Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

suc khoe cho bé
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
http://webtretho.com/
Theo các bài viết: Trang
• 10 cách ăn uống lành mạnh 12
• 10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ 12
• 10 loại bột cho bé 6 - 9 tháng tuổi
• 10 yếu tố ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ trẻ em 133
• 15 Món ăn dành cho bé từ 9 - 12 tháng 41
• 16 món ăn cho trẻ 12 - 24 tháng tuổi 44
• 19 món canh cho trẻ trên 2 tuổi 48
• 20 cách trị trẻ biếng ăn 6
• 23 món mặn cho trẻ trên 2 tuổi 51
• 3 món bột cho bé ở lứa tuổi bắt đầu ăn dặm (bột loãng) 40
• 4 lời khuyên dinh dưỡng 16
• 5 sai lầm cần tránh khi cho con ngủ 101
• 7 cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ 125
• 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư ở trẻ em 132
• Acid Folic 20
• AIDS (bệnh Sida)
• An toàn cho con khi đi bơi 111
• An toàn khi cho bé ăn 10
• Ðọc truyện đêm khuya cho con 133
• Ảnh hưởng của môi trường đến trẻ dưới 3 tuổi 134
• Ban công an toàn cho bé chập chững biết đi 134
• Bàn học thông minh
• Bé có bị suy dinh dưỡng hay không? 26
• Bé chậm tăng cân có phải do sữa mẹ “nóng” không? 33
• Bé cũng bị tiểu đường 83
• Bé hay cắn vú mẹ 35
• Bé khóc nhiều làm mẹ thật sự lo lắng! 33
• Bé mới tập ăn dặm: 4 - 6 tháng 39
• Bé và chất canxi 123
• Bí quyết nuôi con khỏe 134
• Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu làm tăng trí thông minh 28
• Bạn đã biết cách bế bé chưa? 117
• Bảo vệ sức khoẻ trẻ em trong mùa mưa 60
• Bất thường tinh hoàn ở các bé trai
• Bắt đầu cho trẻ bú mẹ 29
• Bệnh bại liệt
• Bệnh cúm 88
• Bệnh da thường gặp ở trẻ em 77
• Bệnh giun sán 80
• Bệnh lé ở trẻ em
• Bệnh lý bẩm sinh thường gặp ở trẻ
• Bệnh quai bị
• Bệnh sâu răng 106
• Bệnh sởi
• Bệnh sởi và các biến chứng nguy hiểm
• Bệnh thấp
• Bệnh thủy đậu 88
• Bệnh thiếu máu
• Bệnh thoát vị tủy - màng tủy ở trẻ em
• Bệnh uốn ván
• Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh
• Bệnh Viêm não Nhật Bản
• Bệnh viêm phế quản 59
• Bệnh viêm tai giữa đang gia tăng ở TP. HCM
• Bốn điều cần chú ý khi cho trẻ uống thuốc sirô 91
• Bổ sung vitamine ở trẻ khoẻ mạnh 18
1
• Biếng ăn ở trẻ em 135
• Các bà mẹ cần chú ý khi cho con ăn bổ sung 17
• Các bệnh hay gặp trong mùa mưa lạnh ở trẻ 61
• Các biện pháp giúp bé có bộ răng chắc khỏe 105
• Các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn khi biết nguyên nhân 136
• Các biện pháp để trẻ có giấc ngủ ngon 102
• Các bước tắm cho trẻ 121
• Các loại thức ăn cần tránh 10
• Các loại vaccin khác nên tiêm cho trẻ 100
• Các thuốc thông thường trong điều trị biếng ăn ở trẻ em 8
• Các trung tâm khám chữa bệnh tại Hà Nội
• Các trung tâm khám chữa bệnh tại TP. HCM
• Các đặc điểm của răng sữa và răng vĩnh viễn 106
• Cách bảo quản thuốc 91
• Cách bảo vệ thân nhiệt cho trẻ sơ sinh 118
• Cách bỏ lớp cứt trâu trên đầu trẻ 122
• Cách bồng bế rất quan trọng để bé bú được nhiều sữa 34
• Cách nhận biết trẻ bị tật tim bẩm sinh
• Cách phòng nguy cơ nhiễm viêm gan B ở trẻ sơ sinh
• Cách tính liều lượng thuốc dùng cho trẻ em 92
• Cách trị viêm tắc tia sữa 35
• Cách xử trí khi thân nhiệt trẻ sơ sinh thay đổi 130
• Có cần phải dùng thuốc cho trẻ ngay chưa? 89
• Có nên cắt da qui đầu ở trẻ nhỏ?
• Có nên ngưng cho bú mẹ khi bé bị bệnh không? 32
• Có đúng là ăn gì bổ nấy không? 25
• Cảnh giác với chứng vẹo cột sống ở học sinh
• Cảnh giác với tình trạng thừa vitamin ở trẻ nhỏ 94
• Cần cảnh giác với các khối u ổ bụng ở trẻ
• Cần phát hiện sớm lồng ruột ở trẻ em 76
• Cẩn thận với bệnh sốt cao so giật ở trẻ 75
• Cắt amidan, nạo V.A. Khi nào thì nên làm? 77
• Cắt móng tay cho trẻ con 118
• Cố định giờ ngủ 100
• Cứu! Con tôi béo quá 27
• Chàm (Eczema) 89
• Chảy máu cam 83
• Chất béo trong thức ăn 15
• Chẩn đoán xử trí bệnh viêm não cấp ở trẻ em
• Chế độ dinh dưỡng khi trẻ ốm 23
• Chế độ ăn cho học sinh trung học cơ sở và phổ thông trung học (13 - 18 tuổi)
• Chế độ ăn cho trẻ em tiểu học (6 - 12 tuổi)
• Chế độ ăn giàu chất béo giúp giảm co giật ở trẻ động kinh
• Chọn giày cho trẻ 127
• Chủng ngừa và chủng ngừa nhắc lại
• Chủng ngừa Viêm gan siêu vi B như thế nào? 99
• Chứng bón ở trẻ em - Mẹo vặt chữa táo bón 58
• Chứng hôi miệng: Nguyên nhân và cách xử trí 107
• Chứng mồ hôi trộm ở trẻ em 82
• Chứng tự kỷ
• Chứng đau bụng do stress ở trẻ em 80
• Chứng đồng tử trắng ở trẻ em
• Chứng đồng tử trắng ở trẻ em
• Chứng đột tử ở trẻ sơ sinh
• Cho 2 bé sinh đôi bú mẹ 38
• Cho bé bú như thế nào khi mẹ đi làm trở lại? 33
• Cho bé uống thuốc 122
• Cho những trường hợp người mẹ phải cho bú bình 37
• Cho trẻ ăn dầu hay mỡ? 23
• Chuẩn bị đường thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn 137
2
• Chuyện ăn uống của bọn trẻ 9
• Chăm chút gương mặt con trẻ 120
• Chăm sóc cho bàn chân tí hon 120
• Chăm sóc con 126
• Chăm sóc khi bé bệnh 126
• Chăm sóc rốn trẻ sau khi rời nhà hộ sinh 112
• Chăm sóc răng cho con bạn nhân dịp hè
• Chăm sóc răng miệng 105
• Chăm sóc sức khoẻ cho cháu khi mới vào học 130
• Chăm sóc trẻ bị co giật khi sốt tại nhà 74
• Chăm sóc trẻ mắc 4 bệnh mùa nắng 79
• Chăm sóc trẻ sau khi bơi 125
• Chăm sóc trẻ sinh non 113
• Chăm sóc trẻ sơ sinh như thế nào? 126
• Co giật do sốt cao 86
• Coi chừng thiếu máu ở trẻ
• Con bạn biếng ăn 136
• Con bạn không chịu ngủ 103
• Con không thích thừa cân! Làm thế nào để trẻ không bị béo phì?
• Dùng thuốc cho trẻ 90
• Dùng thuốc nhỏ mũi cho trẻ 92
• Dạy con học ăn 10
• Dạy trẻ tự biết bảo vệ khi có hỏa hoạn 137
• Dễ nhớ - Lâu quên 15
• Dị ứng sữa ở trẻ em 81
• Dụng cụ cấp cứu cần thiết trong tủ thuốc gia đình 108
• Dinh dưỡng hợp lý cho học sinh tiểu học
• Down - Hội chứng down
• Game có hại cho trẻ
• Giúp bé ngủ ngon 103
• Giúp trẻ chơi quanh nhà an toàn và bảo đảm. 110
• Giấc ngủ trẻ thơ và tã giấy 101
• Hãy bảo vệ con bạn trong mùa mưa 125
• Hãy cảnh giác với bệnh Kawasaki 87
• Hình như con tôi bị mộng du. Phải làm gì?
• Hẹp bao quy đầu
• Hẹp môn vị
• Hội chứng ngạt tắc mũi ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi 60
• Hội chứng viêm não cấp là gì?
• Hen phế quản ở trẻ em
• Hen phế quản ở trẻ em
• Hen suyễn
• Hiện tượng nôn trớ và cách phòng bệnh 69
• Hoa quả & rau dành cho trẻ từ 5 tháng đến 6 tháng tuổi 39
• Hăm tã 57
• Iốt loãng giúp ngăn ngừa chứng sâu răng sớm ở trẻ 106
• Internet và trẻ nhỏ
• Khai giảng năm học mới - Bảo vệ sức khoẻ cho con đi học
• Không nên dùng quá nhiều vitamin 18
• Không nên lạm dụng men tiêu hoá 93
• Không nên lấy trọng lượng của trẻ làm mục tiêu phấn đấu 23
• Khi bé bị viêm tai giữa 85
• Khi bé nuốt một vật nhỏ 109
• Khi bé ăn tham 11
• Khi cần gọi bác sĩ 78
• Khi con biếng ăn 8
• Khi nào không được tiêm chủng cho trẻ 98
• Khi đi làm mẹ bị chảy sữa ướt cả áo. Thật bất tiện! 36
• Kiết lị 82
• Kiểm tra thị lực 128
3
• Làm gì khi bé sốt 138
• Làm gì khi con bị lạc 111
• Làm gì khi trẻ bị sặc sữa? 115
• Làm gì để phát triển chiều cao? 119
• Làm sao biết được trẻ đã tiêm phòng lao chưa?
