Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay
PREMIUM
Số trang
195
Kích thước
1.9 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1144

Tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN ĐỨC LONG

T¸i c¬ cÊu tËp ®oµn kinh tÕ nhµ n-íc

ë ViÖt Nam hiÖn nay

Chuyên ngành: Kinh tế Chính trị

Mã số : 931 01 02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Bùi Ngọc Quỵnh

HÀ NỘI - 2018

2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của

riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung

thực. Các tài liệu được trích dẫn đúng quy định và được

ghi đầy đủ trong danh mục tài liệu tham khảo.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Nguyễn Đức Long

3

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

MỞ ĐẦU 5

Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN ĐỀ TÀI 11

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài 11

1.2. Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài 16

1.3. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình đã công bố và

những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục giải quyết 24

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM THẾ GIỚI 29

2.1. Một số vấn đề chung về tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 29

2.2. Quan niệm, nội dung và những nhân tố tác động đến tái cơ cấu

tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 51

2.3. Kinh nghiệm tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở một số

nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam 68

Chương 3 THỰC TRẠNG TÁI CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 82

3.1. Khái quát về các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam 82

3.2. Thành tựu và hạn chế trong tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà

nước ở Việt Nam 90

3.3. Nguyên nhân của thực trạng và một số vấn đề đặt ra cần giải quyết

trong tái cơ cấu tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay 117

Chương 4 QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TÁI

CƠ CẤU TẬP ĐOÀN KINH TẾ NHÀ NƯỚC Ở VIỆT

NAM THỜI GIAN TỚI 131

4.1. Quan điểm cơ bản chỉ đạo quá trình tái cơ cấu tập đoàn kinh

tế nhà nước ở Việt Nam thời gian tới 131

4.2. Những giải pháp chủ yếu đẩy mạnh tái cơ cấu tập đoàn kinh

tế nhà nước ở Việt Nam thời gian tới 144

KẾT LUẬN 169

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 171

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 172

PHỤ LỤC 183

4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt

1 Doanh nghiệp nhà nước DNNN

2 Hội đồng quản trị HĐQT

3 Hội đồng thành viên HĐTV

4 Sản xuất kinh doanh SXKD

5 Tập đoàn kinh tế TĐKT

6 Tập đoàn kinh tế nhà nước TĐKTNN

7 Tổng công ty TCT

8 Xã hội chủ nghĩa XHCN

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

STT Tên bảng Trang

1 Bảng 1.1: Danh sách các TĐKTNN thí điểm thành lập 40

2 Bảng 1.2: Kết quả thoái vốn vào 5 lĩnh vực đầu tư nhạy cảm

của các TĐKTNN giai đoạn 2011-2015 98

3 Bảng 1.3: Vốn điều lệ của các TĐKTNN giai đoạn 2011-2015 101

4 Bảng 1.4. Vốn chủ sở hữu của các TĐKTNN giai đoạn 2011 - 2015 102

5 Bảng 1.5: Tài sản của các TĐKTNN giai đoạn 2011-2015 102

6 Bảng 1.6: Chức năng của công ty mẹ trong TĐKT 109

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

STT Tên hình, đồ thị Trang

1 Hình 2.1: Số lĩnh vực Nhà nước giữ quyền chi phối 96

2 Hình 2.2: Cơ cấu nợ trong nợ phải trả của các TĐKT, TCT

năm 2015 104

3 Hình 2.3: Sự biến đổi cơ cấu vốn đầu tư qua các năm của

các TĐKT, TCT 114

6

MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài luận án

Tập đoàn kinh tế là một mô hình tổ chức kinh doanh đã hình thành từ

khá lâu cùng với quá trình tích tụ, tập trung tư bản, phát triển và mở rộng

doanh nghiệp dưới tác động của các quy luật kinh tế khách quan của kinh tế

thị trường. Cùng với sự phát triển của các nền kinh tế, TĐKT đã trở thành hiện

tượng kinh tế phổ biến và có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế của

mỗi quốc gia và thế giới thông qua các hoạt động đầu tư, xuất khẩu tư bản, mở

rộng thị trường quốc tế… Có thể nói, sức mạnh của các TĐKT là một trong

những tiêu chí quan trọng nói lên sức cạnh tranh quốc gia và sức mạnh kinh tế

của quốc gia đó. Chính vì vậy, đã có khá nhiều TĐKT được hình thành ở các

quốc gia trên thế giới, trong đó chủ yếu là các TĐKT tư nhân.

