Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn TP.HCM
PREMIUM
Số trang
115
Kích thước
2.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1363

Sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn TP.HCM

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Bảo Ngọc

SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN

SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh – 2018

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Võ Thị Bảo Ngọc

SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN

SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành : Tâm lí học

Mã số : 8310401

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS.ĐINH PHƯƠNG DUY

Thành phố Hồ Chí Minh - 2018

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết

quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ

công trình nghiên cứu nào khác.

Tác giả

Võ Thị Bảo Ngọc

LỜI CẢM ƠN

Với lòng biết ơn chân thành nhất tôi xin cảm ơn Ban Giám Hiệu, quý thầy cô

giáo cùng toàn thể cán bộ công nhân viên, Trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo

điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đinh

Phương Duy đã tận tình động viên, giúp đỡ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập

và nghiên cứu. Cảm ơn Trường Đại học Sư phạm TP.HCM, trường Đại học Bách

Khoa TP.HCM và đại học Công Nghệ TP. HCM đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thu

thập số liệu hoàn thành đề tài.

Tôi xin cảm ơn Quý Thầy cô phản biện và hội đồng chấm luận văn đã đọc và

có những nhận xét, góp ý quý giá về luận văn.

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã sát cánh, động viên và giúp đỡ

tôi rất nhiều trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn này

Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Võ Thị Bảo Ngọc

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các biểu đồ

MỞ ĐẦU ...........................................................................................................1

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH

VIÊN SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH........................5

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.........................................................................5

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trên thế giới..............................................5

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề trong nước ..............................................8

1.2. Cơ sở lý luận của đề tài............................................................................10

1.2.1. Sức khỏe tâm thần.............................................................................10

1.2.2 Sinh viên ..........................................................................................16

1.2.3 Một số lý luận về sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại

thông minh ........................................................................................20

Tiểu kết chương 1 ...........................................................................................27

Chương 2. THỰC TRẠNG SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA SINH VIÊN SỬ

DỤNG ĐIỆN THOẠI THÔNG MINH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH....................................................................29

2.1 Thể thức nghiên cứu..................................................................................29

2.1.1. Mục đích nghiên cứu .........................................................................29

2.1.2. Mẫu nghiên cứu .................................................................................29

2.2. Công cụ nghiên cứu .................................................................................30

2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi .................................................30

2.2.2. Phương pháp phỏng vấn ....................................................................32

2.2.3. Phương pháp thống kê toán học ........................................................33

2.3. Kết quả nghiên cứu ..................................................................................33

2.3.1. Thực trạng sử dụng điện thoại thông minh........................................33

2.3.2. Thực trạng sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại thông

minh...................................................................................................38

2.3.3. Thực trạng phụ thuộc vào điện thoại thông minh của sinh viên sử dụng

điện thoại thông minh .......................................................................62

2.3.4. Tương quan giữa sự sức khỏe tâm thần và sự phụ thuộc của sinh viên

sử dụng điện thoại thông minh trên địa bàn Hồ Chí Minh vào điện

thoại thông minh ...............................................................................69

2.3.5. Phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe tâm thần không khỏe mạnh, cân bằng

việc sử dụng điện thoại thông minh cho sinh viên sử dụng điện thoại

thông minh ........................................................................................71

Tiểu kết chương 2 ...........................................................................................77

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..........................................................................78

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................82

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Stt Viết tắt Viết đầy đủ

1

ĐHBK

TPHCM

Đại học Bách khoa TPHCM

2

ĐHCN

TPHCM

Đại học Công nghệ TPHCM

3 ĐHSP TPHCM Đại học Sư phạm TPHCM

4 ĐTB Điểm trung bình

5 ĐTTM Điện thoại thông minh

6 ĐLC Độ lệch chuẩn

7 ĐY Đồng ý

8 ĐHSP Đại học Sư phạm

9 HTĐY Hoàn toàn đồng ý

10 HTKĐY Hoàn toàn không đồng ý

11 KĐY Không đồng ý

12 Nxb Nhà xuất bản

13 PV Phân vân

14 RTX Rất thường xuyên

15 SKTT Sức khỏe tâm thần

16 TS Tần số

17 TP HCM Thành phố Hồ Chí Minh

18 TT Thỉnh thoảng

19 TX Thường xuyên

20 XH Xếp hạng

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Phân bố thành phần mẫu nghiên cứu..........................................29

Bảng 2.2. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2

– những nhân tố của SKTT.........................................................31

Bảng 2.3. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2

– Sức khỏe tâm thần ...................................................................32

Bảng 2.4. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2

– phụ thuộc .................................................................................32

Bảng 2.5. Cách quy đổi điểm trung bình chung thành mức độ trong phần 2

– biện pháp..................................................................................32

Bảng 2.6. Tần suất sử dụng ĐTTM.............................................................33