• Làm sao cho bé bú mẹ khi núm vú bị nứt? 31
• Làm sao cho con bú khi núm vú quá ngắn hoặc quá dài? 31
• Làm sao trị đái dầm ở trẻ em 72
• Làm thế nào đề giúp trẻ hay ăn chóng lớn 21
• Làm thế nào để biết mẹ có đủ sữa cho con bú? 32
• Làm thế nào để tăng lượng sữa và phục hồi sữa mẹ? 33
• Lịch thay răng 107
• Lịch tiêm chủng 95
• Lồng ruột 86
• Lở miệng 84
• Lưu ý khi massage cho bé 124
• Lưu ý trong chuẩn bị đồ ăn, thức uống 24
• Massage cho bé khỏe hơn 123
• Món ăn bài thuốc cho bà mẹ thiếu sữa 34
• Mùa hè, viêm não trẻ em có nguy cơ bùng phát thành dịch
• Mùa lạnh đề phòng viêm phổi trẻ em
• Mất ngủ ở trẻ nhỏ 103
• Mẹ phải làm sao khi bé không chịu bú mẹ? 32
• Mẹ ơi, con đau bụng! 80
• Mọc răng: Điều gì xảy ra? Nên làm gì? 104
• Một số bệnh lây truyền từ mẹ sang con
• Một số biện pháp làm dịu cơn đau bụng ở trẻ nhỏ 118
• Một số chứng phát ban 83
• Một số nguyên nhân gây biếng ăn 7
• Một số tình huống đặc biệt khi cho con bú mẹ 36
• Một vài điều nên biết khi tắm nắng cho trẻ 114
• Muối trong thức ăn cho trẻ 12
• Nôn trớ ở trẻ em là hội chứng luồng trào ngược 69
• Nôn trớ ở trẻ sơ sinh 70
• Ngay sau khi sinh, có cần cho trẻ uống nước đường, nước cam thảo không?
• Ngày càng có nhiều trẻ em thành phố bị béo phì
• Ngày Tết cho bé ăn uống gì? 25
• Ngày tết, con sốt 130
• Ngậm vú giả - Thói quen dẫn đến những tật xấu của trẻ 116
• Ngon miệng chỉ đi đôi với niềm vui 24
• Nhận biết sức khỏe của trẻ nhỏ qua tiếng khóc 124
• Những bệnh lý thận thường gặp ở trẻ em 73
• Những câu hỏi về việc săn sóc khi bé bị bệnh 138
• Những chuyên môn y tế đơn giản cần biết 116
• Những hiện tượng liên quan đến sức khỏe 63
• Những khó khăn khi cho con bú mẹ 30
• Những lời khuyên giúp phòng chống các bệnh thông thường 55
• Những sai lầm trong chăm sóc trẻ sơ sinh 117
• Những sai lầm trong nuôi dưỡng trẻ nhỏ 20
• Những thức ăn không nên khuyến khích trẻ dùng 20
• Những yếu tố ảnh hưởng xấu đến thị lực trẻ em 119
• Những điều cần biết khi cho trẻ uống thuốc nước 139
• Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ 128
• Những điều cần biết khi sử dụng tủ thuốc gia đình 91
• Những điều cần biết về việc tiêm phòng (chích ngừa) cho trẻ em 96
• Những điều cần chú ý khi đưa trẻ đi bơi vào mùa nóng 125
• Nhiễm khuẩn ở trẻ sơ sinh 71
• Nhiễm khuẩn rốn ở trẻ sơ sinh 84
• Nhu cầu calcium (canxi) hàng ngày 25
• Nuôi con bằng sữa mẹ và một số vấn đề có liên quan 28
4
• Nuôi dưỡng trẻ từ 1 đến 3 tuổi 21
• Nuôi dưỡng trẻ thấp cân như thế nào? 128
• Phân không bình thường 68
• Phòng bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ 62
• Phòng chống thiếu vitamin A 14
• Phòng khám mới cho các bà mẹ
• Phòng ngừa bệnh sởi 99
• Phòng ngừa bệnh thuỷ đậu 87
• Phòng ngừa lây chí ở môi trường bán trú 132
• Phòng tránh cận thị học đường
• Phải làm gì khi vú căng tức sữa và đau? 31
• Phản ứng phụ khi tiêm vacxin 97
• Phương pháp giảm béo cho trẻ mà không cần ăn kiêng 28
• Rối loạn tâm lý ở trẻ em 129
• Rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh 76
• Răng sữa trẻ em 105
• Sân chơi an toàn 109
• Sâu răng do bú bình và biện pháp phòng ngừa 105
• Sặc 68
• Số liệu suy dinh dưỡng ở trẻ em và bà mẹ
• Sốt thương hàn
• Sử dụng Paracetamol ở trẻ em 94
• Sữa nào có nhiều dưỡng chất? 11
• Sữa non 35
• Sự an toàn tại nhà 109
• Siêu vi viêm gan B
• Suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
• Săn sóc con đúng cách 114
• Tai biến do thuốc ở trẻ em 94
• Tai nạn thường gặp 112
• Tác hại của thiếu và thừa vitamin A, D 124
• Táo bón 57
• Táo bón ở trẻ và cách khắc phục 59
• Tôi nên làm gì khi con tôi nhét vật gì đó và tai hoặc mũi của nó? 108
• Tập cho bé những thói quen tốt trong ăn uống 12
• Tập ngủ theo giờ giấc chỉ trong 7 ngày 101
• Tật lác mắt
• Tật đái dầm ở trẻ em 71
• Tắc tuyến lệ
• Tắm bé an toàn 108
• Tủ thuốc gia đình 90
• Tự kiểm tra xem con bạn thiếu vitamin gì? 71
• Thái độ của người lớn khi cho trẻ uống thuốc 91
• Thận trọng với chứng hạ canxi huyết ở trẻ nhỏ
• Thời gian ngủ chợp của bé 102
• Thời tiết thay đổi, phòng ngừa bệnh trái rạ bằng cách nào? 88
• Thức ăn và trí nhớ trong mùa thi
• Thực đơn cho trẻ 2 - 3 tuổi
• Thực đơn cho trẻ 3 - 5 tuổi
• Thực đơn dành cho bé từ 6 đến 9 tháng
• Thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 - 2 tuổi
• Thực đơn ăn dặm cho trẻ 10 - 12 tháng
• Thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 - 9 tháng
• Thiết kế phòng cho con 125
• Tiêm phòng - cách ngừa bệnh viêm gan B tốt nhất 98
• Tiêu chảy cấp ở trẻ em 82
• Tiếng ồn đồ chơi ảnh hưởng xấu đến sức khỏe trẻ em 118
• Toàn bộ trẻ em được tiêm chủng phòng viêm gan B
• Tránh viêm da do tã lót ở trẻ em 56
• Trên 90% người trưởng thành bị sâu răng 107
5
• Trẻ bị ngã va đụng đầu: Nên làm gì? 122
• Trẻ con “lớn lên” trong giấc ngủ 103
• Trẻ dễ bị mập phì ở lứa tuổi nào?
• Trẻ em bị rối loạn tiêu hoá nên dùng thuốc gì? 93
• Trẻ em cũng có thể bị đục thủy tinh thể
• Trẻ em dưới 2 tuổi đánh răng thế nào? Nuốt kem có hại gì? 104
• Trẻ em và bệnh ung thư xương
• Trẻ mọc răng 104
• Trẻ sẽ không bị rôm sảy nếu bạn biết bảo vệ chúng 119
• Tuyệt đối không dùng nước củ dền pha sữa cho trẻ nhỏ 11
• Tăng chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn cho trẻ em 16
• U nguyên bào võng mạc ở trẻ em
• Vacxin phối hợp 100
• Vai trò của protein và lysine trong dinh dưỡng trẻ em 22
• Vì sao phải cẩn thận khi dùng thuốc cho trẻ em? 90
• Vệ sinh vô trùng khi nuôi trẻ 121
• Viêm Amidan 85
• Viêm phế quản cấp: những điều nên biết 59
• Viêm xoang trẻ em
• Vitamin D và bệnh còi xương ở trẻ em 56
• Xử lý các tổn thương mắt ở trẻ em 131
• Xử lý dị ứng sữa ở trẻ 115
• Ăn dặm hợp lý 18
• Đau mắt 84
• Đằng sau những cơn ho 62
• Đẹn (Tưa) 73
• Để không làm mất các chất có lợi cho cơ thể khi nấu ăn 24
• Để tránh các bệnh thường xảy ra trong lứa tuổi đi học 131
• Địa chỉ các bác sĩ nhi khoa (tư nhân) 89
• Đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi của trẻ 108
• Đừng để con bạn bị suy dinh dưỡng! 13
• Điều trị bệnh chàm thể trạng
• Điều trị sán xơ mít
• Đo nhiệt độ cho trẻ 120
• Đoán bệnh qua mắt trẻ 120
Theo chuyền mục
Dinh dưỡng Trang
Dinh dưỡng chung 6
Bú sữa mẹ 28
Theo lứa tuổi 39
Bệnh trẻ em
Bệnh thông thường 55
Bệnh lây nhiễm 87
Địa chỉ cần biết 89
Thuốc & Chủng ngừa
Thuốc cho trẻ 89
Chủng ngừa 89
Chăm sóc
Chăm sóc giấc ngủ 100
Răng và miệng 104
An toàn cho bé 107
Chăm sóc chung 112
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng chung
20 cách trị trẻ biếng ăn
Việc cho bé ăn quả là một nghệ thuật thực sự: Hẳn không ít lần bạn đã trổ đủ “ngón nghề” chỉ cốt sao cho bé ăn được một vài thìa cơm hay mẩu
thịt. Hẳn không chỉ một lần bạn băn khoăn, tại sao con người ta thì ăn uống dễ dàng thế kia, còn với con mình phải dùng đủ các biện pháp...
