Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Suy nghi khi doc doan tho sau day neu la con chim la chiec la dau chi nhan rieng minh
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí
Đề bài: Suy nghĩ khi đọc đoạn thơ sau đây: "Nếu là con chim, là chiếc lá ... đâu chỉ nhận riêng mình" Bài làm
Thơ hay không chỉ giàu cảm xúc mà còn lấp lánh chất trí tuệ, lý trí, mang hàm
nghĩa sâu xa. Tôi rất thích khi đọc đoạn thơ sau đây, rút trong bài Một khúc ca
xuân của Tố Hữu viết vào tháng 12 năm 1977:
Nếu là con chim, là chiếc lá
Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không trả
Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình. Đoạn thơ đã gợi lên trong tâm trí tôi bao suy nghĩ, bao điều lý thú. Tác giả đã
nêu lên một quan niệm sống tích cực, sống đẹp trong mối quan hệ nhân sinh:
vay và trả, cho và nhận giữa cộng đồng đối với mọi người, nhất là thế hệ trẻ. Đoạn thơ đẹp, đẹp giản dị, đẹp hồn nhiên. Con chim và chiếc lá vừa là biểu
tượng cho sự sống, vừa là hình tượng của ngôn ngữ thi ca: "Chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Chim hót vì sống theo bản năng, được sống, được bay lượn
trong ánh sáng và bầu trời tự do. "Lá phải xanh", lá được nuôi dưỡng bằng
nước, bằng màu mỡ của đất, bằng khí trời và ánh sáng. Được sống trong tự
nhiên nên "chim phải hót, chiếc lá phải xanh". Đó là quy luật của tự nhiên, quy
luật của sự sống muôn đời và vĩnh hằng. Màu xanh của lá, tiếng hót của chim
trời còn là vẻ đẹp của thiên nhiên, đem lại vẻ đẹp kì diệu của sự sống. Từ chim hót, lá xanh, nhà thơ nói đến vay và trả, cho và nhận, đó là quy luật
của cuộc sống xã hội, của con người. Nói một cách khác, là quan niệm sống, đạo lý sống. "Vay mà không trả là vong ân bội nghĩa, đó là cách hành xử của những kẻ "ăn
xổi ở thì", của loại người bất nhân bất nghĩa. Hai tiếng "lẽ nào" là một lời khẽ
nhắc: không nên làm như thế, không được ứng xử như thế. Có vay và có trả là đúng đạo lí. Vay và trả mang hàm nghĩa chịu ơn, mang ơn
và đền ơn đáp nghĩa: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn", "Ai
ơi. bưng bát cơm đầy/ Nhớ công hôm sớm cấy cày cho chăng?", là vay là trả. Trong xà lim máy chém, trên đường bước ra pháp trường của thực dân Pháp, người chiến sĩ cách mạng vẫn ngẩng cao đầu, vẫn hiên ngang, tự hào nhắc nhở
mình, động viên mình:
Đã vay dòng máu thơm thiên cổ
Hãy trả ta cho mạch giống nòi. Qua mấy nghìn năm đằng đẵng, lớp lớp con người Việt Nam từ thế hệ này qua
thế hệ khác đã đem mồ hôi và xương máu để xây dựng và bảo vệ nơi chôn
nhau cắt rốn của mình, làm nên giang sơn gấm vóc, ngày thêm vẻ vang, ngày
thêm giàu đẹp. Ai cũng cảm thấy nghĩa vụ thiêng liêng đối với Tổ quốc đè
nặng đôi vai, gắng sức vươn lên đem tài trí góp sức cùng đồng bào "trả" món
nợ của tổ tiên, ông cha mà mình đã "vay", đã nhận:
Đất là nơi Chim về
Nước là nơi Rồng ở
Lạc Long Quân và Âu Cơ
Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng
Những ai đã khuất, những ai bây giờ