây: đẩy mạnh tiết kiệm, kiểm soát các ngân hàng để tăng
cường khả năng thanh toán, thiết lập các định chế và thị trường tài chính, thực hiện kiềm
chế tài chính, và can thiệp trực tiếp tới phân bổ tín dụng.
Đẩy mạnh tiết kiệm
Các chính phủ Đông Á đẩy mạnh tiết kiệm quốc gia bằng một số phương thức, từ thiết lập
các định chế tài chính và kiểm soát chúng đến duy trì mức thâm thủng ngân sách nhỏ hay
thậm chí thặng dư.
Hệ thống tiết kiệm bưu chính (postal saving system) tại Nhật Bản, Malaysia,
Singapore, và Đài Loan có tầm quan trọng lớn nhất trong các định chế do chính phủ thiết
lập để đẩy mạnh tiết kiệm. Các hệ thống này thu hút vô số những người tiết kiệm nhỏ bằng
cách tạo sự bảo đảm và khả năng tiếp cận thuận tiện cho họ. Khi hệ thống tiết kiệm bưu
chính của Nhật Bản được thiết lập vào năm 1875, các định chế tài chính khác thường loại
những người tiết kiệm nhỏ ra hay không khuyến khích họ bằng cách trả lãi suất thấp hay
quy định mức tiền gửi quá cao cho những người tiết kiệm nhỏ (theo Mukai 1963). Hệ
thống tiết kiệm bưu chính cũng tạo ra sự tiếp cận thuận tiện thông qua mạng lưới chi
J. E. Stiglitz & M. Uy 2 Dịch: X. Thành