Bạn không hề đơn độc: Có 20% các ông bố bà mẹ của trẻ 3 tuổi và 42% bố mẹ các bé 4 tuổi phàn nàn về sự biếng ăn của con mình.
Nếu con bạn ăn ít hơn những đứa trẻ khác, bạn đừng bận tâm. Nếu con bạn vẫn phát triển bình thường thì bạn không có gì phải lo lắng.
Con bạn hầu như không đói. Thật vậy! Bọn trẻ sinh ra với bản năng sinh tồn, điều đó khiến cho nếu như có thể thì chúng chỉ ăn đúng cái và đúng
lượng mà cơ thể chúng cần. Do đó nên chấm dứt chế độ độc tài bên bàn ăn nhà bạn. Hãy để cho trẻ được quyết định nó sẽ ăn gì. Ngoài ra, dạ
dày của trẻ nhỏ hơn của người lớn rất nhiều nên khẩu phần ăn của chúng nhiều nhất chỉ bằng một nửa của người lớn.
Chiến tranh bên bát ăn thường hay xảy ra nhất khi bé lên 2 hay lên 3 tuổi và rất hiếm khi thực sự liên quan đến sự ăn uống. Bởi trẻ ở tuổi này đã
bắt đầu muốn khẳng định mình. Bé đã để ý thấy những gì nó làm, nó nói đều có tác động đến những người xung quanh. Giờ đây bé muốn thử “tự
6
vệ”. Bạn hãy cố gắng đừng để lộ ra là bạn muốn bát ăn của bé phải sạch trơn. Dần dần rồi bé sẽ hiểu ra rằng nó ăn không chỉ để mẹ vui, mà vì
để không bị đói. Sự biếng ăn của trẻ đôi khi lại xuất phát từ những nguyên nhân khác. Thông thường khi nấu nướng, bạn chế biến món ăn theo
khẩu vị của mình. Nghĩa là bạn nấu món ăn mà chính bạn thích. Nhưng biết đâu, bé lại có khẩu vị hoàn toàn khác và cái món “chủ lực” của bạn
thì bé lại ghét cay ghét đắng?
Làm thế nào để trẻ thích ăn hay chí ít thì cũng không sợ ăn:
1. Bạn chỉ nên gợi ý cho bé ăn khi nó đã đói. Trẻ em thường chối bỏ thức ăn chẳng qua vì chúng chưa kịp đói. Thằng bé lười ăn của bạn
hình như không bao giờ thấy đói? Cũng có thể do bạn đã không cho bé cơ hội ấy? Bạn hãy thử trong vài ngày liền không liên tục ép bé
ăn. Hãy đợi để tự bé phải nhắc đến bữa ăn.
2. Khi đã quan sát được lúc nào bé thường thấy đói, bạn hãy cho bé ăn vào những giờ cố định. Trẻ em thích cuộc sống điều độ.
3. Hãy giảm số bữa ăn. Một đứa trẻ 3 tuổi thực sự không cần đến 5 bữa ăn mỗi ngày. Giữa bữa sáng và bữa trưa, thay vì cho bé ăn cháo
hay một lưng cơm, bạn hãy cho bé ăn một quả chuối hay miếng đu đủ, có thể sau đó bé sẽ ăn trưa một cách ngon lành.
4. Hãy giảm những bữa ăn vặt. Bạn thử xem liệu bé có hay ăn vặt không? Vài cái kẹo, một gói bim bim, tưởng như không là gì cả nhưng
lại ảnh hưởng rất nhiều đến sự ngon miệng của trẻ.
5. Hãy giảm khẩu phần ăn của bé. Một bát cơm đầy có ngọn quả không kích thích sự thèm ăn của bé chút nào. Trái lại là đằng khác - nó
khiến trẻ sợ và ngán. Sẽ hoàn toàn khác nếu trước mặt bé là một miếng thịt nho nhỏ, một chút xíu cơm và vài thìa canh. Ngần này thì
có thể ăn được. Mà ngần ấy cũng đủ để một đứa trẻ hai tuổi no bụng.
6. Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nếu ngày nào bạn cũng dọn cho bé món trứng đúc thịt, thì chẳng có gì ngạc nhiên khi
nó không muốn ăn. Nếu bữa sau, bạn cho bé một khúc cá rán hay một bát súp sườn hầm khoai tây, củ cải, bạn sẽ thấy là ít ra thì bé
cũng thử.
7. Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Bên cạnh những búp súp lơ trắng là những cánh hoa cà
rốt màu cam rực, bên cạnh những khúc đậu đũa xanh có cà chua đỏ… Một sáng kiến rất hay là món salad thập cẩm: cà rốt, ớt ngọt,
giá đỗ, khoai tây, dưa chuột…
8. Hãy để cho bé tự chọn. Trước khi nấu ăn, bạn hãy hỏi bé: “Con thích ăn gì nào?” và đưa ra một thực đơn mà bạn có thể làm để bé
chọn. Có thể bé sẽ chẳng chọn gì cả, biết làm sao được! Nhưng cũng có thể bé sẽ thích một món nào đó.
9. Hãy chấp nhận một số ý thích trái khoáy của bé. Nếu bé nhất định đòi uống sinh tố cà chua với cam, bạn đừng lấy đó làm điều bực
mình, hãy làm cho bé. Đó chẳng qua là khẩu vị. Nếu bé chỉ thích bánh mỳ kẹp hình tam giác hay uống sữa bằng ống hút, bạn cứ chiều
theo ý thích của bé, chắc chắn rồi đến lúc bé sẽ chán.
10. Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Thay vì thịt, bạn có thể cho bé ăn trứng, cá hoặc giò, xúc xích. Nếu bé sợ rau, thì thay vì bực
bội, bạn hãy cho bé ăn thêm trái cây.
11. Bạn đừng cố giấu những thứ bé không thích ăn vào các món ăn. Vì chắc chắn bé sẽ phát hiện ra và sẽ không chịu ăn gì nữa. Và nguy
nhất là bạn đã làm nó ghét cái món mà đến nay nó vẫn thích.
12. Bạn có thể dùng chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Thay vì cho bé ăn thịt với cơm, bạn kẹp thịt vào bánh mỳ. Bạn có thể cho canh vào
cốc như một thứ đồ uống thay vì để ở bát như thường lệ. Bạn thử xay trái cây rồi cho vào ngăn đá cho đông sệt lại, có thể bé sẽ thích
hơn?
13. Chỉ có bé uống sau bữa ăn, chứ không để vừa ăn vừa uống, đặc biệt là trước bữa ăn. Nếu trước bữa ăn, dạ dày bé tẹo của bé đã
được làm đầy bằng nước ngọt thì đương nhiên là suất ăn trưa không còn quyền cư trú trong đó nữa.
14. Cứ để cho bé ăn lâu như nó thích. Việc bé nhẩn nha cả buổi trưa không có nghĩa là bé biếng ăn. Có thể việc tự ăn vẫn là quá khó đối
với bé. Thậm chí cả khi bạn thấy bữa ăn dường như không bao giờ kết thúc, thì cũng đừng tỏ ra sốt ruột. Bé chỉ cần biết là bạn muốn
nó kết thúc bữa ăn, nó sẽ đẩy bát cơm ra xa ngay. Vì điều đó dễ hơn so với việc xúc cơm cho vào miệng, rồi phải ngậm, nhai, nuốt!
15. Các bạn hãy cùng ngồi ăn bên bàn bên bàn ăn gia đình. Ngồi ăn một mình thật buồn chán. Nếu bố kể chuyện có một con chim đến làm
tổ trong vườn nhà thế nào, mẹ thì kể một chuyện vui khi đi chợ... Thế là bé vừa ăn vừa giỏng tai nghe, quên khuấy cái bát cơm đáng
ghét.
16. Bạn đừng bón cho bé, hãy để nó tự ăn. Phần lớn trẻ 2, 3 tuổi sẽ ăn nhiều hơn nếu mẹ để chúng tự ăn. Nếu mẹ cứ bón mãi, dần dần bé
nhận thấy rằng ăn đúng là một việc khó chịu, chẳng khác gì gội đầu hay uống thuốc, cũng là mẹ làm cho bé. Hãy làm sao để bé thấy
rằng được ăn là niềm vui, giống như chơi một trò chơi vậy.
17. Bạn nên biết rằng “không” là một câu trả lời cần thiết. Không bao giờ ép bé ăn thêm thìa cơm cuối cùng. Nếu bé nói rằng nó đã no, hãy
để bé đặt bát xuống, còn bạn không bình luận gì về chuyện đó.
18. Hãy để bé cùng tham gia nấu nướng. Bé sẽ thấy rau muống mà bé tự tay nhặt, hay món thịt mà bé tự tay trộn gia vị sẽ ngon hơn rất
nhiều.
