Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha docx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha
1
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A - CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÁY ĐIỆN
I. Giới thiệu chung về máy điện.
Máy điện là thiết bi điện hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện
từ. Về cấu tạo, máy điện gồm mạch từ ( lõi thép) và mạch điện ( dây cuốn)
dùng để biến đổi các dạng năng lượng khác như cơ năng thành điện năng
( máy phát điện ) hoặc điện năng thành cơ năng ( đông cơ điện) hoặc dùng
để biến đổi các thông số điện như điện áp, dòng điện, tần số pha…
Sự biến đổi cơ điện trong máy điện dựa trên nguyên lý về điện từ.
Nguyên lý này cũng đặt cơ sở cho sự làm việc của các bộ biến đổi cảm ứng
dùng để biến đổi các thông số điện. Máy điện dùng làm máy biến đổi năng
lượng là phần tử quan trong nhất của bất cứ thiết bị điện năng nào. Nó được
sủ dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, các hệ
điều khiển và tự động điều chỉnh.
Máy điện có nhiều loại, được phân loại theo nhiều cách khác nhau
phân loại theo công suất, theo cấu tạo, theo chức năng, theo dòng điện, theo
nguyên lý làm việc… ở đây ta phân loại theo nguyên lý biến đổi năng lượng.
+ Máy điện tĩnh:
Máy điện tĩnh thường gặp là các loại máy biến áp. Máy điện tĩnh làm
việc dựa trên hiện tượng cảm ứng điện từ do sự biến thiên từ thông giữa các
cuộn dây không có sự chuyển động tương đối với nhau.
Máy điện tĩnh thường dùng để biến đổi thông số điện năng. Do tính
chất thuận nghịch của các quy luật cảm ứng điện từ, quá trình biến đổi có
tính thuận nghịch.
Ví dụ: Máy biến áp có thể biến đổi điện năng có các thông số U1, I1,F1
thành điện năng có các thông số U2, I2, F2 và ngược lại.
MBA
U1, I1, ƒ1 U2, I2, ƒ2
Báo cáo thực hành quấn máy điện 3 pha
2
Máy điện
Máy điện tĩnh Máy điện có phần quay
Máy điện
một chiều
Máy điện
xoay chiều
Máy điện
Không đồng bộ
Máy điện
đồng bộ
Máy phát
Không
đồng bộ
Động
cơ
Không
Động
cơ
đồng bộ
Máy phát
đồng bộ
Động
cơ
1 chiều
Máy phát
1 chiều
Máy
biến
áp
+ Máy điện có phần động( quay hoặc chuyển động thẳng).
Nguyên lý làm việc dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, lực điện từ,
do từ thông và dòng điện của các cuộn dây có chuyển động tương đối với
nhau gây ra. Loại máy điện nay thường dùng để biến đổi năng lượng.
Ví dụ: Biến điện năng thành cơ năng ( động cơ điện) hoặc biến cơ
năng thành điện năng( máy phát điện ). Trong qúa trình biến đổi có tính
thuận nghịch nghĩa là máy điện có thể làm việc ở chế độ máy phát hoặc
động cơ điện.
Sơ đồ phân loại máy điện thông dụng thường dùng
II. Nguyên lý máy phát điện và động cơ điện.
Máy điện có tính thuận nghịch nghĩa là có thể làm việc ở chế độ máy
phát điện hoặc động cơ điện.
1. Chế độ máy phát điện.
Cho cơ năng của động cơ sơ cấp tác dụng vào thanh dẫn 1 lực cơ học
FC, thanh dẫn sẽ chuyển động với tốc độ v trong từ trường của nam châm NS
trong thanh dán sẽ cảm ứng một sức điện động e. Nừu nối 2 cực của thanh
dẫn điện trở R của tải thì dòng điện i chạy trong thanh dẫn sẽ cung cấp điện
cho tải. Nừu bỏ qua điện trở thanh dẫn thì điện áp đặt vào tải U=2. Công