Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Tác phẩm dì hulia và nhà văn quèn của mario vargas llosa.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
----------
TRẦN THỊ THU LAN
Tác phẩm Dì Hulia và nhà văn quèn của Mario
Vargas Llosa
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Mỗi nền văn học là một mê cung của ngôn từ chứa đựng sự hấp dẫn lôi
cuốn bạn đọc. Với những vườn văn màu mỡ nhưng còn nhiều bí ẩn như văn học
Mỹ Latinh thì sức cuốn hút của nó rất lớn. Nền văn học của “Lục địa bùng cháy”
này như thỏi nam châm có sức mạnh siêu nhiên hút vào mình sự xôn xao, lòng
ngưỡng mộ của bạn bè yêu văn trên toàn thế giới.
Trong hơn một trăm năm qua, văn học Mỹ Latinh đã phát huy được những
giá trị văn học cổ truyền, tiếp thu tinh hoa văn học thế giới, tạo nên thế đứng rất
riêng. Một trong những gương mặt tiêu biểu làm nên “hiện tượng độc đáo” đó là
Mario Vargas Llosa với tiểu thuyết Dì Hulia và nhà văn quèn.
Cùng với Gabriel Garcia Marquez, Mario Vargas Llosa được mệnh danh
là con sư tử của văn học Mỹ Latinh. Mang trong mình khát vọng tìm tòi và sáng
tạo của một nhà văn, có lẽ vì thế mà trong tác phẩm của Mario Vargas Llosa
luôn có những khám phá mới về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật, mà đặc
sắc nhất là ở phương diện kết cấu. Từng trang văn với giọng điệu bông lơn, giễu
cợt của Mario Vargas Llosa đưa người đọc tới một thế giới mà ở đó câu chuyện
đã được kiến tạo theo một kết cấu hoàn toàn mới lạ, hấp dẫn.
““Đi vào nền văn học hiện đại như một cơn lốc”, cuốn phăng đi những vẻ
cằn cỗi, trì trệ và cả những quan niệm, những nhận định sai, văn học Mỹ Latinh
đã đem lại cho nó vẻ tươi mới, sức sống mãnh liệt, và “sự giàu có không lặp lại”
3
với những cách tân kỳ diệu về nội dung và hình thức, cấu trúc và ngôn ngữ, thủ
pháp và kỹ thuật của một nền văn học mới đã phát triển ở một trình độ cao” [10,
tr.4]. Chúng tôi đến với nền văn học Mỹ Latinh với tư cách là người kiếm tìm, để
hiểu thêm về một nền văn học đầy sức sống, dung dị và kỳ ảo, dữ dội một vẻ
huyền thoại giàu hiện thực. Hành trình tìm kiếm ấy, chúng tôi chọn Mario
Vargas Llosa và kết cấu trong tiểu thuyết Dì Hulia và nhà văn quèn để nhìn nhận
lại những cách tân nghệ thuật tiểu thuyết mà ông đã dày công xây đắp.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những phương diện kết cấu của tác
phẩm, thể hiện qua cốt truyện, mảnh ghép giai thoại, điểm nhìn trần thuật, tuyến
sự kiện, tuyến nhân vật, tuyến không - thời gian.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tác phẩm Dì Hulia và nhà văn quèn của
Mario Vargas Llosa, bản dịch của Vũ Việt (1986), NXB Tác phẩm mới.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Mario Vargas Llosa là nhà văn lớn của nền văn học Peru thế kỷ XX, tài
năng nghệ thuật và những đóng góp của ông cho nền văn học nước nhà và khu
vực Mỹ Latinh là rất lớn và có ý nghĩa sâu sắc. Mario Vargas Llosa chiếm giữ
một vị trí khá quan trọng trong lịch sử phát triển văn chương Mỹ Latinh thế kỷ
XX. Ông được biết đến với tư cách là một nhà tiểu thuyết bậc thầy cùng với
những tên tuổi như lớn Miguel Angel Asturias, Jorge Luis Borges, Gabriel
Garcia Marquez…Nhưng nét đặc sắc nhất của ông mà không thể nhầm lẫn với
một ai khác đó chính là những sáng tạo về kết cấu trong mỗi cuốn tiểu thuyết. Ở
4
phương diện này ông được xếp vào hàng ngũ những nhà văn tiên phong nâng
cao nghệ thuật tiểu thuyết của khu vực.
Từ khi Mario Vargas Llosa xuất hiện, trên văn đàn thế giới đã có những
công trình nghiên cứu, phê bình, lý luận…nhằm đưa ra cái nhìn chính xác về
cuộc đời, về những nỗi niềm trăn trở và những sáng tạo nghệ thuật độc đáo của
ông.