19. Bạn hãy quan tâm đến không khí của bữa ăn. Sự vội vã, lộn xộn, những xung khắc hàng ngày giữa bố và mẹ sẽ làm bé ăn mất ngon.
20. Bé không nhất thiết phải ăn hết khẩu phần ngay một lúc. Bạn hãy thử chia nhỏ khẩu phần của bé, ví dụ bé có thể ăn bữa giữa buổi sau
lúc đi dạo, hoặc một bát cháo nhỏ trước lúc bé ra sân chơi với các bạn. Có thể không khí trong lành sẽ khiến cho món thịt bò xào mà bé
rất ghét trở nên ngon hơn.
Một số nguyên nhân gây biếng ăn
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ như lý do tâm lý, bệnh lý, thức ăn không ngon... Tùy theo từng nguyên nhân, cha mẹ cần
thực hiện những biện pháp khắc phục khác nhau. Sau đây là ý kiến của bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương (Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM) về vấn
đề này:
1. Biếng ăn do tâm lý:
Đây là nguyên nhân thường gặp nhất. Trẻ biếng ăn khi có cảm giác bị ép buộc, bỏ rơi, bị gò bó hoặc bị đánh lừa. Các tình huống thường gặp
trong thực tế:
• Bị ép bú bình trong khi chỉ thích bú mẹ.
• Mẹ đi làm để trẻ cho người khác chăm sóc.
• Bị ép phải mang khăn ăn, phải ngồi một chỗ từ đầu đến cuối bữa ăn.
• Bị quy định phải ăn hết khẩu phần của mình trong một thời gian cố định.
• Không khí bữa ăn căng thẳng.
• Cha mẹ cho thuốc vào thức ăn, vào sữa.
2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn:
• Hầm khoai tây, cà rốt, củ dền, đậu, thịt... xay nhuyễn và cho trẻ ăn hết ngày này qua ngày nọ, gây cảm giác ngán.
• Chỉ cho trẻ ăn nước rau, nước thịt, không cho ăn xác, lâu ngày dẫn đến tình trạng thiếu các chất dinh dưỡng.
• Cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn đến lúc 2, 3 tuổi.
• Pha bột vào sữa, pha sữa quá đặc, pha sữa bằng nước cháo hoặc nước hầm đậu, hầm xương... làm trẻ khó tiêu hóa.
• Pha bột quá đặc khi trẻ mới tập ăn dặm.
3. Thời gian chuyển tiếp chế độ ăn không phù hợp:
• Ăn dặm quá sớm (trước khi trẻ tròn 4 tháng).
7
• Ăn cơm quá sớm (trong khi răng trẻ chưa đủ để nhai cơm).
4. Biếng ăn do bệnh lý:
• Suy dinh dưỡng.
• Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan...) và virus.
• Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
5. Biếng ăn sinh lý: Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày đến vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với lúc bé biết lẫy,
ngồi, đứng, đi... Sau đó, trẻ trở lại ăn uống bình thường.
6. Biếng ăn do thuốc: Do dùng quá nhiều vitamin, kháng sinh hoặc thuốc kích thích ăn. Việc lạm dụng kháng sinh có thể gây rối loạn hệ vi khuẩn
đường ruột, còn thuốc kích thích ăn sẽ làm cho trẻ biếng ăn thêm ngay sau khi ngừng thuốc (thuốc này chống chỉ định ở trẻ dưới 2 tuổi).
7. Biếng ăn do cha mẹ: Do cha mẹ quá lo lắng về sự tăng trưởng của con. Khi thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa tuổi, nhiều người nghĩ rằng
con biếng ăn mặc dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt.
8. Biếng ăn bẩm sinh: Có khoảng dưới 5 % trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi mà không bao giờ đòi bú. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn như sau khi
tiêm phòng hoặc sau chấn thương.
Các biện pháp khắc phục tình trạng biếng ăn khi biết nguyên nhân
Nếu bạn xác định được con mình biếng ăn là do đâu (xem nguyên nhân gây biếng ăn), việc khắc phục tình trạng biếng ăn sẽ không còn quá khó
khăn nữa.
Hãy nghe lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng:
• Biếng ăn tâm lý: Cha mẹ cần hết sức bình tĩnh và kiên nhẫn tìm hiểu vì sao trẻ không chịu ăn. Cần tránh các hành vi ép buộc như đè
bé ra đổ thức ăn, bóp mũi cho bé nuốt, đánh cho bé khóc để bé nuốt... Khi trẻ ốm, nếu trẻ khó uống thuốc, cha mẹ hãy trình bày với
bác sĩ để bác sĩ cho thuốc dễ uống, không cần phải cho thuốc vào thức ăn để đánh lừa trẻ. Hãy cho trẻ ăn một cách thoải mái, bột, sữa
có thể dây vào áo một chút cũng không sao.
• Biếng ăn do sai lầm trong kỹ thuật chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: Tránh kéo dài thời gian cho trẻ ăn thức
ăn xay nhuyễn. Không cho bé ăn thức ăn đơn điệu, nên đổi món thường xuyên cho bé.
• Biếng ăn do bệnh lý: Bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ thiếu; xổ giun cho trẻ 6 tháng một lần; giữ gìn vệ sinh răng miệng; điều trị
bệnh nhiễm trùng.
• Biếng ăn sinh lý: Trong giai đoạn biếng ăn sinh lý, các bậc cha mẹ không nên nóng lòng tự ý sử dụng các loại thuốc bổ hoặc thúc ép
trẻ ăn. Hãy kiên nhẫn cho trẻ ăn từng bữa nhỏ, thay đổi các món ăn lạ... để chờ trẻ ăn trở lại.
• Biếng ăn do thuốc: Sử dụng các men vi sinh hoặc sữa chua để cấy lại vi khuẩn đường ruột cho trẻ; tránh sử dụng thuốc bổ khi không
có đơn của bác sĩ; tránh sử dụng thuốc kích thích ăn.
• Biếng ăn bẩm sinh: Đối với các trẻ không đòi ăn bao giờ, cha mẹ phải chủ động cho trẻ ăn theo sự hướng dẫn và theo dõi của bác sĩ
dinh dưỡng.
Khi con biếng ăn
Có những giai đoạn đột nhiên bé bỏ bữa, không thèm ăn cả những món ăn vặt như kem, chè, kẹo, bánh. Lại cương quyết không chịu uống sữa!
Ba, mẹ phải làm gì trong lúc này?
Thạc sĩ, bác sĩ Phương Khanh – TT Dinh dưỡng TP.HCM, đã đưa ra một vài gợi ý cho những bậc phụ huynh tham khảo.
• Xúp rau, củ: nấu chín nhừ các loại rau như rau dền, rau muống, mồng tơi, rau ngót, rau đay … nhưng đừng quá loãng. Nếu bé không
muốn ăn rau, có thể thay bằng củ cải, bí rợ, củ khoai tây, cà rốt, su su,… Bạn cũng có thể trộn món xúp này với bánh mì, hoặc phô mai
để tăng cường thêm dưỡng chất.
• Rau nghiền: Nấu chín các loại rau, rồi nghiền nát bằng tay hoặc máy xay. Để đa dạng hóa thức ăn, và đảm bảo cung cấp đủ chất cho
bé, nên cho ăn món ăn này ít nhất một lần trong ngày. Có thể ăn kèm với bánh mì, xà lách trộn với đậu, hoặc bánh kẹp nhân thịt.
• Nước ép củ tươi: Hàm lượng vitamin có trong củ tươi cao hơn đã nấu chín, với tỷ trọng calo khá thấp, giúp bé tái cân bằng thức ăn tốt
hơn. Nếu con bạn thích ăn, trong mỗi bữa ăn có thể cho bé nửa củ cà rốt hay dưa leo, củ cải. Nên nạo thành sợi với những củ cà rốt,
giúp trẻ dễ nhai. Hoặc trộn xà lách với trứng, cũng là một món khá hấp dẫn. Trong trường hợp bé không thể ăn, có thể thay bằng trái
cây tươi. Chúng ta cũng “chịu khó” ép cà rốt, cà chua, dưa hấu, quít thành nước cho bé dễ uống hơn.
• Nước hoa quả: Vì có chứa đường tự nhiên nên món này làm cho bé ngon miệng hơn, cung cấp nhiều calo hơn. Nên cho bé uống vào
bữa trưa hoặc lúc ăn xế. Nếu bé không chịu, chúng ta chế biến thành mứt, hoặc xay nhuyễn trộn với đường, sữa chua, phomai hoặc
kem, sẽ ngon miệng hơn.
• Cá tẩm bột chiên: sẽ cung cấp nhiều vitamine B, chất sắt, protein và khoáng chất như iốt, selen – hai thành phần hiếm có trong các
thức ăn khác. Mỗi tuần nên cho bé ăn cá hai lần, khoảng 60 – 80 g trọng lượng tịnh cho bé từ 4 – 6 tuổi và 80 – 100g cho bé từ 7 – 10
tuổi. Nếu con bạn không thích, nên chế biến dưới dạng tẩm bột chiên giòn, trẻ sẽ khó nhận ra đó là món cá. Cũng có thể trộn thêm với
xốt mayonnaise. Trong trường hợp bé không thể ăn được, nên thay bằng món trứng, vì một quả trứng tương đương với 50g cá hoặc
thịt. Như vậy, một tuần, trẻ có thể ăn được từ 2 – 3 quả trứng.
