Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

suy ho hap tho may.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
248.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1819

suy ho hap tho may.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

SUY HÔ HẤP VÀ THỞ MÁY Ở BỆNH NHÂN CHẤN THƯƠNG

BS.CKII PHAN THỊ XUÂN - KHOA HSCC

I. Suy hô hấp ở bệnh nhân chấn thương:

Đánh giá sự toàn vẹn của đường thở và tình trạng hô hấp của bệnh nhân để xử trí là bước

đầu tiên phải làm khi tiếp nhận bệnh nhân chấn thương.

1. Các bước đánh giá sự toàn vẹn đường thở ở bệnh nhân chấn thương:

- Quan sát mặt nạ oxy bệnh nhân đang thở có phủ một lớp hơi nước như sương mù

hay không.

- Nhìn xem bệnh nhân còn thở hay không. Nếu bệnh nhân nói được là một dấu hiệu

chứng tỏ đường thở toàn vẹn.

- Quan sát sự nở ra của lồng ngực và bất cứ dấu hiệu nào của suy hô hấp: phập

phồng cánh mũi, co kéo cơ hô hấp. Tìm các dấu hiệu của tổn thương đường thở.

- Nhìn trong miệng bệnh nhân xem có máu, chất ói, mảnh xương gãy, răng gãy, răng

giả và vật lạ không.

- Lắng nghe bệnh nhân thở có tiếng rít hay khò khè không.

2. Các nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở ở bệnh nhân chấn thương:

Lưỡi Tụt lưỡi là nguyên nhân gây tắc nghẽn đường thở thường gặp ở

bệnh nhân hôn mê

Mô trên nắp thanh

quản

Gặp ở bệnh nhân béo phì gây tắc nghẽn đường thở vùng hạ họng

và trên nắp thanh quản

Phù nề đường thở Gặp ở bệnh nhân bỏng, hít khói trong đám cháy

Bướu máu vùng cổ

chèn vào đường thở

Gặp ở bệnh nhân chấn thương kín hoặc hở ở vùng cổ

Chấn thương vùng

hàm mặt

Gãy xương hàm dưới có thể gây tắc nghẽn một phần hoặc hoàn

toàn đường thở, làm cho bệnh nhân thở khò khè

Chấn thương thanh

quản

Chấn thương kín vùng cổ có thể gây chấn thương thanh quản, gây

tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn đường thở

Đứt rời thanh quản –

khí quản

Chấn thương kín hoặc hở vùng cổ có thể gây đứt rời thanh quản –

khí quản một phần hoặc hoàn toàn. Thường phải đặt nội khí quản

qua máy nội soi phế quản.

Hít máu và chất ói

vào đường thở

Hít lượng lớn máu và chất ói có thể gây tắc nghẽn hoàn toàn

đường thở. Hít lượng nhỏ chất ói có độ acid cao gây bỏng hóa

chất và ARDS. Nội soi phế quản để làm sạch chất ói.

Răng gãy và những

vật lạ khác

Chấn thương vùng hàm mặt có thể làm răng bị gãy và bệnh nhân

hít răng gãy vào đường thở, chẩn đoán dựa vào thăm khám và X

quang ngực. Khi thăm khám cần phải chú ý để lấy răng gãy và vật

lạ ra khỏi họng bệnh nhân. Khi răng hoặc vật lạ lọt vào đường thở

phải dùng máy nội soi phế quản để lấy ra.

3. Xử trí cơ bản về đường thở:

- Bất động cột sống cổ cho đến khi loại trừ chấn thương cột sống cổ.

- Cho bệnh nhân thở oxy lưu lượng cao qua mặt nạ oxy.

- Nâng cằm để giảm một phần tắc nghẽn đường thở (không nghiêng đầu).

- Hút nhẹ nhàng để lấy sạch máu, chất ói và vật lạ.

- Đặt ống mũi hầu hoặc miệng hầu ở bệnh nhân hôn mê.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!