Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama
MIỄN PHÍ
Số trang
20
Kích thước
525.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1988

Sức mạnh thông minh, thế kỷ Thái Bình Dương và học thuyết đối ngoại Obama

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Nghiên cứu - Trao đổi

3/2012 207 1 208 3/2012

SỨC MẠNH THÔNG MINH, THẾ KỶ THÁI BÌNH

DƢƠNG VÀ HỌC THUYẾT ĐỐI NGOẠI OBAMA

TS. Vũ Lê Thái Hoàng*

Tóm tắt

Một loạt các hoạt động ngoại giao song phương và đa phương dồn

dập, mang tính biểu tượng cao tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

của Tổng thống Obama và Ngoại trưởng Clinton hai tháng cuối năm

2011 vừa qua có thể được xem là “cú ra đòn” quyết định trong nỗ lực

chuẩn bị liên tục gần ba năm qua của chính quyền Obama nhằm xây

dựng, thử nghiệm và công bố Học thuyết đối ngoại Obama được gói gọn

trong hai luận điểm cơ bản, nổi bật nhất: sức mạnh thông minh (smart

power) và thế kỷ Thái Bình Dương (Pacific Century, hay nói cách khác

là sự chuyển hướng trọng tâm chiến lược của Mỹ sang khu vực châu Á -

Thái Bình Dương). Sự thông minh, khôn ngoan của Mỹ trong việc sử

dụng sức mạnh hiện có được thể hiện qua bẩy phương diện chính là lựa

chọn thông điệp, cân bằng thể chế, lựa chọn mục tiêu, phân bổ nguồn

lực, lựa chọn công cụ, phương thức và địa bàn triển khai. Sự chuyển

hướng trọng tâm chiến lược sang châu Á - Thái Bình Dương thực chất là

sự lựa chọn địa bàn khôn ngoan của chính quyền Obama nhưng vẫn

phản ánh đầy đủ bẩy phương diện của “sức mạnh thông minh” nói trên

qua thực tiễn triển khai chính sách đối với mạng lưới quan hệ song

phương và cấu trúc khu vực. Kết quả của cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ

năm 2012 sẽ góp phần trả lời câu hỏi về tương lai của học thuyết này.

* Bộ Ngoại giao. Quan điểm trong bài viết này là của riêng tác giả và không nhất thiết

phản ánh quan điểm của nơi tác giả đang làm việc.

Thực tiễn lịch sử nước Mỹ cho thấy các Tổng thống luôn muốn tạo

dấu ấn nhiệm kỳ qua những học thuyết chính sách (policy doctrine) hay

chiến lược lớn (grand strategy) và nhiều Tổng thống được cả thế giới

biết đến với học thuyết chính sách đối ngoại của một cường quốc/siêu

cường có thể làm xoay chuyển cục diện quan hệ quốc tế trong từng giai

đoạn lịch sử. Thậm chí có học thuyết mang giá trị lâu dài, đôi khi còn được

vận dụng lại trong hoạch định chính sách bởi các vị Tổng thống kế nhiệm về

sau này. Có thể kể ra một số học thuyết nổi bật mà tên gọi của nó gắn liền

với tên tuổi của các vị Tổng thống hơn là nội dung của học thuyết đó: học

thuyết Monroe năm 1823 với quan điểm nổi tiếng “châu Mỹ là của người

Mỹ”; học thuyết Truman năm 1947 về “ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản” khơi

mào cho Chiến tranh lạnh; học thuyết “đô-mi-nô” và “lấp chỗ trống” ở

Trung Cận Đông năm 1957 của Tổng thống Eisenhower; học thuyết Nixon

năm 1969 (hay còn gọi là “học thuyết Guam”) ở vùng Vịnh Péc-xích; học

thuyết “cam kết và mở rộng” năm 1995 của Tổng thống Clinton…

Mỗi một học thuyết ra đời phản ánh không chỉ tư duy của cá nhân

lãnh đạo (tổng thống, ngoại trưởng, cố vấn an ninh quốc gia) và chính

phủ cầm quyền, mà còn cả sự thắng thế của một trường phái/luồng tư

tưởng, cũng như hoàn cảnh lịch sử trong và ngoài nước tại từng thời

điểm lịch sử nhất định. Về nguyên tắc, các Tổng thống Mỹ không nhất

thiết cần các học thuyết đối ngoại, một phần vì quá trình xây dựng học

thuyết đòi hỏi nhiều công sức, thời gian và tiền đề bối cảnh lịch sử thật

đặc biệt, phần khác vì học thuyết cũng chỉ nhằm đánh bóng tên tuổi của

Tổng thống hơn là nhu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, xét từ góc độ hoạch định