Nhận thức được vị trí và tầm quan trọng của TĐKT, Đảng và Nhà nước

ta đã sớm có chủ trương thí điểm thành lập các TĐKTNN từ các TCT nhà nước theo

quyết định 91/TTg, ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ. Từ chủ trương đó đến

nay, cả nước đã có 13 TĐKTNN được thí điểm thành lập. Không thể phủ nhận rằng,

sự ra đời của các TĐKTNN đã góp phần không nhỏ vào nâng cao năng lực cạnh

tranh của các doanh nghiệp trong nước, đảm bảo định hướng XHCN của nền kinh tế,

góp phần vào ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Tuy nhiên, qua hơn

10 năm hoạt động, TĐKTNN chưa khẳng định được vai trò là lực lượng kinh tế để

nhà nước sử dụng trong điều tiết nền kinh tế, mà còn bộc lộ nhiều yếu kém như: sử

dụng quá nhiều nguồn lực, được quá nhiều ưu đãi, kể cả lúc kinh tế đất nước gặp

nhiều khó khăn, cạnh tranh không bình đẳng, chưa làm tròn vai trò nòng cốt của

DNNN, thậm chí đã có lúc trở thành gánh nặng của nền kinh tế.

Trước thực tế trên, Đảng và Nhà nước đã chủ trương tái cơ cấu DNNN

mà trọng tâm là tái cơ cấu các TCT và TĐKTNN cùng với quá trình tái cơ cấu

tổng thể nền kinh tế, gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng

cao chất lượng và hiệu quả. Chủ trương tái cơ cấu TĐKTNN được đề ra từ khá

7

sớm, ngay từ Hội nghị trung ương 3 Khóa XI, Đảng đã xác định: “Trong 5 năm

tới, cần tập trung vào ba lĩnh vực quan trọng nhất: tái cấu trúc đầu tư với trọng

tâm là đầu tư công; cơ cấu lại thị trường tài chính với trọng tâm là tái cấu trúc hệ

thống ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính; tái cấu trúc doanh nghiệp

nhà nước mà trọng tâm là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước” [47,

tr.246]. Đây là chủ trương đúng đắn, kịp thời thể hiện quyết tâm của Đảng và

Nhà nước nhằm xây dựng các TĐKTNN có cơ cấu hợp lý, chất lượng, hiệu quả

tốt, làm nòng cốt cho DNNN và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, sau

hơn 5 năm thực hiện tái cơ cấu, các TĐKTNN vẫn chưa có nhiều thay đổi về cơ

cấu ngành nghề; việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước đầu tư ngoài ngành của

các TĐKTNN diễn ra còn chậm, chưa đạt kế hoạch đề ra; công tác quản trị trong

các tập đoàn chưa có nhiều thay đổi, chưa tiếp cận được khung quản trị tiên tiến,

hiện đại mà các TĐKT trên thế giới đang áp dụng hiện nay; công tác quản lý,

giám sát của Nhà nước đối với hoạt động của các TĐKTNN vừa chồng chéo,

vừa tồn tại nhiều lỗ hổng. Trong ba trọng tâm tái cơ cấu kinh tế giai đoạn 2011-

2015, tái cơ cấu DNNN được đánh giá là chậm chạp nhất, trong đó các

TĐKTNN là nguyên nhân chính dẫn đến sự chậm chạp này. Đặc biệt, sau những

nỗ lực nhằm tái cơ cấu các TĐKTNN, hiệu quả của mô hình kinh tế này chưa

đạt được như kỳ vọng, TĐKTNN dường như đang hoạt động kém hiệu quả hơn

so với các TĐKT tư nhân mặc dù nhận được nhiều ưu đãi hơn. Tất cả những vấn

đề nêu trên đặt ra những nghi ngại về chất lượng, hiệu quả và nhiều câu hỏi được

đặt ra về xu hướng các TĐKTNN sẽ đi về đâu sau quá trình tái cơ cấu.

Dưới góc độ lý luận, tái cơ cấu TĐKTNN là vấn đề mới, rất phức tạp, có

liên quan và tác động đến nhiều lĩnh vực nên đã thu hút được sự quan tâm

nghiên cứu của nhiều nhà khoa học dưới nhiều góc độ, phạm vi khác nhau và

đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, đến nay chưa có một công trình

nào nghiên cứu một cách đầy đủ, có hệ thống về tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt

Nam dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị, yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục làm

sáng tỏ về lý luận và thực tiễn vấn đề trên, từ đó đề xuất các quan điểm và

8

giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả và đảm bảo cho quá trình tái cơ

cấu đi đúng hướng. Với ý nghĩa đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tái cơ cấu tập

đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm luận án tiến sĩ kinh tế,

chuyên ngành kinh tế chính trị.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích:

Luận giải cơ sở lý luận, thực tiễn tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam,

từ đó đề xuất quan điểm và giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu TĐKTNN trong

thời gian tới.

