Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

TÁC ĐỘNG VỀ XÃ HỘI SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 1
TÁC ĐỘNG VỀ XÃ HỘI
SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
MỤC LỤC
I- NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI – NHÌN LẠI HƠN MỘT NĂM TỪ KHI VIỆT
NAM GIA NHẬP WTO
1- Các quy tắc của WTO và cách thực hành trong WTO tác động về xã
hội
2- Thực tế diễn biến một số vấn đề xã hội sau khi Việt Nam gia nhập
WTO
2.1. Việc làm và thu nhập
2.2. Nông nghiệp và nông thôn
2.3. Xoá đói giảm nghèo và công bằng xã hội
3- Đánh giá chung
II- TRANH THỦ PHÁT HUY THỜI CƠ VÀ THUẬN LỢI VỀ MẶT XÃ HỘI
KHI GIA NHẬP WTO – MỘT SỐ VIỆC CẦN LÀM
1- Thể chế và chỉ đạo, điều hành của Chính phủ
2- Xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
3- Phát triển thị trường lao động cạnh tranh và chất lượng cao
4. Công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn
5. Hệ thống an sinh xã hội
III- THAY LỜI KẾT
CIEM – Trung tâm Thông tin – Tư liệu 2
I- NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI – NHÌN LẠI HƠN MỘT NĂM TỪ KHI VIỆT
NAM GIA NHẬP WTO
Năm 2007, nhờ quá trình đổi mới đã hơn 20 năm tạo thế và lực, trong đó có
phần đóng góp của năm đầu tiên gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới
(WTO), kinh tế Việt Nam đạt được thành tựu trên nhiều lĩnh vực, tăng trưởng
kinh tế đạt 8,5%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt mức cao nhờ cải thiện
trong chính sách đầu tư, môi trường kinh doanh, mở cửa thị trường theo cam
kết WTO. Tính đến tháng 12/2007, vốn FDI đăng ký đạt 15 tỉ USD, tăng gần
40% so với cùng kỳ năm trước. Thị trường xuất khẩu mở rộng với kim ngạch
xuất khẩu đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006 và vượt 3,1% so với kế
hoạch. Dự trữ ngoại tệ được bổ sung thêm 9 tỷ USD. Hội nghị lần thứ 15 các
nhà tài trợ tổ chức đầu tháng 12/2007 tại Hà Nội đã mang lại cho Việt Nam
5,426 tỷ USD ODA cam kết trong năm 2008, tăng 20% so với năm 2007.
Việc thực hiện các cam kết WTO khi Việt Nam gia nhập tổ chức kinh tế quốc tế
lớn nhất hành tinh này đưa đến những thời cơ lớn và thách thức lớn đan xen vào
nhau về kinh tế và xã hội. Vấn đề kinh tế nào cũng có chiều cạnh xã hội và tác
động về mặt xã hội, đồng thời có những vấn đề trực tiếp có tính chất xã hội, tạo
ra những hệ quả xã hội đặc trưng. Về kinh tế cũng như về xã hội, nếu biết vượt
thách thức có hiệu quả thì thách thức sẽ biến thành thời cơ, còn nếu không biết
tranh thủ thời cơ kịp thời thì thời cơ cũng có thể biến thành thách thức. Mặt
khác, từ cuối năm 2007, do những vấn đề đã tích tụ trong nhiều năm trước,
cộng với những diễn biến không thuận của kinh tế thế giới, đặc biệt là những
khó khăn, thậm chí suy thoái của kinh tế Mỹ, lại thêm những hậu quả ngày càng
rõ của sự biến đổi khí hậu toàn cầu, nên tình hình kinh tế vĩ mô của nước ta đã
bộc lộ những nhân tố bất ổn, như hiệu quả thấp của đầu tư, nhập siêu tăng cao,
thâm hụt ngân sách lớn, thị trường chứng khoán chao đảo, thị trường bất động
sản hình thành bong bóng nguy hiểm, và nhất là lạm phát hai con số tác động
xấu đến đời sống của nhân dân, nhất là những người nghèo.
Hơn một năm nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhiều hội thảo, cả trong
nước và quốc tế, về tác động của việc gia nhập WTO đối với sự phát triển kinh
tế của Việt Nam. Chuyên đề này tập trung vào những hệ quả trực tiếp có tính