• Thịt cũng là một thực phẩm tốt: Vì đây là nguồn dinh dưỡng chủ yếu trong thời kỳ tăng trưởng: protein, vitamine B, sắt. Mỗi ngày, cho
bé từ 4 – 6 tuổi một khẩu phần 60g – 80g thịt (hoặc các thức ăn tương đương như cá, trứng, jambon), và 80 – 100g ở trẻ 7 – 10tuổi.
Nếu trẻ thích ăn, nên nấu thịt băm. Còn nếu bé “chê”, cha mẹ nên cho ăn thịt gia cầm, hoặc thịt trắng như bê, heo, jambon.
• Sữa cần thiết cho sự tăng trưởng: vì là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời cũng như các protein và vitamin nhóm B, A, D. Đây là thực
phẩm quý giá cho sự tăng trưởng và làm chắc xương của bé khi còn nhỏ cũng như sau này. Nên cho bé uống ít nhất là nửa lít sữa mỗi
ngày, hoặc những sản phẩm tương đương như sữa chua, phô mai. Nếu bé thích, thỉnh thoảng chúng ta nên cho uống thêm xirô hoa
quả, bột và sữa, rau nghiền, cháo hoặc món ăn ngọt. Đối với trẻ không thích sữa, để có thức ăn tương đương ¼ lít sữa hay 300mg
canxi và 8g protein, cần cho bé ăn 2 hộp sữa chua, hoặc 2-3 miếng phô mai.
Chúc bé luôn có thể trạng lý tưởng và bạn thành công trong những bữa ăn cùng con mình!
Các thuốc thông thường trong điều trị biếng ăn ở trẻ em
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại thuốc điều trị biếng ăn. Tuy nhiên, thuốc phải được sử dụng hợp lý và đúng chỉ định. Nếu không, thuốc
có thể gây tác hại cho trẻ và tốn kém cho gia đình.
1. Multivitamin hay multivitamin kết hợp với khoáng chất
Vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa của cơ thể. Đa số trẻ biếng ăn đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng đều
bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất. Các chế phẩm thường dùng trong điều trị biếng ăn là các dạng tổng hợp từ nhiều loại vitamin, khoáng chất
với hàm lượng gần với nhu cầu cơ thể.
2. Các chế phẩm chứa acid amin
Acid amin là đơn vị cấu trúc để tổng hợp protein, thành phần thiết yếu của tế bào, có vai trò kiến tạo, duy tu các mô, và là thành phần cơ bản của
8
các men tiêu hóa, nội tiết tố, kháng thể... là những chất tham gia vào quá trình chuyển hóa và bảo vệ cơ thể. Trẻ suy dinh dưỡng và biếng ăn
thường thiếu hụt những chất này, nhất là các acid amin thiết yếu, đặc biệt là lysine.
• Các chế phẩm hỗn hợp nhiều acid amin thường có đủ 8 acid amin thiết yếu (trong đó có lysine) và một số acid amin không thiết yếu.
Khi dùng, chú ý không uống cùng với sữa hoặc nước trái cây vì những chất này làm giảm sự hấp thu của acid amin.
• Các chế phẩm trong thành phần có lysine (Kiddi Pharmaton)
• Các chế phẩm chỉ chứa arginine có tác dụng làm tăng chuyển hóa của gan đối với ammoniac.
3. Các chế phẩm chứa kẽm
Kẽm là thành phần của nhiều loại men, tiền men có ảnh hưởng trực tiếp trên hệ tiêu hóa.
4. Nhân sâm:
Nhân sâm có tác dụng làm gia tăng sự đáp ứng của cơ thể với các tác động bên ngoài, phục hồi sinh lực; do có thể gia tăng chuyển hóa dinh
dưỡng của cơ, đặc biệt là cơ tim và cơ vân. Không dùng cho trẻ dưới 1 tuổi và phụ nữ mang thai.
5. Men tiêu hóa
Men tiêu hóa hỗ trợ cho việc tiêu hóa thức ăn trong lòng ống tiêu hóa, giúp cho ruột hấp thu các chất dinh dưỡng trong thời gian sớm nhất, làm
trống ống tiêu hóa nhanh tạo cảm giác đói. Đa số đều chứa pancreatin (men tiêu hóa tuyến tuỵ), một vài loại có thêm mật (dịch tiêu hóa của gan),
pepsin (men tiêu hóa của dạ dày), dimethicon hay simethicon (hút hơi, tránh đầy bụng), cellulose hay papain (nhuận tràng). Có loại chỉ chứa men
amylase đơn thuần để giúp tiêu hóa tinh bột để làm thức ăn lỏng mềm, cho trẻ dễ ăn.
6. Dibencozide: có tác dụng hoạt hóa các phản ứng tổng hợp protein.
7. Thuốc lợi gan, lợi mật có tác dụng làm gia tăng hoạt động ngoại tiết của gan, làm tăng lượng mật bài tiết giúp cho sự tiêu hóa và hấp thu chất
béo, thường được dùng trong các trường hợp biếng ăn do nguyên nhân từ gan mật hay có kèm theo bệnh lý gan mật không có tắc nghẽn đường
mật. Cần phải thận trọng khi chỉ định cho trẻ em, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi. Chống chỉ định dùng khi có tắc nghẽn đường mật.
8. Các thuốc hỗ trợ hoạt động tiêu hóa trong một số trường hợp đặc hiệu:
• Các chế phẩm chứa vi khuẩn sống sinh acid lactic co tác dụng lên men các thức ăn trong lòng ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa
hấp thu chất dinh dưỡng, ức chế phát triển của vi khuẩn gây hại, tái lập lại cân bằng hệ vi sinh của ruột. Thuốc thường được sử dụng
sau các đợt dùng kháng sinh liều cao, dài ngày trên những cơ địa dễ bị loạn khuẩn ruột. Vi khuẩn trong thuốc dễ bị tiêu diệt bởi nhiệt độ
và acid dịch vị, do đó không nên pha thuốc với nước nóng và nên uống thuốc sau bữa ăn.
• Thuốc có tác dụng hút hơi: có tác dụng chống chướng bụng, tránh hiện tượng căng giãn ống tiêu hóa làm ảnh hưởng đến cường độ và
tần suất các sóng nhu động.
• Thuốc làm giảm độ acid dịch vị, giảm sóng nhu động dạ dày tránh nôn ọc.
• Thuốc nhuận tràng, trị táo bón.
• Thuốc điều hòa nhu động ruột.
9. Các thuốc y học cổ truyền
Sữa ong chúa kích thích ngon miệng, trị mệt mỏi, suy nhược. Gừng giúp trợ tiêu hóa, chống nôn, chống đầy hơi. Artichaud và bột nghệ có tác
dụng lợi mật, trợ gan. Rau má dùng để mát gan, giải độc, giải nhiệt.
Các loại thuốc không sử dụng trong điều trị biếng ăn ở trẻ:
1. Antihistamin H1 nhóm cyproheptadine
Gây dễ ngủ và ngon miệng chỉ là tác dụng phụ của thuốc, sẽ biến mất khi ngưng thuốc. Ngoài ra, thuốc còn có thể ảnh hưởng ngoại ý trên sự
phát triển và hoàn thiện não ở trẻ do tác động lên các vi mạch nuôi dưỡng não.
2. Nội tiết tố glucocorticoid của tuyến thượng thận
Glucocorticoid làm gia tăng sự tiết dịch vị ở dạ dày tạo cảm giác đói, đồng thời giữ nước và muối lại trong cơ thể làm gia tăng trọng lượng cơ thể
trong một thời gian ngắn, dễ gây ấn tượng là thuốc làm ăn ngon và tăng cân tốt.
Các hậu quả do sử dụng glucocorticoid kéo dài rất nghiêm trọng: giảm đề kháng, rối loạn chuyển hoá, loãng xương, tiểu đường, yếu cơ..., rối loạn
chức năng sinh dục...
3. Nội tiết tố insulin của tuyến tuỵ
Insulin có thể gây tình trạng hạ đường huyết cấp rất nguy hiểm, nhất là ở trẻ suy dinh dưỡng.
Chuyện ăn uống của bọn trẻ
Nói nôm na, tuổi học đường được tính từ khi bắt đầu được gọi là học sinh cho đến khi rời khỏi ghế nhà trường. Thời gian này kéo dài khoảng trên
dưới 15 năm. Điều cần chú ý là toàn bộ tuổi học đường đều liên quan đến các giai đoạn phát triển thể chất của đời người. Đây là thời gian quyết
định sự phát triển tối đa các tiềm năng di truyền liên quan đến tầm vóc, thể lực, trí tuệ, là thời gian hình thành các thói quen hầu như lưu giữ suốt
cuộc đời trong chuyện ăn uống, vận động, lối sống… Đầu tư vào nguồn nhân lực trong xã hội không thể không quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng
tuổi học đường.
Khi trẻ đến trường, mối quan tâm hàng đầu của trẻ và cả gia đình là kết quả học tập. Vì thế, tuỳ theo cách suy nghĩ và điều kiện cụ thể của từng
gia đình, chuyện chăm sóc ăn uống của trẻ sẽ diễn ra theo nhiều “trường phái” khác nhau.
