Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Các kỹ thuật băng cơ bản ppt
MIỄN PHÍ
Số trang
25
Kích thước
1.2 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
917

Tài liệu Các kỹ thuật băng cơ bản ppt

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Các kỹ thuật băng cơ bản

Mục tiêu học tập

Sau khi học xong bài này sinh viên có khả năng:

1. Trình bày được mục đích của kỹ thuật băng.

2. Kể tên và mô tả được các loại băng thường dùng trong y tế.

3. Trình bày được các nguyên tắc khi sử dụng băng cuộn.

4. Mô tả được 6 kỹ thuật băng cơ bản và vị trí áp dụng của nó trên cơ thể.

5. Vận dụng được quy trình kỹ thuật băng ở: đầu, mỏm cụt, ngón tay, cẳng

tay, khuỷu tay, cánh tay, vai.

Nội dung

I. Mục đích

1. Giữ bông gạc trên vết thương, che kín và phòng ngừa nhiễm khuẩn cho vết

thương.

2. Nén ép giúp cầm máu nhất là trong các trường hợp bị tổn thương mạch

máu.

3. Thấm hút dịch tiết tại vết thương.

4. Cố định một phần cơ thể trong những trường hợp bong gân, trật khớp.

5. Giữ nẹp trong các trường hợp gãy xương.

6. Làm giảm sưng tấy hoặc phòng chống phù nề.

7. Nâng đỡ các phần cơ thể bị thương hay các bộ phận bị sa.

II. Các loại băng thường dùng trong y tế

1. Băng cuộn

Là loại băng thường dùng để giữ vật liệu băng tại chỗ (bông, gạc, nẹp...)

thường sử dụng để băng ép để chặn đứng sự chảy máu, băng cố định một

phần cơ thể trong một số trường hợp bong gân, giữ nẹp trong các trường hợp

cố định gãy xương.

Vật liệu làm băng cũng rất đa dạng tuỳ theo mục đích như là: vải mềm, vải

1

gạc, vải thun, cao su, vải thấm thạch cao,....

 Băng gạc: được làm bằng cách cắt các mảnh gạc theo khổ nhất định rồi

cuộn lại. áp dụng rộng rãi trên lâm sàng do tính tiện dụng và giá thành

rẻ. Băng gạc phù hợp trong nhiều trường hợp xử lý vết thương và có

thể áp dụng được cả khi băng cho trẻ em hay tại các vùng tỳ đè.

 Băng vải: Giống như băng gạc, chỉ khác là về chất liệu. Dùng để băng

ép, cố định, nâng đỡ...

 Băng thun (chun): Có khả năng chun giãn ở mức độ vừa phải do được

đan bằng sợi mút, sợi tơ dệt xen với sợi cao su,... Dùng tốt trong các

trường hợp cần băng ép, băng cố định khi bệnh nhân bị bong gân, sai

khớp nhỏ mà đã được kéo nắn.

 Băng cao su (Esmarch): Làm bằng cao su mỏng. Dùng để garo cầm

máu, trong sơ cứu đứt động mạch, phẫu thuật cắt cụt chi...

 Băng thạch cao: Được làm bằng cách trải cuộn băng gạc ra và trải đều

thạch cao lên bề mặt, rồi cuộn lại. Khi dùng phải ngâm vào nước, rồi

mới băng. Chuyên dùng trong các trường hợp cố định gãy xương, bong

gân, sai khớp.

Hình 1

Một cuộn băng gồm 3 phần:

+ Đầu băng: là phần lõi

+ Thân băng: là phần cuộn chặt

+ Đuôi băng: là phần chưa cuộn lại

Kích thước của băng cuộn phù hợp phụ thuộc vào phần thân thể sẽ được

2

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!