Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
233.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1567

Sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Dinh dưỡng và sức khoẻ

ǎn uống và sức khỏe càng ngày càng được chú ý và có nhiều nghiên cứu chứng minh sự liên

quan chặt chẽ giữa ǎn uống và sức khỏe. ǎn uống không chỉ là đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng

ngày, mà còn là biện pháp để duy trì và nâng cao sức khỏe và tǎng tuổi thọ.

Vấn đề ǎn đã được đặt ra từ khi có loài người, lúc đầu chỉ nhằm giải quyết chống lại cảm giác đói

và sau đó người ta thấy ngoài việc thỏa mãn nhu cầu bữa ǎn còn đem lại cho người ta niềm vui.

Ngày nay vấn đề ǎn còn liên quan đến sự phát triển và là yếu tố quan trọng cho sự phát triển cho

cộng đồng, khu vực và cả một đất nước. Đi đầu trong nghiên cứu vấn đề ǎn uống và sức khỏe là

các thầy thuốc. Qua quan sát và nghiên cứu đã chứng minh nhiều yếu tố ǎn uống liên quan đến

bệnh tật và sức khỏe.

I. LịCH Sử PHáT TRIểN CủA KHOA HọC DINH DƯỡNG

1. Những quan niệm trước đây:

Từ trước công nguyên các nhà y học đã nói tới ǎn uống và cho ǎn uống là một phương tiện để

chữa bệnh và giữ gìn sức khỏe. Hypocrát (460-377) trước công nguyên đã chỉ ra vai trò của ǎn

bảo vệ sức khỏe và khuyên phải chú ý, tùy theo tuổi tác, thời tiết, công việc mà nên ǎn nhiều hay

ít, ǎn một lúc hay rải ra nhiều lần. Hypocrat nhấn mạnh về vai trò ǎn trong điều trị. ông viết "Thức

ǎn cho bệnh nhân phải là một phương tiện điều trị và trong phương tiện điều trị của chúng ta

phải có dinh dưỡng". ông cũng nhận xét "Hạn chế và ǎn thiếu chất bổ rất nguy hiểm đối với

người mắc bệnh mạn tính". ở nước ta Tuệ Tĩ nh thế kỉ thứ XIV trong sách "Nam dược thần hiệu"

đã đề cập nhiều đến tính chất chữa bệnh của thức ǎn và có những lời khuyên ǎn uống trong một

số bệnh và ông đã phân biệt ra thức ǎn hàn nhiệt. Hải Thượng Lãn ông một danh y Việt Nam thế

kỉ XVIII cũng rất chú ý tới việc ǎn uống của người bệnh. ông viết Có thuốc mà thông có ǎn uống

thì cũng đi đến chỗ chết. Đối với người nghèo không những ông thǎm bệnh, cho thuốc không lấy

tiền mà còn trợ giúp cá gạo và thực phẩm cần thiết cho người bệnh. Trong cuốn Nữ Công Thắng

Lãm còn ghi 200 món ǎn.

2. Các mốc phát triển của dinh dưỡng học:

Sidengai người Anh có thể coi là người thừa kế nhưng ý tưởng của Hypocrat, ông đã cho rằng

"Để nhằm mục đích điều trị cũng như phòng bệnh trong nhiều bệnh chỉ cần cho ǎn những chế độ

ǎn thích hợp và sống một đời sống có tổ chức hợp lý, Sidengai cũng chống lại sự mê tín thuốc

men và yêu cầu lấy bếp thay phòng bào chế ". Cùng thời với ông còn có Hacvay một người tìm

ra tuần hoàn máu trong cơ thể. Hacvay cũng rất chú ý đến chế độ ǎn (diet) trong đó còn một chế

độ ǎn hạn chế mở trong một số bệnh đến nay được gọi là chế độ ǎn Bentinh tên một bệnh nhân

của Hacvay sau khi ǎn điều trị có kết quả đã tuyên truyền rất nhiêu chế độ ǎn này.

Từ cuối thế ky XVII những nghiên cứu về vai trò sinh nǎng lượng của thức ǎn với những công

trình của Lavoadie (1743-1794) đã chứng minh thức ǎn vào cơ thể được chuyển hóa sinh nǎng

lượng.

Liebig (1803-1873) đã có những công trình nghiên cứu chứng minh trong thức ǎn những chất

sinh nǎng lượng là protein, lipit và gluxit. Đồng thời có Magendi nghiên cứu vai trò của Protein rất

quan trọng đối với sự sống sau này, nǎm 1838 Mulder đã đề nghị đặt tên chất đó là protein.

Nhưng nghiên cứu về cân bằng nǎng lượng Voit (1831-1908) của P.Rubner (1854-1932) đã chế

tạo ra buồng đo nhiệt lượng và chứng minh được định luật bảo toàn nǎng lượng áp dụng cho cơ

thể sống.

Những nghiên cứu về vitamin mở đầu gắn liền với bệnh hoại huyết của thủy thủ mà Giem Cook

đã khuyên là chế độ ǎn của thủy thủ cần uống nước chanh hoa quả (1728-1779). Sau đó là

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!