Ăn “thiếu”
Đối với số trẻ vốn khảnh ăn, không thích thú mấy chuyện ăn uống, thì học là lý do tốt nhất để …không phải ăn. Những trẻ hiếu động, ham học
hỏi, đôi khi cũng mải mê học những điều mới lạ mà quên mất ăn uống. Chương trình học và thời gian học tăng dần khi trẻ lên lớp lớn hơn và làm
trẻ đôi khi ăn ít vì… không có thời gian dành cho việc ăn uống, kiến thức và khuynh hướng về dinh dưỡng của trẻ đôi khi phụ thuộc vào… phim
ảnh, các thần tượng điện ảnh hay ca nhạc nhiều hơn và các vấn đề liên quan về sức khỏe. Trong khi đó, nhu cầu về dinh dưỡng thì lại tăng lên
do độ tuổi của trẻ ngày càng lớn hơn và để đáp ứng cho việc gia tăng hoạt động về trí não, vì vậy nguy cơ suy dinh dưỡng (SDD) cũng sẽ tăng
lên nếu trẻ không được theo dõi và chăm sóc đầy đủ về dinh dưỡng. Theo số liệu điều tra qua các năm của Trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ
Chí Minh về tình trạng dinh dưỡng của học sinh các cấp, tỷ lệ SDD cao nhất trong tuổi học đường tập trung vào nhóm học sinh cấp 3 (trên 26%
năm 2000). Ở các câp học nhỏ hơn, tỷ lệ này thấp hơn (12,5%) và đang có khuynh hướng giảm dần phù hợp với mức giảm SDD trẻ em trong
cộng đồng mặc dù với tốc độ chậm hơn thời gian trước đây.
Ăn “thừa”
Với những trẻ được cưng chiều, được sự chăm sóc, lo lắng quá mức của gia đình, có “tâm hồn ăn uống” và điều kiện thừa thải về thực phẩm, thì
mọi chuyện ngược lại, nguy cơ béo phì lại là vấn đề cần chú ý. Trẻ lớn lên thường thích tự chọn các loại thức ăn theo ý mình, và các thức ăn ở
độ tuổi này đa số trẻ có khuynh hướng ưa thích là thức ăn khô, ngọt, béo... là những thức ăn có năng lượng cao. Nguy cơ béo phì càng cao hơn
ở trẻ học bán trú do thoi gian ngồi học cao hơn thời gian vận động, không gian giành cho vận động cũng không có, về đến nhà thì đã tối chỉ kịp ăn
tối, xem tivi và ngủ, tâm lý bố mẹ ông bà lại rất thương vì xa trẻ xuốt ngày nên có miếng ngon nào cũng để dành cho. Béo phì tập trung vào học
sinh ở các lớp nhỏ và đang có khuynh hướng gia tăng ngày càng nhanh hơn. Ở các trường bán trú, tỷ lệ béo phì cao gấp đôi so với tỷ lệ SDD.
Thực trạng này thật ra cũng đáng bi quan chẳng kém gì so với trước đây, khi cứ hai đứa trẻ con thì lại có một bị SDD, nếu không muốn nói là
nguy hiểm hơn, vì béo phì ở trẻ em dẫn đến hàng loạt các nguy cơ về sức khoẻ sau này.
Và thế nào là ăn “đủ”?
Chuyện ăn uống của bọn trẻ thật ra không dễ nhưng cũng chẳng khó. Chúng chỉ cần ăn một cách bình thường, tức là không chăm sóc quá đáng.
Với những trẻ biếng ăn, kém ăn, nên bố trí cho trẻ thêm các bữa phụ vào các lúc giải lao trưa giữa các giờ học bằng bất kỳ loại thực phẩm nào
9
trẻ ưa thích và có thể ăn được như sữa, chuối, khoai, bánh … Bữa chính ăn gộp nhiều loại thức ăn và nên cho trẻ ăn theo ý thích của trẻ thì tốt
hơn là cho ăn theo ý thích của bố mẹ. Một tô mì gói có thêm ít thịt và rau hay một cái bánh chưng nhỏ hoàn toàn có thể thay thế một chén cơm
với đủ thứ thịt cá, canh rau trong bữa ăn chính của trẻ. Cơm với muối vừng, muối lạc thì cũng bổ không kém cơm với thịt bò… Còn với những trẻ
có nguy cơ thừa cân, béo phì, thay sữa béo bằng sữa gầy, thay bánh ngọt bằng trái cây, thức ăn đừng chiên xào nhiều dầu mỡ mà đem hấp,
luộc, nướng… Vận động thì luôn tốt cho tất cả mọi đứa trẻ, nên dành thời gian cho trẻ vui chơi, tập thể dục thể thao, sinh hoạt đội nhóm để giao
tiếp với xã hội. Chuyện dinh dưỡng và học tập la chuyện lâu dài, thường xuyên nên phải tập cho trẻ cách ăn uống và thói quen học tập trong suốt
cả năm, tránh sự thay đổi đột xuất vào mùa thi cử.
Mùa thi trẻ vẫn ăn bình thường, nếu thời gian học có tăng lên thì thêm cho trẻ một vài bữa ăn phụ là đủ. Tránh học ban đêm và ngủ ban ngày, lâu
ngày sẽ tạo thói quen về sinh lý. Có trẻ buồn ngủ đến mức ngủ gậc trong phòng thi vì giờ đó có thể cơ thể đã quen với giấc ngủ. Thức đêm học
bài thì thường được cho là dễ học hơn, nhưng đau có nơi nào tổ chức thi vào giữa đêm khuya, nên đau cần để cơ thể trẻ quen vơi việc tỉnh táo
minh mẫn vào giờ đó? Trước buổi thi, nếu quá căng thẳng không ăn được thì cũng đừng cố ép trẻ. Cho trẻ ăn nhẹ, lỏng, dễ nuốt là tốt nhất.
Dạy con học ăn
Cũng như học nói, học đi, học đọc, học viết…trẻ con cần phải học cả cách ăn uống. Giáo dục con mình ăn uống đúng cách để đảm bảo tăng sức
khoẻ, tăng trưởng về mặt thể chất, phát triển trí tuệ. Các nhà khoa học đã xác định để duy trì hoạt động, cơ thể chúng ta cần khoảng 40 chất vi
lượng (13 vitamine, 15 khoáng chất, 4 axít béo, 8 axít amin). Năng lượng đó được lấy từ thức ăn hàng ngày, phải từ hàng chục loại thức ăn mới
đủ.
Thế nào là ăn uống đúng cách?
Do đó, việc “biết” ăn nhiều loại thức ăn khác nhau trở nên vô cùng cần thiết để bổ sung đầy đủ các vi lượng đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hiện
nay, số trẻ em béo phì khá đông nhưng số trẻ em suy dinh dưỡng không phải là hiếm. Một trong những nguyên nhân dễ thấy nhất là do cách ăn
uống không phù hợp. Giáo dục con trong chuyện ăn uống để giúp chúng ăn uống có thói quen ăn uống đảm bảo cân bằng dinh dưỡng đòi hỏi sự
kiên trì lớn của bố mẹ.
Đồng thời cũng tạo cơ hội cho chúng những cơ hội để mở rộng sở thích, để thay đổi khẩu vị. Một số gợi ý sau đây sẽ giúp bạn đôi chút trong
cách tạo cho con bạn một thói quen ăn uống hợp lý mà không làm cho chúng chán.
Những bài học đầu đời
• Hãy rủ con bạn cùng đi chợ, đây là cơ hội tốt để chúng nhận biết được các loại thực phẩm, rau quả khác nhau, để dạy cho chúng cách
chọn lựa quả cam ngọt hay quả xoài ngon.
• Bạn hãy cố gắng thực hiện nguyên tắc “mùa nào thức ấy” ở mức độ tối đa có thể được. Điều này tiện cho việc làm đa dạng thực đơn
và con bạn sẽ không chán vì quanh năm ngày tháng chỉ có một vài món thay đổi.
• Hãy khích lệ chúng nói lên ý thích của mình về món mà chúng được ăn: mùi, vị, các thành phần,… hãy dạy chúng nói theo kiểu : món
này cay, món kia ngọt … hơn là chỉ đơn thuần “con thích” hay “con không thích”.
• Nên rủ chúng cùng tham gia nấu các món ăn với bạn để “đánh thức” cảm giác miệng của chúng. Sau đó, việc ăn uống đối với chúng
không trở nên khó chịu nữa mà trở thành niềm thích thú.
• Hãy kích thích tính tò mò của chúng: đừng bỏ lỡ cơ hội cho con bạn làm quen với mùi vị mới. Một cách tự nhiên, tất cả các trẻ em đều
thích vị ngọt hơn các vị khác nhưng bằng sự khéo léo của mình bạn sẽ hướng chúng đến những mùi vị khác nhau. Hãy để chúng
“khám phá” các món ăn mới, nếu chúng không thích thì không nên ép. Tuy nhiên, hãy thử vào lần sau. Trong khoảng từ 4 đến 7 tuổi trẻ
em cần 4-5 lần để quen với vị mới.
• Việc trang trí các món ăn một cách tinh tế cũng sẽ làm cho bữa ăn trở nên vô cùng hấp dẫn và thu hút.
• Hãy cùng ăn tối một cách vui vẻ và thư giãn, không nói về công việc hay chuyện bài vở.
• Bạn thử thay đổi thói quen vào bữa tối chủ nhật chẳng hạn: bạn hãy thay món hàng ngày bằng món bất ngờ nào đó. Tạo nên điều bất
ngờ sẽ giúp con và gia đình bạn cảm thấy bữa ăn không đơn thuần là để ăn mà còn là một niềm vui, một điều thú vị.
• Trong tủ lạnh nhà bạn nên thường xuyên có sữa chua chứ không phải kem, hoa quả tươi thay cho nước ngọt.
• Bạn hãy tạo thói quen chỉ dùng nước ngọt trong các dịp lễ, sinh nhật … Bởi thường xuyên sử dụng nước ngọt, nước có gaz không có
lợicho sức khỏe.