Trong bài viết Tiểu thuyết Mỹ Latin ở thế kỷ XX của Edwim Williamson
do Nguyễn Thị Khánh (chủ biên), in trong chuyên đề Văn học Mỹ Latin, NXB
Thông tin KHXH năm 1999, tác giả bài viết khẳng định Mario Vargas Llosa là
“một nhà văn hiện thực, mạnh mẽ nhất châu lục, đã sáng tạo ra những kỹ thuật
kể chuyện có hiệu quả đáng kinh ngạc để nắm bắt hiện thực như mê cung của
Pêru quê hương của ông. Tài năng siêu hạng của Vargas Llosa như một nhà kể
chuyện, sự thản nhiên kiểu Flaubert của ông đã làm sâu sắc thêm lối kể chuyện
đơn giản về nỗi chua cay của những sự dự báo vô vọng của các nhân vật của ông
và sự độc đáo của kỹ thuật xây dựng câu chuyện đa âm của ông đã khiến ông trở
thành nhà tiểu thuyết chính trị và xã hội nổi tiếng của Mỹ latin”[10, tr82]. Tiến sĩ
Peter Englund, Bí thư Viện Hàn Lâm Thụy Điển cũng có một nhận định tương tự
về Mario Vargas Llosa “Ông là một người kể chuyện nhưng kể chuyện tài tình”
[24].
Nếu như tên tuổi mỗi nhà văn để lại cho đời đều được chạm khắc bằng
dấu ấn của sự tài năng thì với Carmen Caffrel – chủ tịch học viện Cervantes, sự
thành công của Mario Vargas Llosa còn đến từ thái độ của ông đối với công
việc: “Ông là một ví dụ hoàn hảo về một nhà văn đúng nghĩa. Llosa đã lao động
không biết mệt mỏi để mang đến cho chúng ta những kiệt tác dưới nhiều hình
thức như tiểu thuyết, kịch, báo chí” [24].
5
Có thể nói rằng, các phê bình và nghiên cứu văn chương trên thế giới chủ
yếu nhìn nhận và đánh giá Mario Vargas Llosa qua những đóng góp của ông trên
phương diện thiên chức của nhà văn trước hiện thực xã hội và những cách tân
của ông về nghệ thuật viết tiểu thuyết.
Ở Việt Nam, độc giả mới chỉ được tiếp xúc với Mario Vargas Llosa qua
hai tác phẩm Dì Hulia và nhà văn quèn (bản dịch của Vũ Việt, NXB Tác phẩm
mới, 1986), Trò chuyện trong quán La Catedral (bản dịch của Phạm Văn, NXB
Nhã Nam, 2010) nhưng chính tài năng của Mario Vargas Llosa và sức quyến rũ
từ tác phẩm của ông đã lôi cuốn và làm xuất hiện những bài viết như sau:
Trong bài viết Lời giới thiệu của cuốn tiểu thuyết Dì Hulia và nhà văn
quèn của Nguyễn Nam, tác giả đã làm nổi bật “hiện tượng” Mario Vargas Llosa
giữa làng văn chương Mỹ Latinh trong mùa gặt bội thu của tiểu thuyết lúc bấy
giờ. Đồng thời, tác giả còn nhấn mạnh những nét độc đáo trong văn phong của
Mario Vargas Llosa được thể hiện qua cuốn Dì Hulia và nhà văn quèn. Nguyễn
Nam cho rằng: “Và trong số ấy Dì Hulia và nhà văn quèn giữ một vị trí đặc biệt.
Vừa là tác phẩm tiêu biểu nhất cho văn phong của tác giả, vừa là cuốn sách mang
nhiều giá trị tự truyện, lại vừa đề cập vấn đề máu thịt nhất của văn học: thiên
chức của nhà văn trong đời sống xã hội. Đồng thời đây cũng là cuốn sách gây
nên nhiều đánh giá khác nhau nhất trong số tác phẩm của Vargax Lôxa cho đến
nay. Quả thật trong cuốn sách này, Lôxa đã sử dụng cách kết cấu và thể hiện
nhân vật một cách độc đáo” [11, tr. 7]. Như vậy, đến Dì Hulia và nhà văn quèn
thì tên tuổi Mario Vargas Llosa mới thực sự đi sâu vào nền văn học châu Mỹ
Latinh và văn đàn thế giới.