* Nhiệm vụ:

Phân tích cơ sở lý luận về tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam; khảo sát kinh

nghiệm một số nước trong tái cơ cấu TĐKTNN để rút ra bài học cho Việt Nam.

Phân tích đánh giá thực trạng, qua đó chỉ ra nguyên nhân và những vấn đề

đặt ra cần giải quyết trong tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.

Đề xuất quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh quá

trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam thời gian tới.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là tái cơ

cấu TĐKTNN.

* Phạm vi nghiên cứu:

Về nội dung: Dưới góc độ tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị, theo

đó luận án tập trung nghiên cứu về tái cơ cấu đối với các TĐKTNN trên những nội

dung cơ bản là: tái cơ cấu vai trò, ngành nghề, lĩnh vực SXKD; tái cơ cấu tài chính;

tái cơ cấu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý và quản trị.

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tái cơ cấu TĐKTNN có

công ty mẹ là doanh nghiệp do chủ sở hữu nhà nước nắm giữ 100% vốn trong

không gian nền kinh tế Việt Nam.

Về thời gian: Thời gian nghiên cứu khảo sát tái cơ cấu TĐKTNN từ năm

2011 (khi có Kết luận số 10 ngày 18/10/2011 của Hội nghị Trung ương 3 Khóa XI)

đến hết năm 2017.

9

5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận: Nội dung nghiên cứu của luận án được thực hiện dựa

trên những quan điểm, nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng

Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, đặc biệt là những quan

điểm mới của Đảng về TĐKT và TĐKTNN.

* Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở khảo sát thực tiễn của một số nước và

thực tiễn tái cơ cấu các TĐKTNN ở Việt Nam những năm qua, thông qua các số

liệu, tư liệu được công bố trong các công trình nghiên cứu, các báo cáo của Chính

phủ, Bộ ngành, Tổng cục Thống kê...

* Phương pháp nghiên cứu:

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của

chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Với phương pháp này, luận án

không đi sâu nghiên cứu tất cả các vấn đề liên quan đến tái cơ cấu TĐKTNN (lao

động, thị trường, chiến lược...) mà chỉ tập trung nghiên cứu 3 nội dung trọng tâm

của tái cơ cấu là: Tái cơ cấu vai trò, ngành nghề, lĩnh vực SXKD; tái cơ cấu tài

chính và tái cơ cấu mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, quản trị. Đây là những nội

dung tái cơ cấu cốt lõi, khi tiến hành thành công sẽ thực sự nâng cao chất lượng,

hiệu quả của TĐKTNN. Phương pháp này được áp dụng chủ yếu trong xây dựng

và phân tích quan niệm trung tâm của luận án; xác định các nhân tố tác động đến

quá trình tái cơ cấu TĐKTNN; trong đánh giá thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN;

trong khảo sát kinh nghiệm tái cơ cấu TĐKTNN ở một số nước để rút ra những bài

học kinh nghiệm cho quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Đây là phương pháp được sử dụng

xuyên suốt trong quá trình xây dựng luận án và được tác áp dụng phổ biến ở

chương 1 và chương 2. Trong chương 1, tác giả tiến hành phân tích các tài liệu

để tìm ra cấu trúc, các xu hướng phát triển lý thuyết về TĐKT và tái cơ cấu

TĐKT. Từ phân tích lý thuyết, tác giả tổng hợp chúng lại để xây dựng thành một

hệ thống các quan niệm, các luận chứng, trên cơ sở đó hình thành khung lý

10

thuyết của chương 1. Trong chương 2, tác giả tiến hành phân tích và tổng hợp

những số liệu thu thập được để làm sáng tỏ những nhận định của mình.

Phương pháp thống kê so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ

yếu ở chương 2 của luận án. Trên cơ sở các tài liệu, số liệu đã có, tác giả sử

dụng phương pháp so sánh để thấy được sự giống và khác nhau trong kết quả

tái cơ cấu của mỗi tập đoàn; sự thay đổi trong cơ cấu ở giai đoạn trước và sau

khi tái cơ cấu của các tập đoàn; những thành tựu và hạn chế trong tái cơ cấu

các tập đoàn so với với các lĩnh vực tái cơ cấu khác.