chính sách, học thuyết là kim chỉ nam cho chính sách đối ngoại, giúp xác

định ưu tiên (về đối tác, địa bàn, lĩnh vực, phương thức), phân bổ nguồn

lực triển khai (thường là hạn chế) và là thông điệp chính sách đối ngoại

quan trọng nhất, mạnh mẽ nhất gửi đến bạn bè/đồng minh, kẻ thù/đối thủ,

dư luận trong nước và quốc tế, Quốc hội và cử tri Mỹ. Về mặt lý luận,

, 3/2012: 207-246.

Nghiên cứu Quốc tế số 1 (88) Nghiên cứu - Trao đổi

3/2012 209 2 210 3/2012

đại đa số các học thuyết đều được xây dựng trên nền tảng tư tưởng của

hai trường phái lớn là Hiện thực (Realism) và Tự do (Liberalism).

Chiến tranh lạnh kết thúc và sự sụp đổ của Liên Xô - đối thủ chính

của Mỹ - kéo theo sự thoái trào của học thuyết “Ngăn chặn”

(Containment) làm mưa làm gió suốt hơn bốn thập kỷ, đồng thời cũng

mở ra cuộc tranh luận mới về một học thuyết đối ngoại thay thế có ảnh

hưởng lớn như học thuyết “Ngăn chặn”. Tổng thống Clinton đã nỗ lực

xây dựng “Chiến lược an ninh quốc gia cam kết và mở rộng” chịu ảnh

hưởng của trường phái Tự do; hai đời Tổng thống Bush cha và Bush con

đều bị cuốn vào các cuộc chiến nên chưa đưa ra được một học thuyết rõ

ràng, đáng chú ý là Tổng thống Bush cha kêu gọi xây dựng một “Trật tự

thế giới mới” sau chiến tranh Vùng Vịnh 1990 -1991 và Tổng thống

Bush con chịu ảnh hưởng của tư tưởng Tân Bảo thủ trong chiến dịch toàn

cầu chống khủng bố sau sự kiện 11/9; Tổng thống Obama với sự hỗ trợ

của Ngoại trưởng Hillary Clinton đang hoàn thiện học thuyết đối ngoại

mới theo hướng thực dụng hơn, kết hợp giữa Hiện thực và Tự do. Theo

Richard Haass - tác giả của luận điểm “thế giới vô cực” (non-polarity),

các nỗ lực xây dựng học thuyết đối ngoại Mỹ từ khi kết thúc Chiến tranh

lạnh cho đến nay xoay quanh bốn nội hàm chủ đạo: thúc đẩy dân chủ,

can thiệp nhân đạo, chống khủng bố và gắn kết, hòa nhập.

1 Charles

Kupchan nhấn mạnh bốn nguyên tắc lớn của một học thuyết đối ngoại

hiện nay cần phải là: đồng thuận chính trị và phục hồi kinh tế trong nước;

điều chỉnh cam kết chiến lược phù hợp với lợi ích, nguồn lực; hợp tác với

các cường quốc mới nổi để xây dựng hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ;

củng cố nền tảng đối ngoại là quan hệ xuyên Đại Tây Dương với Liên

minh châu Âu (EU).

2 Cuộc tranh luận về học thuyết đối ngoại này nằm

trong cuộc tranh luận rộng rãi hơn giữa hai phái ủng hộ triển vọng

1 Richard Haass, “The Restoration Doctrine”, Tạp chí American Interest, (tháng 1-

2/2012).