Bảng 2.7. Tần suất sử dụng ĐTTM tối đa trong một ngày.........................34

Bảng 2.8. Tần suất sử dụng ĐTTM ở trường của sinh viên sử dụng

ĐTTM.........................................................................................36

Bảng 2.9. Mục đích sử dụng ĐTTM của sinh viên.....................................36

Bảng 2.10. Tự nhận thức bản thân của sinh viên sử dụng ĐTTM................38

Bảng 2.11. Tự nhận thức bản thân của sinh viên sử dụng ĐTTM xét theo

trường và giới tính ......................................................................40

Bảng 2.12. Về hoàn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên sử dụng ĐTTM42

Bảng 2.13. Về hoàn thành nhiệm vụ học tập của sinh viên sử dụng ĐTTM

theo trường và theo giới tính ......................................................44

Bảng 2.14. Về việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người

thân .............................................................................................46

Bảng 2.15. Về việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ gần gũi – người thân

theo trường và giới tính ..............................................................48

Bảng 2.16. Về nhận thức xã hội....................................................................51

Bảng 2.17. Về nhận thức xã hội của sinh viên sử dụng ĐTTM theo trường và

theo giới tính...............................................................................52

Bảng 2.18. Thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM .......................56

Bảng 2.19. Thực trạng SKTT của sinh viên sử dụng ĐTTM xét theo trường

và theo giới tính ..........................................................................58

Bảng 2.20. Tương quan giữa các nhân tố của SKTT....................................60

Bảng 2.21. Thực trạng phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên sử dụng

ĐTTM.........................................................................................62

Bảng 2.22. Thực trạng phụ thuộc vào ĐTTM của sinh viên sử dụng ĐTTM

theo trường và theo giới tính ......................................................66

Bảng 2.23. Tương quan giữa sự SKTT và sự phụ thuộc của sinh viên sử dụng

ĐTTM trên địa bàn HCM vào ĐTTM........................................69

Bảng 2.24. Biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM của sinh viên sử dụng

ĐTTM.........................................................................................72

Bảng 2.25. Sự đồng thuận về biện pháp cân bằng việc sử dụng ĐTTM của

sinh viên sử dụng ĐTTM theo trường và theo giới tính.............73

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1. Tần suất sử dụng ĐTTM..................................................................... 34

Biểu đồ 2.2. Nhân tố về sức khỏe tâm thần của sinh viên sử dụng điện thoại

thông minh.......................................................................................... 57

1

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

SKTT không chỉ được định nghĩa hẹp là những chứng bệnh về tâm thần mà là

trạng thái khỏe mạnh hoặc không khỏe mạnh về mặt tinh thần của con người, đó là

những cảm xúc, tâm lí, sự cảm nhận về hạnh phúc, ảnh hưởng tới điều cá nhân suy

nghĩ, cảm nhận và hành động. SKTT giúp chúng ta xác định cách xử lý stress, kết nối

với người khác và đưa ra quyết định. Trong mọi giai đoạn của cuộc đời mỗi người từ

trẻ nhỏ, thanh thiếu niên cho đến người trưởng thành, sự tác động của sức khỏe tinh

thần là vô cùng lớn.

Chúng ta đang được sống trong một thời đại mà cách mạng công nghệ số đang

thật sự mạnh mẽ cùng với sự đón đầu một cách nhanh chóng khoa học kỹ thuật. Với

mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống, hướng tới xã hội hiện đại hơn, ĐTTM dần

trở thành một công cụ phổ biến phục vụ cho đời sống vật chất, và tinh thần của con

người trong thời điểm hiện tại.

Sinh viên nói chung và sinh viên đang sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh nói

riêng là một bộ phận của giới trẻ linh hoạt, chủ động và mềm dẻo trong tư duy, có

nhận thức tương đối cao, dễ dàng tiếp thu cái mới chính là đối tượng mà nghiên cứu

này hướng tới. Theo nhận định ban đầu số lượng sinh viên sử dụng ĐTTM lớn và vì

đã có đủ nhận thức nên việc đánh giá, nhìn nhận về những lợi ích cũng như ảnh hưởng

tiêu cực của ĐTTM lên bản thân sẽ đầy đủ chính vì vậy người nghiên cứu lựa chọn

khách thể là sinh viên các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Qua phương tiện truyền thông đại chúng trong những năm gần đây cũng như

nhận định của bản thân về việc con người nói chung và sinh viên nói riêng sử dụng

ĐTTM như một vật dụng không thể thiếu đang là một hiện tượng mới nổi lên như

một xu hướng Song song với lợi ích không thể chối bỏ mà ĐTTM mang lại như con

người có thể dễ dàng tìm kiếm thông tin thậm chí là cả nghiên cứu khoa học, dễ dàng

trao đổi, gặp gỡ, chia sẻ với nhau thông qua các ứng dụng trên ĐTTM mà không bị

cản trở bởi khoảng cách địa lý, thời gian, nâng cao giá trị bản thân thì những ảnh

hưởng tiêu cực mà ĐTTM mang lại cũng không hề nhỏ như sinh viên không thể làm

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!