Phương pháp lịch sử - lô gic: Phương pháp này đòi hỏi việc phân tích,

đánh giá hoạt động tái cơ cấu TĐKTNN phải đặt trong bối cảnh lịch sử cụ

thể của nó. Đồng thời, phải xem tái cơ cấu TĐKTNN là hệ quả tất yếu sau

nhiều năm sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả DNNN mà

không đem lại kết quả như mong muốn. Phương pháp này được tác giả sử

dụng ở chương 1 và chương 2 của luận án nhằm tìm hiểu quá trình phát triển

nhận thức về TĐKTNN; về chủ trương thành lập các TĐKTNN ở Việt Nam;

luận chứng về đặc điểm, vai trò của của các TĐKTNN ở Việt Nam. Phương

pháp này cũng được sử dụng khi phân tích, đánh giá kinh nghiệm một số

nước trong tái cơ cấu TĐKTNN.

Phương pháp chuyên gia: Trong quá trình thực hiện luận án, tác giả có

tham khảo ý kiến chuyên gia trên lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời tham khảo ý

kiến một số người trực tiếp quản lý, điều hành các TĐKTNN ở Việt Nam hiện

nay để luận chứng sự đúng đắn các kết quả nghiên cứu, trên cơ sở đó bổ sung,

hoàn chỉnh công trình nghiên cứu. Phương pháp này được tác giả sử dụng

trong tất cả các chương của luận án.

6. Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm, nội dung và xác định các nhân tố tác động đến quá

trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam dưới góc nhìn của khoa học kinh tế chính trị.

Đây là những vấn đề mới mà các đề tài chưa, hoặc đề cập một cách chưa đầy đủ.

Khái quát những vấn đề đặt ra từ thực trạng tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt

Nam những năm qua.

11

Trình bày có hệ thống các quan điểm cơ bản và các giải pháp chủ yếu

nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay.

7. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Góp phần luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về tái cơ cấu

TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở lý

luận, thực tiễn để các cấp tham khảo trong chỉ đạo quá trình tái cơ cấu

TĐKTNN hiện nay.

Luận án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy,

học tập những vấn đề có liên quan đến TĐKTNN và tái cơ cấu TĐKTNN.

8. Kết cấu của luận án

Luận án bao gồm: Mở đầu; 4 chương (11 tiết); danh mục các công trình đã

được công bố của tác giả; danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục.

12

Chương 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài

1.1.1. Các công trình nghiên cứu về lý luận, thực tiễn tập đoàn kinh

tế và tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

Milton Friedman (1962), “Độc quyền và trách nhiệm xã hội của các doanh

nghiệp và người lao động” được in trong cuốn “Chủ nghĩa tư bản và tự do” [61].

Cuốn sách đã phân tích sâu sắc về cấu trúc độc quyền và cách thức chiếm lĩnh

độc quyền của các tập đoàn lớn của Mỹ. Công trình này cũng nhấn mạnh

nguồn gốc độc quyền của các tập đoàn sinh ra từ quyền lực kinh tế và mối

quan hệ với chính trị. Cùng bàn luận đến vấn đề độc quyền của các TĐKT

còn có nghiên cứu của An sel M.Sarp, Chales A.Register, Paul W.Grimes với

tiêu đề “Kinh tế học trong kinh doanh tập đoàn - Ai làm gì cho ai?” [91].

Nghiên cứu chỉ rõ sự chi phối của một số tập đoàn khổng lồ đối với hoạt động

kinh tế quốc gia; sự thiếu hụt sản lượng được xem là cách thức hạn chế đầu ra

nhằm tăng giá và mức giá của mỗi sản phẩm trong tập đoàn được ấn định dựa

trên quyền lực độc quyền. Mặc dù đây là hai công trình nghiên cứu thiên về

vấn đề độc quyền của các tập đoàn lớn ở Mỹ. Tuy nhiên, những lập luận trong

các công trình này đã giúp gợi mở cho nghiên cứu sinh suy nghĩ về vấn đề

độc quyền và đặc quyền của các TĐKTNN ở Việt Nam hiện nay. Đây cũng là

nội dung quan trọng trong tái cơ cấu ngành nghề và tái cơ cấu quản lý nhà

nước đang được tiến hành đối với các TĐKTNN ở Việt Nam.

Kornai Janos (2001), “Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường” [71].