2 Charles Kupchan, “Grand Strategy”, Tạp chí Democracy Journal, (Winter 2012).

“thịnh” và “suy” của siêu cường Mỹ trong vài thập niên tới, đặc biệt

trong bối cảnh một nước Mỹ với sức mạnh đang đà suy giảm tương đối

với nhiều khó khăn kinh tế bên trong phải đối phó với một Trung Quốc

“bùng nổ” về sức mạnh (nhất là kinh tế, quân sự) và ngày càng quyết

đoán, ảnh hưởng trên trường quốc tế.3

3 Xem thêm Vũ Lê Thái Hoàng, “Đánh giá về sức mạnh của Mỹ và những hệ lụy quốc

tế trong những thập niên đầu của thế kỷ 21”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (Học viện

Ngoại giao), Số 2 (73) (6/2008); Joseph Nye, The Future of Power, NXB Public Affairs,

2011; Zbigniew Brzezinski, Strategic Vision: America and the Crisis of Global Power,

NXB Basic Books, New York, 2012; Zbigniew Brzezinski, “After America”, Tạp chí

Foreign Policy (Jan/Feb 2012), truy cập tại www.foreignpolicy.com/articles/

2012/01/03/after_america; Con Coughlin, “America is retreating from the world stage”,

The Telegraph (4/1/2012), truy cập tại www.telegraph.co.uk; Francis Fukuyama, “The

Future of History”, Tạp chí Foreign Affairs (Jan/Feb 2012); Daniel Drezner, “Worst

Empire Ever”, Tạp chí Foreign Policy (16/12/2011), truy cập tại www.foreignpolicy.

com; Richard Haass, “The Restoration Doctrine”, Tạp chí American Interest (tháng 1-

2/2012); Charles Kupchan, “Grand Strategy”, Tạp chí Democracy Journal (Winter

2012); John Lee, “Dragon‟s rise sees Asia yearn for Uncle Sam”, The Australian

(22/11/2011); Leon Hadar, “America‟s Long-Delayed Pacific Century”, Tạp chí The

National Interest (21/11/2011), truy cập tại www.nationalinterest.org/ commentary/

americas-long-delayed-pacific-century-6175; Stephen Walt, “Explaining Obama‟s Asia

policy”, Tạp chí Foreign Policy (18/11/2011), truy cập tại www.foreignpolicy.com;

Lionel Barber, “In search of a new Metternich for the Pacific Century”, Financial Times

(18/11/2011), truy cập tại www.ft.com; Richard Haass, “Re-orienting America”, trang

web Project Syndicate (14/11/2011), truy cập tại www.project-syndicate.org/

commentary/haass38/English; Michael Moran, “The Reckoning Begins”, trang web The

Slate (7/11/2011), truy cập tại www.slate.com; Stephen Walt, “The End of American

Era”, Tạp chí The National Interest (Nov/Dec 2011); Gideon Rachman, “America must

manage its decline”, Financial Times (17/10/2011), truy cập tại www.ft.com; George

Packer, “The Broken Contract: Inequality and American Decline”, Tạp chí Foreign

Affairs (11/10/2011); Aaron Friedberg, A Contest for Supremacy: China, America and

the Struggle for Mastery in Asia, NXB Norton, New York, 2011; Jeffrey Sachs, The

Price of Civilization: Reawakening American Virtue and Prosperity, NXB Random

House Export, 2011; Douglas Paal, “United States: A Stabilizing or Destabilizing Factor

in the Asia - Pacific Region?”, Asia Pacific Brief (19/9/2011), Carnegie Endowment,

truy cập tại www.carnegieendowment.org; Robert Kaplan, “A Power Shift in Asia”, The

Washington Post (24/9/2011), truy cập tại www.washingtonpost.com; Simon Johnson,

“Who Will Eclipse America?”, trang web Project Syndicate (19/9/2011), truy cập tại

www.project-syndicate.org; Charles Kupchan, “Sorry, Mitt: It Won‟t Be an American

Century”, Tạp chí Foreign Policy (6/2/2012), truy cập tại www.foreignpolicy.com;

Edward Luce, “The reality of American decline”, Financial Times (5/2/2012), truy cập

tại www.ft.com.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!