Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sức khỏe cộng đồng / Phạm Gia Trân
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TS. GVC PHẠM GIA TRÂN
1
SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG
(PUBLIC HEALTH)
ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA XÃ HỘI HỌC – CÔNG TÁC XÃ HỘI – ĐÔNG NAM Á
2
NỘI DUNG
1- LÝ THUYẾT
PHẦN MỘT: TỔNG QUAN VỀ SỨC KHỎE VÀ BỆNH TẬT
PHẦN HAI : CÁC VẤN ĐỀ SỨC KHỎE CHỦ YẾU CỦA CỘNG ĐỒNG
(BỆNH LÂY NHIỄM VÀ BỆNH KHÔNG LÂY NHIỄM)
PHẦN BA : HỆ THỐNG Y TẾ
PHẦN BỐN : TRUYỀN THÔNG SỨC KHỎE
2- BÀI TẬP
3
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tóm tắt bài giảng môn học Sức khỏe cộng đồng – TS. Phạm Gia Trân – Khoa Xã Hội Học và
Công Tác Xã Hội – Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh – Năm 2011
1. Bộ môn Vệ sinh – Môi trƣờng – Dịch tễ Trƣờng Đại Học Y Hà Nội, Vệ sinh – môi trƣờng –
dịch tễ (tập 1 và tập 2), nhà xuất bản Y học, 1997.
2. Cecil Helman, Culture, Health and Illness, John Wright&Sons Ltd, Bristol, 1985
3. Đặng Phƣơng Kiệt, Tâm lý học sức khỏe, nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000
4. Jennie Naidoo & Jane Wills, Health Studies-An Introduction, Palgrave, Newyork, 2001
5. Phan Văn Duyệt, Sức khoẻ nhân dân và phát triển kinh tế xã hội, Nhà xuất bản Y Học, 1998
6. Wolinsky, The Sociology of Health: its origin, nature, present and future, Wadsworth, CA, USA,
1988
4
ĐỊNH NGHĨA MÔN HỌC
Sức khoẻ cộng đồng là một ngành khoa học về bảo vệ và nâng cao sức khoẻ
các cộng đồng thông qua việc giáo dục, tuyên truyền lối sống mạnh khoẻ và
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến việc phòng ngừa các bệnh tật và thƣơng
tích.
Về đối tƣợng nghiên cứu, sức khoẻ cộng đồng tập trung vào bảo vệ sức khỏe
của toàn bộ dân số. Dân số này có thể có qui mô nhỏ nhƣ tổ dân phố hay qui
mô lớn nhƣ toàn bộ quốc gia, tỉnh/thành phố, quận/huyện.
5
PHẦN MỘT:
TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ VÀ BỆNH TẬT
6
TỔNG QUAN VỀ SỨC KHOẺ
7
1- ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE
Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO):
Sức khỏe là sự tồn tại khỏe
mạnh về thể xác, tinh thần và
xã hội và không chỉ là sự
vắng mặt của bệnh tật.
8
ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE CỦA Y HỌC
Định nghĩa:
Sức khỏe là trạng thái tồn tại khỏe mạnh của các tổ chức, cơ quan bên trong cơ thể
đƣợc biểu hiện bởi sự hoạt động bình thƣờng của cơ thể và sự vắng mặt của bệnh
tật.
Tiêu chí đo lƣờng sức khỏe:
- Dấu hiệu bệnh (Sign of disease)
- Triệu chứng bệnh (Symptom of disease)
9
ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE CỦA XÃ HỘI HỌC
Định nghĩa:
- Sức khỏe là năng lực tối ƣu để thực hiện các vai trò và nhiệm vụ xã hội.
- Sức khỏe gắn liền với sự tham gia xã hội.
Tiêu chí đo lƣờng sức khỏe:
Fanshel và Bush (1970) đƣa ra 11 trạng thái sức khỏe gắn liền chức năng
và phi chức năng xã hội.
10
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỨC KHỎE VỀ XÃ HỘI
Fanshel và Bush (1970)
1- Tồn tại khỏe mạnh (Well-being)
2- Không thỏa mãn (Dissatisfaction)
3- Khó chịu (Discomfort)
4- Ốm yếu nhẹ (Minor disability)
5- Ốm yếu đáng kể (Major disability)
6- Ốm yếu thật sự (Disabled)
7- Giới hạn (Confined)
8- Giới hạn và liệt gƣờng (Confined and Bed ridden)
9- Cô lập (Isolated)
10- Hôn mê (Coma)
11- Chết (Dealth)
11
ĐỊNH NGHĨA SỨC KHỎE CỦA TÂM LÝ HỌC
Định nghĩa:
Sức khỏe là sự khỏe mạnh về tinh thần
Tiêu chí đo lƣờng sức khỏe:
1- Khỏe mạnh về nhận thức (Cognition)
2- Khỏe mạnh về cảm xúc (Emotion)
3- Khỏe mạnh về động lực (Motivation)
Id Yếu tố Ngành khoa học Vấn đề nghiên cứu /
Nguyên nhân xã hội của Sức khỏe
– Bệnh tật
1 Lãnh thổ Địa lý y học
(Medical geography)
1. Phân bố bệnh tật theo lãnh thổ
2. Phân bố cơ sở y tế theo lãnh thổ
2 Đạo đức Đạo đức học sức khỏe
(Medical ethic)
1. Y đức
2. Quyền bệnh nhân
3. Công bằng trong tiếp cận và sử
dụng nguồn lực y tế
3 Văn hóa Nhân học y tế
(Medical anthropology)
1. Các loại hình chăm sức khỏe
(Tây y, Đông y, Y học dân tộc).
2. Nhận thức, niềm tin và hành vi
sức khỏe
12
2- CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH CỦA SỨC KHỎE VÀ BỆNH
TẬT (SOCIAL DETERMINANTS OF HEALTH AND DISEASES)
Id Yếu tố Ngành khoa học Vấn đề nghiên cứu /
Nguyên nhân xã hội của Sức khỏe –
Bệnh tật
1 Kinh tế Kinh tế học sức khỏe
(Health economy)
1. Phân bố nguồn nhân lực y tế
2. Tài chính bệnh viện
3. Bảo hiểm y tế
4. Mối quan hệ giữa y tế và kinh tế
2 Tâm lý Tâm lý học sức khỏe
(Health psychology)
1. Thói quen sức khỏe
2. Tuân thủ điều trị
3 Xã hội Xã hội học y tế
(Health Sociology)
1. Nguyên nhân xã hội của bệnh tật
2. Quan hệ Bác sĩ - bệnh nhân
3. Tổ chức xã hội của bệnh viện
13
2- CÁC YẾU TỐ XÃ HỘI QUYẾT ĐỊNH CỦA SỨC KHỎE VÀ BỆNH
TẬT (SOCIAL DETERMINANTS OF HEALTH AND DISEASES)