• Áp dụng cho con bạn quy tắc “hoặc” chứ không phải “và”. Hoặc một cốc nước ngọt hoặc hai cái kẹo chứ không phải là cả hai. Không
nên cấm đoán mà hãy để chúng tự chọn lựa.
Chính bạn là người quyết định thực đơn cho nên bạn phải nhớ sự cân bằng dinh dưỡng không phải chỉ một ngày đã có. Nó được xây dựng trong
cả tuần hoặc cả tháng… Sự kiên trì của bạn sẽ được trả công xứng đáng.
Các loại thức ăn cần tránh
Đưa thêm một thức ăn mới vào thực đơn của trẻ là một quá trình vừa mang tính thử nghiệm vừa sai lầm.Tăng giờ ăn rất quan trọng để trợ giúp
sự phát triển của bé. Có một số loại thức ăn mà các bậc phụ huynh cần cẩn thận khi đưa vào thực đơn của bé – vì đôi khi dễ bị mắc nghẹn, đôi
khi lại gây dị ứng. Hướng dẫn sau đây cho biết cần tránh những thức ăn nào.
Đối với bé từ 0 - 6 tháng tuổi:
Cần tránh tất cả! Viện Nhi Khoa Hoa Kỳ đề nghị chỉ nên cho bé bú sữa mẹ trong sáu tháng đầu mà thôi. Nhưng bạn nên hỏi bác sĩ xem có nên
bắt đầu cho bé ăn thêm thức ăn đặc trước sáu tháng tuổi không.
Đối với bé từ 6 - 12 tháng tuổi:
• Lúa mì hoặc những sản phẩm làm bằng lúa mì: vì đây là loại ngũ cốc thường gây dị ứng nhất. Có thể dùng gạo và bột khi bé được 6-8
tháng tuổi.
• Mật ong: vì có chứa những bào tử của bệnh ngộ độc Clostridium (một dạng ngộ độc thực phẩm nặng do thức ăn có chứa các độc tố vi
trùng Clostridium botulinum). Các bào tử này có thể phát triển, sản sinh ra những độc tố gây rối bộ máy sinh hóa và đe doạ sinh mạng.
• Sữa nguyên kem: bé còn nhỏ có thể bị dị ứng khi uống sữa bò. Trong năm tuổi đầu tiên, chỉ nên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa theo công
thức mà thôi.
• Lòng trắng trứng: giàu chất đạm nhưng chỉ nên cho bé ăn khi đã được một tuổi. Đối với bé 9 tháng tuổi thì ăn lòng đỏ trứng rất tốt.
• Bơ đậu phộng và đậu phộng: có thể kích thích dị ứng mạnh, không cho bé dưới 3 tuổi dùng.
Đối với bé từ 1 - 3 tuổi:
• Sữa ít chất béo: bé chỉ được bắt đầu uống sữa ít béo khi đã được 2 tuổi. Bé nhỏ hơn cần chất béo trong sữa nguyên chất.
• Đậu phộng: hạt đậu phộng dễ làm bé mắc nghẹn. Để được an toàn, chỉ nên cho bé ăn khi đã được 3 tuổi. Cần kiểm tra cẩn thận nếu
bố mẹ có bệnh sử dị ứng.
• Bánh mì kẹp thịt: bé mới chập chững biết đi dễ bị mắc nghẹn khi ăn những miếng bánh mì kẹp thịt dù là nhỏ. Nếu cho bé ăn thì hãy cắt
bánh thành những miếng dài, mỏng.
• Nho nguyên trái: dễ mắc kẹt trong cổ họng bé, vì thế cần cắt trái nho thành miếng trước khi cho ăn.
• Cà rốt sống: nên cắt thành những miếng thật nhỏ hoặc nấu chín để tránh mắc nghẹn.
10
• Bơ, phô-mai: bẻ thành những miếng nhỏ và thường xuyên trông chừng quá trình ăn của bé.
• Kẹo cứng, bắp, kẹo cây: có nguy cơ làm mắc nghẹn. Nếu không cắt ra thành những miếng nhỏ được thì đừng cho bé ăn.
An toàn khi cho bé ăn
Nhiều bé khó ăn, cứ nghiêng hết bên này qua bên kia, rồi lại khóc, rồi ho và sặc... Phải làm sao để đảm bảo an toàn cho bé khi ăn:
• Đặt trẻ ngồi ngay ngắn trên ghế ăn của bé.
• Đừng bao giờ để bé ngồi ăn một mình.
• Tập cho bé tư thế ngồi ăn.
• Không bao giờ đút bé ăn khi bé đang khóc hoặc khi bé đang nằm vì khi ấy bé rất dễ bị sặc.
• Trước khi đút muỗng đầu tiên, hãy kiểm tra xem trong chén bột hoặc cháo của bé còn sót xương gà hoặc xương cá nào chưa được lấy
ra vì một mảnh xương nhỏ cũng có thể làm cho bé mắc nghẹn, bị hóc.
• Cẩn thận đối với các món ăn có dạng tròn và trơn tuột như chả cá thác lác, quả nhãn, đông sương… Khi cho bé ăn thì đừng quên cắt
nhỏ các loại thực phẩm này.
• Không bao giờ ẵm bé một tay, tay còn lại thì cầm thức ăn nóng hoặc nước uống nóng cùng một lúc dù bạn có cẩn thận đưa bé ra xa.
• Khi hâm nóng thức ăn, đặc biệt là khi dùng lò vi ba, nhớ phải khuấy đều bột hoặc cháo cho bớt nóng, kiểm tra độ nóng của thức ăn rồi
mới đút cho bé ăn để tránh làm bé phỏng miệng.
• Đút từng muỗng nhỏ, cho bé thời gian cắn từng miếng nhỏ và nhai kỹ; đừng hối thúc.
• Nếu bé bị nghẹn và khó thở, hãy gọi cấp cứu. Hãy ghi chép sẵn các số điện thoại cần thiết.
Tuyệt đối không dùng nước củ dền pha sữa cho trẻ nhỏ
Nhiều bà mẹ hay dùng nước củ dền để pha sữa cho trẻ vì cho rằng nước dền bổ cho máu. Điều này hết sức nguy hiểm, nhất là với trẻ dưới 4-5
tháng, vì có thể gây ngộ độc. Trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong nhanh chóng nếu không được điều trị. Hiện nay, hầu hết tủ thuốc cấp cứu
của các bệnh viện ở Việt Nam đều không có thuốc điều trị ngộ độc do nước củ dền.
Theo các bác sĩ nhi khoa, đối với trẻ nhỏ, chỉ cần dùng nước ấm pha sữa là được vì trong sữa đã có đầy đủ các chất dinh dưỡng rồi.
Mỗi năm, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM tiếp nhận khoảng 10 ca ngộ độc do nước củ dền. Con số tuy không lớn nhưng việc cứu chữa các ca
nặng rất khó khăn, vì thuốc đặc hiệu Methylen Blue 1% dạng tiêm lại quá hiếm. Các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng 1 và 2 của TP HCM đã phải
xoay xở bằng cách tự xin bác sĩ bạn hoặc bệnh viện bạn trong những lần đi công tác nước ngoài (tại các nước nói trên, Methylen Blue không
được bày bán ở hiệu thuốc vì thuộc danh mục thuốc cấp cứu). Mỗi bác sĩ khi đi công tác cũng chỉ mang về được khoảng mươi ống.
Hiện bệnh viện Nhi đồng 1 chỉ còn hơn chục ống Methylen Blue để phòng thân. Mới đây, ngày 14/7, cháu Huỳnh Chấn Hào, hơn 3 tháng tuổi, ở
quận 4 TP HCM, đã thoát chết nhờ những ống thuốc này. Cháu bị ngộ độc nước củ dền, toàn thân tím đen, suy hô hấp rất nặng. Trong cơn thập
tử nhất sinh, cháu Hào được đưa vào Bệnh viện Nhi đồng 2. Do bệnh viện không có thuốc nên cháu được chuyển ngay tới Bệnh viện Nhi đồng 1
và đã được cứu sống.
Tuy rẻ tiền nhưng Methylen Blue được các bác sĩ ở phòng cấp cứu gọi là "thuốc tiên". Đó là do kể cả với những trường hợp suy hô hấp nặng,
bệnh nhân sẽ hồng hào và khỏe mạnh trở lại chỉ sau 5-10 phút được tiêm thuốc.
Điều đáng ngạc nhiên là tuy Methylen Blue có tên trong danh mục thuốc cấp cứu của Bộ Y tế, nhưng các bệnh viện vẫn không được cấp thuốc
này. Và rồi bác sĩ điều trị vẫn phải tiếp tục tự tìm kiếm, khiến thuốc khi có khi không.
Khi bé ăn tham
Ăn tham không phải là một tội, nó chỉ là một “tật xấu” bé xiu xíu thôi. Hình như đứa bé nào cũng có một thời kỳ mắc phải tật đó. Nếu khoảng thời
gian đó kéo dài (từ 1 đến 2 năm chẳng hạn), bạn có thể gặp những chuyện bực mình do bé mang lại nhất là khi đi ăn ở những chốn tiệc tùng
hoặc nơi công cộng.
Để ngăn chặn tật xấu bé xíu này của con trẻ, không cho nó “cơ hội phát triển”, bạn hãy:
• Tập cho bé thói quen chỉ được ăn khi người lớn cho phép.
• Nghiêm khắc yêu cầu bé không được vòi vĩnh thêm phần ăn của người khác.
• Dạy bé thói quen chia sẻ thức ăn cho người khác. Khen ngợi bé mỗi khi bé thực hiện lời khuyên ấy.