Trong tác phẩm này, Janos đã phân tích rất chi tiết, có hệ thống về kinh tế các

nước chuyển đổi, lấy kinh tế Hungary làm nội dung phân tích mà trọng tâm là

vấn đề sở hữu và thể chế quản lý. Trong đó tác giả đặc biệt nhấn mạnh đến vấn đề

cải cách sở hữu và cho rằng cải cách kinh tế ở Đông Âu, nhiều thập kỷ trước, đó là

giữ các hình thức cũ của sở hữu nhà nước, chỉ thay đổi một số vấn đề trong các cơ

13

chế điều phối. Việc làm này đã không đem lại kết quả như mong muốn. Cuối cùng,

đã phải thừa nhận rằng cần đến một cải cách triệt để về quyền sở hữu trước khi nền

kinh tế thị trường có thể hoạt động hiệu quả. Những luận giải của tác giả đã thu hút

được sự chú ý của nghiên cứu sinh, bởi kinh tế Việt Nam cũng có những nét tương

đồng so với các nước Đông Âu thời cải cách. Mặc dù cách thức, kết quả và phương

thức tiến hành cải cách mà tác giả đưa ra còn nhiều điểm phải bàn luận. Tuy nhiên,

với phương pháp tư duy biện chứng, nghiên cứu sinh thấy rằng, những luận điểm

tác giả đưa ra, nhất là về cải cách sở hữu có thể là những gợi ý tốt cho vấn đề tái cơ

cấu sở hữu TĐKTNN mà nghiên cứu sinh đang quan tâm nghiên cứu.

Paul H. Allen (2001): “Tái lập ngân hàng” [1]. Trong công trình này,

tác giả đã trình bày một cách toàn diện cả những vấn đề lý thuyết và thực tiễn

quá trình tái lập ngân hàng với những ví dụ cụ thể và sinh động. Các phân tích

được đưa ra trong bối cảnh quốc tế nhưng hoàn toàn có thể áp dụng vào điều

kiện thực tiễn Việt Nam. Đặc biệt trong phần lý thuyết, Paul H. Allen đã tập

trung luận giải khái niệm, quy trình, nội dung của tái cơ cấu, khả năng thành

công và thất bại của các doanh nghiệp khi tiến hành tái cơ cấu... Đây là những

vấn đề cần được quan tâm, chú ý và nghiên cứu một cách thấu đáo để có thể

vận dụng vào quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.

Graham, Edward M.(2003), “Reforming Korea’

s Industrial

Conglomerates” (Cải cách các tập đoàn công nghiệp Hàn Quốc), [123]. Cuốn

sách phân tích nền kinh tế công nghiệp Hàn Quốc dưới thời Park Chung -

Hee, Chun và Roh giai đoạn 1980 - 1992; Cải cách và tăng trưởng kinh tế

Hàn Quốc thời Kim Young - Soun; Sự khủng hoảng kinh tế thời kỳ 1997 -

1998 như: sụp đổ tập đoàn Daewoo, khủng hoảng của tập đoàn Huyndai, sự

cải cách tài chính. Thông qua nghiên cứu cuốn sách này đã giúp cho nghiên

cứu sinh có thêm hiểu biết về sự hình thành, phát triển, sự lớn mạnh của các

TĐKT (chaebol) của Hàn Quốc; những thành công và thất bại trong việc tái cơ

cấu các cheabol ở Hàn Quốc trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế 1997-1998 là

những kinh nghiệm quý báu cho quá trình tái cơ cấu TĐKTNN ở Việt Nam.

14

Baoli XU và Minggao SHEN (2003), “Các tập đoàn doanh nghiệp của

Trung Quốc: quá khứ, hiện tại và tương lai phát triển” [121]. Trong công

trình này, các tác giả đã trình bày một cách khá toàn diện về quá trình hình

thành, phát triển đi đôi với cơ cấu lại các tập đoàn doanh nghiệp ở Trung

Quốc. Điều đáng chú ý là các TĐKTNN ở Việt Nam cũng mang dáng dấp của

các tập đoàn doanh nghiệp của Trung Quốc, bởi phần lớn các tập đoàn doanh

nghiệp ở Trung Quốc, đặc biệt là các tập đoàn mạnh thuộc sở hữu nhà nước.

Chính vì vậy, thông qua nghiên cứu công trình này giúp nghiên cứu sinh hiểu

thêm về xu hướng phát triển các TĐKTNN ở Trung Quốc, về những trở ngại khi

Chính phủ can thiệp quá sâu vào quá trình kinh doanh của các tập đoàn, về sự

cần thiết phải tái cơ cấu các tập đoàn để phù hợp với cơ chế thị trường hiện đại.

