Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Suy nghi cau khi co loi nguoi tu te thi san sang nhan loi ke ti tien chi tim cach do loi
MIỄN PHÍ
Số trang
2
Kích thước
121.0 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1085

Suy nghi cau khi co loi nguoi tu te thi san sang nhan loi ke ti tien chi tim cach do loi

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Suy nghĩ câu: Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti

tiện chỉ tìm cách đổ lỗi

Hướng dẫn

Người tử tế là người có cái tâm đẹp, có lòng chăm sóc đến mọi người, chu đáo, tươm g tất trong mọi quan hệ và ứng xử đầy tình người. Con người tử tế là con

người hiền lành, tình nghĩa được ưa chuộng. Kẻ ti tiện là loại người có tâm địa nhỏ nhen, hèn hạ, bị đồng loại coi khinh, coi

thường và xa lánh. Ý kiến trên đây rất chính xác khi đưa ra một tình huống “khi có lỗi” để nhận

diện, khám phá, sự tốt / xấu, sự đáng trọng / đáng khinh của người tử tế và kẻ ti

tiện. Tại sao khi có lỗi người tử tế sẵn sàng nhận lỗi? Người tử tế có cái lòng lành, có cái tâm sáng, có cái đức tốt nên rất phục thiện. Trước lỗi lầm, khuyết điểm

của bản thân, họ thành tâm xin lỗi, rồi hết lòng sửa chữa, lấy đó làm bài học

“xương máu” cho đời mình. Sẵn sàng nhận lỗi và quyết tâm khắc phục lỗi lầm

là để tu dưỡng đạo đức, tư cách, làm cho bản thân ngày một tốt đẹp hơn. Sẵn

sàng nhận lỗi khác nào ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Một sĩ quan biên phòng trên đường về bản họp bàn công tác sản xuất, nhưng

gặp mưa lũ. Người ướt như chuột lột, bà con thấy anh đến vỗ tay hoan hô. Anh

cất lời xin lỗi vì đến muộn. Các mệ nói với nhau: “Cán bộ tốt tâm!” (Báo Công

an biên phòng). Một học sinh Tiểu học lúc chơi đùa vô tình xô bạn ngã, đã

chạy lại ôm lấy bạn, vừa xin lỗi vừa lấy tay vuốt áo quần cho bạn. Chỉ có

những người tử tế mới có lời nói ấy, cử chỉ ấy. Trái lại, kẻ ti tiện lòng dạ thì đen tối, tư cách thì méo mó, cách sống thì “khép

kín”, nhưng lúc nào cũng muốn tỏ vẻ ta đây! Gây ra lỗi lầm thì họ chỉ tìm cách

đổ lỗi cho người khác, “phủi tay” xong là an toàn vồ sự! Họ xảo quyệt tìm đủ

mọi mánh khóe để bảo vệ mình, bảo vệ uy tín mình trước đồng loại. Ở đâu ta

cũng có thể bắt gặp loại người ti tiện này. Ớ bến xe, bến tàu, cổng bệnh viện,…

có đủ loại kẻ ti tiện, đó là lũ “cò” đáng sợ! “tranh công, đổ lỗi” là hành động

của bọn quan chức tha hóa, của những “ông dân” cực kì ti tiện. Kẻ ti tiện tìm

cách đổ lỗi vì sợ bị tai tiếng, sợ mất chức, mất quyền. Thậm chí, kẻ ti tiện còn “gắp lửa bỏ tay người" (tục ngữ). Các vụ án oan, oán

sai mà báo chí nói đến cho ta thấy rõ bộ mặt ghê tởm của kẻ ti tiện!

Người tử tế là người sống có văn hóa, giàu tình thương. Họ là con người mới

đáng kính, đáng yêu, đáng trọng. Những cháu ngoan Bác Hồ, những thanh niên

tình nguyện, v.v… theo tôi, đó là những gương sáng, những người tử tế trong

cuộc đời. Sống gần gũi, học tập và noi gương người tử tế, để mỗi chúng ta sống đẹp hơn, sống tốt hơn. Đồng thời, mỗi chúng ta, nhất là tuổi trẻ phải biết xa lánh kẻ ti

tiện. Suy nghĩ ý kiến trên đây về người tử tế, về kẻ ti tiện, tôi càng thêm thấm thía

bài học “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” mà ông bà thường nhắc nhở. BÀI LÀM 2

Trong cuộc sống, hành vi ứng xử trước sự việc xảy ra, của mỗi người đều

không giống nhau. Sự khác biệt đó thể hiện đạo đức, nhân cách từng người.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!