Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

SỤN NÊM NGOÀI HÌNH ĐĨA Ở TRẺ EM CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ potx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
SỤN NÊM NGOÀI HÌNH ĐĨA Ở TRẺ EM
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ
Võ Quang Đình Nam(*), Võ Thành Phụng(**)
TÓM TẮT
Từ 2001 đến 03/2006, 11 trường hợp sụn nêm hình đĩa được phẫu thuật nội soi. Tất cả
các trường hợp đều là sụn nêm hình đĩa toàn phần hoăc bán phần theo phân loại của
Watanabe (1 trường hợp bán phần). Tất cả đều được mổ tạo hình lại sụn nêm để có hình
bán nguyệt như sụn nêm bình thường. Chúng tôi hồi cứu lại những trường hợp này để
đánh giá lại các dấu hiệu lâm sàng và hình ảnh học trong quá trình chẩn đoán và phẫu
thuật nội soi. Chúng tôi nghĩ rằng cần chẩn đoán và xử trí sớm tật sụn nêm hình đĩa ở trẻ
em để tránh biến chứng tổn thương xương sụn có thể xảy ra.
SUMMARY
Lateral discoid meniscus in children: Diagnosis And Treatment
Vo Quang Đinh Nam, Vo Thanh Phung
We retrospectively reviewed 11 symtomatic discoid lateral menisci treated with partial
meniscectomy by arthroscopy between 2001 and 2006. All were complete or incomplete
discoid menisci according to Watanabe’s classification. We studied history, clinical
signs, radiologic findings, and arthroscopic images. We think that early established
diagnosis and management for discoid lateral manisci is essential in order to prevent the
possible osteochondral injuries.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sụn nêm hình đĩa là một bệnh lý đặc trưng ở trẻ em. Chúng ta thường chẩn đoán dựa
vào dấu “lục cục” ở khớp gối và chỉ định điều trị dựa vào khả năng chịu đựng của bệnh
nhân đối với dấu “lục cục” đó. Tuy nhiên, với tính ưu việt của hình ảnh cộng hưởng từ
trong chẩn đoán và qua quá trình áp dụng nội soi trong điều trị từ 2001, chúng tôi nhận
thấy cần phải có thái độ tích cực hơn trong chẩn đoán cũng như điều trị bệnh lý này. Do
đó, mục đích của công trình này là đưa ra một số kinh nghiệm để chẩn đoán sớm và xử trí
kịp thời bệnh lý sụn nêm hình đĩa ở trẻ em.
TỔNG QUAN
Sụn nêm hình đĩa là nguyên nhân gây ra dấu hiệu “lục cục”, và khi bị rách có thể gây
kẹt khớp và đau ở trẻ em. Điều này là do sụn nêm dày bất thường phủ phần lớn bề mặt
mâm chày và được cho là bẩm sinh.
Tầng suất thay đổi từ 1.2 đến 16,6% (9) và thường gặp ở trẻ em gốc Châu Á. Phần lớn
các trường hợp xảy ra ở sụn nêm ngoài và 10-20% ở 2 chân. Tuy nhiên nhiều trường hợp
không được chẩn đoán.
PHÂN LOẠI
(*) BS CKI Khoa Chỉnh hình Nhi, BV. CTCH, TP. HCM.
(**) PGS. BS. PCT Hội Y học TP. HCM.