Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tài liệu Báo cáo: Thị trường khoai tây 4/2008 pdf
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÁO CÁO:
THỊ TRƯỜNG KHOAI TÂY THÁNG 4/2008
Giới thiệu chung
Hiện nay, khoai tây là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 trên thế giới. Loại cây này được
người Pháp mang đến Việt Nam hơn 100 năm trước đây. Sản xuất khoai tây tại Việt Nam phát
triển mạnh nhất vào những năm 1979, 1980 sau đó giảm dần. Nhu cầu về khoai tây cũng như
việc sản xuất loại cây này, bắt đầu phát triển mạnh mẽ trở lại từ năm 1998. Đến nay, cây khoai
tây ở Việt Nam có diện tích 35.000-37.000 ha và sản lượng 420.000-450.000 tấn, đáp ứng được
khoảng 50% nhu cầu trong nước. Nhu cầu về khoai tây cho xuất khẩu đạt khoảng 12.000 tấn
(năm 2005), năm 2010 ước khoảng 20.000 tấn. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất của Việt Nam
khi phát triển diện tích khoai tây lên 50.000 ha vào năm 2010 đó là giống. Hiện nay, giống khoai
tây ở trong nước mới chỉ đáp ứng 20 đến 25% nhu cầu, số còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc
nên không kiểm soát được chất lượng giống.
I. Thị trường trong nước
1. Tình hình sản xuất tại các địa phương
Khoai tây là sản phẩm vụ đông quan trọng, đặc biệt là ở những vùng như Đồng bằng Sông Hồng
và miền núi phía Bắc Việt Nam với tổng lượng sản xuất chiếm khoảng 85% sản lượng khoai tây
của Việt Nam. 15% sản lượng khoai tây còn lại được trồng quanh năm ở Đà Lạt.
Vùng Đồng bằng Sông Hồng có khí hậu mùa đông, tạo ra nét khác biệt và lợi thế để phát triển
khoai tây. Khoai tây ở vùng Đồng bằng Sông Hồng thường được trồng vào vụ đông từ 14/10-
30/11 và nguồn cung cấp khoai tây trong nước chỉ sẵn có trong 6 tháng (từ tháng 12 đến tháng
5). Vụ đông năm 2007/2008, diện tích khoai tây tại vùng ĐBSH là 35.000 ha. Các giống khoai
tây thường được sử dụng để trồng trên đất lúa chuyển đổi là các giống khoai tây chất lượng cao
như Diamant, Solara, KT3, KT2, KT3, Mariella, Solara...Trong các loại giống trên, giống KT2,
KT3 thường được trồng phổ biến tại Bắc Ninh, Nam Định, Bắc Giang... Hiện nay, 60% giống
KT2 đang được trồng, đem lại năng suất cao. Một số giống khoai tây thương phẩm của Trung
Quốc đã dần được thay thế bằng các giống khoai tây Đức (Magia và Sonona).
Tại Nam Định, với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo ra nét khác biệt và lợi thế để phát triển
khoai tây so với các vùng khác thuộc vùng Đồng bằng Sông Hồng và các vùng khác trong cả
1
Dự án hỗ trợ phát triển khoai tây Gtz tại Việt Nam Trung tâm Thông tin Phát triển NNNT