Bên cạnh đó, từ nguồn Internet cũng xuất hiện một số bài viết tìm hiểu về
cuộc đời và văn nghiệp của Mario Vargas Llosa. Về Mario Vargas Llosa của
6
Nhật Thịnh là một bài viết nghiêm túc và đặc sắc làm tái hiện lại những nẻo
đường văn chương mà Mario Vargas Llosa đã đi qua và ông kịp để lại dấu ấn sâu
đậm và dai dẵng trong lòng người đọc bởi “Sự nghiệp Mario Vargas Llosa quá
đồ sộ và con người Mario Vargas Llosa quá đa dạng về đề tài và thể loại. Mario
Vargas Llosa xuất thân nhà báo, nhà văn, nhà biên khảo, nhà chính luận, nhà
chính trị, nhà giáo…mọi mặt đều thành công…đan quyện thúc đẩy nhau: nhà
báo đi vào cuộc sống tìm sự thật, không mơ hồ mộng tưởng, nhà văn từ cuộc
sống đưa tới những cảm hứng, không ngừng tưởng tượng, nhà chính trị tìm cách
tác động đến người khác trên con đường tìm đến quyền lực” [28].
Ỏ một bài viết khác: Mario Vargas Llosa: Nobel văn học 2010 – Paris:
Nơi tôi đã trở thành nhà văn, Trần Huyền Sâm tìm đến những dấu mốc làm nên
sự nghiệp của Mario Vargas Llosa. Theo tác giả, cuộc sống lưu vong trên đất
Pháp đã giúp Mario Vargas Llosa học hỏi được nhiều kinh nghiệm văn chương
từ các cây bút sáng giá của nền văn học Pháp đương thời như Victor Hugo, Jean
Paul Sartre, Gustave Flaubert, Albert Camus và cho ra đời những tác phẩm nổi
tiếng. Trần Huyền Sâm khẳng định lại lần nữa những ảnh hưởng của Pháp đến
văn nghiệp của Mario Vargas Llosa: “Nói chung, danh tiếng văn chương của ông
được biết đến, trước hết là ở Pháp, chứ không phải là Peru hay Tây Ban Nha. Từ
những thập niên 70, ông đã trở thành nhà văn quen biết của độc giả Pháp” [26].
Tác giả Hà Linh trong bài viết Nobel văn học tôn vinh Mario Vargas Llosa
cho rằng Mario Vargas Llosa thành công trên con đường văn chương bởi ông
luôn ý thức được nhiệm vụ quan trọng của văn chương đối với xã hội. Trong bài
viết này, Hà Linh dẫn lời nhận định của Peter Englund để minh chứng cho ý kiến
của mình: “Vargas Llosa là cây bút gắn bó với cuộc sống. Ông cho rằng, nhà văn
không nên coi nhiệm vụ giải trí là chức năng đầu tiên và trên hết của mình mà
7
phải đặt ra câu hỏi, nói lên sự thật, chỉ ra con đường và thức tỉnh ý thức cho xã
hội” [24].
Lâm Vũ Thao trong bài viết Mario Vargas Llosa và văn chương thế giới
thứ ba đã khám phá những ảnh hưởng của các nhà văn Camus, Sartre đến Mario
Vargas Llosa và theo tác giả thì “Sartre là một nhân vật phức tạp, có lẽ thậm chí
là nhân vật có ảnh hưởng hàng đầu, đối với Vargas Llosa…như Sartre, Vargas
Llosa sử dụng ghép mảnh, tương phản, lồng ghép, cắt dán và các kỹ thuật trần
thuật tương tự để tổ chức tiểu thuyết của mình” [27].
Có thể nói rằng, mỗi bài viết là một nét phác họa riêng để cùng làm nên
bức chân dung về văn sĩ Mario Vargas Llosa. Tuy nhiên, việc tìm hiểu nghiên
cứu về Mario Vargas Llosa nói chung và vấn đề kết cấu trong tác phẩm Dì Hulia
và nhà văn quèn nói riêng cho đến thời điểm hiện tại vẫn đang là vấn đề bỏ ngỏ.
Mặc dù có nhiều ý kiến đánh giá, nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của ông
nhưng tin rằng đó chưa phải là những gì thuộc về Mario Vargas Llosa và Kết cấu
tiểu thuyết Dì Hulia và nhà văn quèn của ông. Chính vì vậy, chúng tôi vẫn quyết
định tìm hiểu vấn đề này và tiến hành đi vào nghiên cứu để tìm thêm những nét
độc đáo của Mario Vargas Llosa. Dựa trên sự khai phá của những người đi trước,
đề tài Kết cấu tiểu thuyết Dì Hulia và nhà văn quèn muốn tìm đến sự sáng tạo
bất diệt của con người và khả năng vô biên của tiểu thuyết mà Mario Vargas
Llosa đã minh chứng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này chúng tôi kết hợp những phương pháp như sau:
- Phương pháp lịch sử - xã hội
Văn học là bức tranh sinh động nhất về đời sống hiện thực. Văn học nói
chung và tiểu thuyết của Mario Vargas Llosa nói riêng mang hơi thở chung của