Michael Hammer và James Champy (2004), “Tái lập công ty - tuyên

ngôn của cuộc cách mạng trong kinh doanh” [63]. Michael Hammer và

James Champy là hai nhà kinh tế nổi tiếng của Mỹ - Người tiên phong trong

lĩnh vực “tái lập”. Trong nghiên cứu của mình, hai tác giả đã trình bày quan

điểm mới về cách thức tổ chức quản lý một doanh nghiệp, công ty hiện đại nhằm

thích nghi với môi trường mới của thế giới đang bước sang thế kỷ 21, dưới sự

tác động của nền kỹ thuật tin học và cuộc cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt ở

khắp mọi nơi. Trên cơ sở đúc kết những kinh nghiệm thực tế thành công cũng

như thất bại của nhiều công ty tại Mỹ, các tác giả cuốn sách đã khái quát hóa, rút

ra những nguyên tắc chung nhằm giúp cho các doanh nghiệp đang làm ăn kém

hiệu quả tiến hành công cuộc tái lập nhằm khắc phục yếu kém vươn lên giành vị

trí dẫn đầu trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh của mình. Cũng trong

công trình này, các tác giả đã trình bày khá kỹ về khái niệm tái lập công ty.

Theo tác giả, để công cuộc tái lập thành công cần phải xác định được những

nguyên tắc chung trước khi tiến hành tái lập, điều này đã được kiểm chứng

thông qua thực tiễn quá trình tái lập các công ty ở Mỹ.

Valerij Panyushkin - Mikhail Sygar (2010), “Gazprom - vũ khí mới của

nước Nga” [89]. Cuốn sách đã phác họa bức tranh tổng thể về các lĩnh vực

15

kinh doanh đa dạng của tập đoàn Gazprom. Mỗi chương của cuốn sách xoay

quanh một lĩnh vực - thường là rất quan trọng trong lịch sử của cơ quan năng

lượng khổng lồ này, cung cấp nhiều thông tin bổ sung hoặc đưa ra những phản

bác từ các nguồn và các nhân chứng đáng tin cậy khác. Cuốn sách đi từ phân

tích một TĐKT cụ thể đến vấn đề chính trị, xã hội nước Nga, đi từ phân tích

kinh tế để thấy chính trị ẩn sau đó và mối quan hệ biện chứng giữa kinh tế và

chính trị ở một tập đoàn mà nhà nước nắm cổ phần chi phối. Cuốn sách này gợi

cho nghiên cứu sinh suy nghĩ về xu hướng phát triển của TĐKTNN trên thế

giới những năm tới, về chiến lược kinh doanh, vấn đề sở hữu và cách thức tổ

chức quản lý đối với mô hình doanh nghiệp này.

Frederick Nixson & Bernard Walters (2010), “Nghiên cứu năng lực

cạnh tranh của các tập đoàn nhà nước, DNNN và doanh nghiệp tư nhân của

Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế trong việc tăng cường năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp” [88]. Trong nghiên cứu này, hai tác giả đã đề cập đến nhiều

vấn đề của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt là những đánh giá về thực trạng

DNNN, trong đó có các TĐKTNN. Theo hai tác giả, không có một lý do mang

tính lý luận nào cho thấy các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước lại không thể

có năng lực cạnh tranh như các doanh nghiệp tư nhân. Vấn đề nằm ở chỗ công

tác quản lý yếu kém và sự dính líu của Nhà nước vào quá trình sản xuất của các

DNNN, đặc biệt là các DNNN lớn; con đường để nâng cao hiệu quả và sức cạnh

tranh của DNNN lớn không nhất thiết phải tư nhân hóa, mà có thể được thực

hiện bằng nhiều giải pháp khác nhau. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, bước đi của tái

cơ cấu cần thận trọng tránh rơi vào tình trạng tư hữu hóa ồ ạt như Liên Xô, Mông

Cổ và một số nền kinh tế chuyển đổi ở Đông Âu và Trung Âu.

1.1.2. Các công trình nghiên cứu về giải pháp tái cơ cấu tập đoàn kinh tế

Trương Văn Bân (1996), “Bàn về cải cách toàn diện doanh nghiệp nhà

nước” [11]. Cuốn sách là một công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn

diện và sâu sắc về cải cách DNNN ở Trung Quốc. Điểm thu hút sự chú ý quan

tâm của nghiên cứu sinh nhiều nhất chính là phần các tác giả luận giải về vấn đề

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!