• Đọc chuyện cổ tích liên quan đến tật xấu tham ăn cho bé nghe.
• Phạt bé mỗi khi bé dằn dỗi và dành ăn với anh, chị trong nhà.
• Thưởng bé một buổi tối đi chơi cuối tuần khi bé ăn uống ngoan ngoãn suốt tuần.
• Dạy bé “chế tạo” một món ăn (dễ làm) và đem mời mọi người.
Sữa nào có nhiều dưỡng chất?
Gần đây, khi xu hướng ăn kiêng phát triển, nhiều người ngạc nhiên khi thấy các nhà sản xuất khuyến cáo không phải loại sữa nào cũng béo như
nhau...
Sữa tươi và sữa hộp (sữa đặc có đường) có gì khác nhau?
Về mặt dưỡng chất thì một hộp sữa đặc có đường tương đương với một lít sữa tươi. Sữa đặc có đường có thể làm từ sữa bò tươi, hoặc từ bột
sữa gầy, và tùy theo nguyên liệu mà thành phần dưỡng chất có thể khác nhau đôi chút. Tuy nhiên trong sữa đặc có đường như tên gọi, có bổ
sung thêm đường saccharose (đường mía).
Thế nào là sữa gầy?
Sữa gầy (skimmed milk powder) là sữa bột đã loại bỏ phần lớn chất béo. Trong sữa gầy, hàm lượng chất béo chỉ còn khoảng 1,5% so với sữa
bột nguyên kem (full cream milk powder) là 26%, và sữa đặc có đường khoảng 8%.
Do loại bỏ chất béo, nên hàm lượng protein và đường lactose trong sữa gầy cao hơn trong sữa béo. Sữa gầy là nguồn cung cấp đạm khá đầy đủ
và các loại acid amin cần thiết.
Như vậy sữa gầy tốt hơn sữa bột nguyên kem?
Chưa hẳn, mỗi loại đều có cái đủ cái thiếu. Trong sữa gầy, hàm lượng chất béo được loại bỏ đi gần hết, điều này cũng có nghĩa là các vitamin
trong dầu (A, D, E, K) cũng bị mất theo. Ngoài ra, cũng do hàm lượng lactose trong sữa gầy cao, nên người có cơ địa không thích hợp với đường
lactose (thiếu men tiêu hóa lactose), nếu uống sữa gầy dễ bị... tiêu chảy.
Ngoài thị trường có nhiều loại sữa bột đóng bao, có khi giá chênh lệch nhau gần gấp đôi. Có phải loại sữa bột rẻ tiền đã bị pha trộn,
hoặc là đã hết hạn sử dụng?
Sữa bột ngoài thị trường, nói chung có hai loại:
• Loại cao cấp, chế biến thẳng từ sữa bò tươi. Ðó là loại sữa gầy và sữa béo. Giá hai loại sữa này cũng ngang ngang như nhau (đóng
bao). Ngoài ra, sữa gầy và sữa béo cũng có thể được bổ sung thêm dưỡng chất để gần giống với sữa mẹ, thích nghi với dinh dưỡng
của trẻ em tuỳ theo độ tuổi. Loại này thường đóng hộp 0,5kg, 1 kg...
11
• Loại thường, cũng được làm từ sữa bò, nhưng đó là sản phẩm phụ trong quá trình chế biến phô mai. Nguời ta lấy đi hầu hết chất béo
và một phần lớn protein từ sữa bò tươi để làm phô mai. Phần nước còn lại được làm khô lại thành bột, nước ngoài gọi đó là bột whey.
Ðây chính là sữa bột loại rẻ tiền, và thường được đóng trong bao 20 hoặc 25kg. Còn chuyện sữa rẻ tiền do pha trộn hoặc sữa bột hết
đát lại là chuyện khác.
Sữa bột loại thường (bột whey) bị loại bỏ phần lớn protein thì còn gì là... sữa nữa?
Bởi vậy ở nước ngoài, người ta gọi đó là bột whey, chứ không gọi là sữa bột. Trong bột whey, thành phần chủ yếu là đường lactose (60-70%),
hàm lượng protein chỉ còn khoảng 12-16% so với 30% ở các loại sữa bột khác.
Tùy theo cách chế tạo phô mai mà có nhiều loại bột whey khác nhau. Có loại "cao" protein (acid type powder), có loại "thấp" protein (sweet type
powder), có loại bột whey bỏ khoáng (demineral whey), có loại được bổ sung protein đậu nành... cho thành phần có vẻ... giống sữa. Thực ra,
protein sữa cung cấp nhiều acid amin tốt hơn so với protein đậu nành.
Có thể pha bột whey để uống như sữa?
Ðược, với điều kiện "bụng dạ" phải chắc chắn, vì hàm lượng đường lactose trong bột whey rất cao, uống vào dễ bị... sôi bụng, tiêu chảy. Bột
whey thường được dùng để làm bánh vì giá rẻ.
Muối trong thức ăn cho trẻ
Trong những tháng đầu đời, thận trẻ chưa hoàn chỉnh, không nên cho các bé dùng muối. Đối với các thức ăn công nghiệp dành cho trẻ dưới 1
tuổi, luật lệ cũng quy định rõ ràng lượng muối có thể chấp nhận.
Thức ăn béo và quá mặn có hại cho bé:
Mọi người đều biết ăn quá mặn tạo nguy cơ bị cao huyết áp, dẫn đến các bệnh tim mạch. Đối với trẻ trong khoảng từ 18 tháng đến 3 tuổi, vấn đề
chưa phải là vậy, mà là chống thừa cân. Có gia đình cho trẻ dùng jambon, thịt nguội trong các bữa ăn hoặc trong ngày, đậu phộng chiên, đậu
phộng da cá, khoai tây lát mỏng chiên giòn. Đó là những thức ăn được trẻ thích dùng, có chứa nhiều muối và nhiều chất béo, nhưng rất nghèo về
chất xơ, vitamin, khoáng chất hay vi chất dinh dưỡng.
Với bánh kẹo, các thức ăn chơi vừa mặn và vừa béo là nguyên nhân gây thừa cân ở trẻ em hiện nay. Ăn mặn kéo theo uống nước, mà trẻ con
lại thích nước ngọt hơn là nước chín.
Lượng muối ăn (Nacl) cho trẻ con có thể tính theo nhu cầu nước uống (kể cả nước trong thức ăn) là 1g muối ăn cho mỗi lít nước dùng trong
ngày. Mùa nóng hoặc trẻ hoạt động nhiều sẽ uống nhiều, ta căn cứ vào lượng nước ấy để tính số muối mà trẻ cần.
Một số thức ăn có nhiều muối:
• Khoai tây chiên đóng gói chứa 1,5g muối cho 100g.
• Đậu phộng rang muối cũng thế
• Jambon chứa 1g muối/100g.
• Trong các bánh quy và bánh gato cũng có muối
Trong chế biến thực phẩm, muối được sử dụng để át các vị không mong muốn như vị đắng và làm tăng vị ngọt. Cần lưu ý, trong các thức ăn
đóng hộp, đã có nêm đủ mặn, cho nên không thêm muối nữa.
10 cách đưa calci vào bữa ăn cho trẻ
Một số trẻ không thích sữa mặc dù ai cũng biết sữa là một nguồn calci – calcium rất tốt cho sức khỏe và đặc biệt là chiều cao của trẻ con. Cứ để
nguyên thì có nhiều cháu chỉ thích uống nước ngọt, hay sẵn lòng uống nước cam vào bữa ăn thôi. Sữa chua có thể thay thế được phần nào sữa
ngọt, nhưng chẳng mấy cháu ăn được lượng khuyến cáo 4-5 hũ mỗi ngày.
Sau đây là một số biện pháp dễ áp dụng để đưa thêm calci vào bữa ăn tạo những thói quen có lợi cho các cháu trong thời kỳ tăng trưởng.
• Bữa ăn sáng cho cháu ăn loại “ngũ cốc điểm tâm” giòn giòng luôn luôn có sữa tươi kèm theo - nếu không chịu món sữa ngọt này, có
thể thay thế bằng bún riêu cua mềm mềm dễ nuốt và mặn có tàu hũ cũng giàu calci. Hoặc bánh đúc đậu phụ chiên chấm tương Bắc, là
một món ngon có tính cách “văn hóa ẩm thực”.
• Đăng ký cho cháu váo danh sách uống sữa ở trường lớp
• Trời nóng, khuyến khích cháu ăn kem hay uống loại đồ uống từ sữa ướp lạnh, có thêm cacao hay trái cây như dâu, cam. Trẻ con thích
hơn sữa đơn thuần nhiều (Khỏi cần khuyến khích vì trẻ con nào chẳng mê ăn kem).
• Trời mưa lạnh, cho cháu uống sữa cacao nóng với vài bánh quy giòn lạt hay mặn có “tăng cường” calci
• Tận dụng máy xay sinh tố sáng chế ra những đồ uống hấp dẫn có sữa, kem (làm từ sữa) hay sữa chua đông thành kem với những
hương vị vani, chuối, dứa, sầu riêng, mãng cầu, cacao….
• Cho ăn bánh có nhân trộn vời sữa.
• Thêm sữa bột gầy vào xốt những món ăn mặn như ra-gu, càri có thịt, đậu, khoai,…
• Nên cho ăn pho mai và sữa chua vào những bữa ăn phụ
• Giải khát: nhớ cho uống nước cam, quít, sẵn giàu có calci, có khi còn tăng thêm calci.
• Về rau, cho nhiều rau xanh như rau muống, bó xôi, cải bẹ trắng, bẹ xanh, bông cải xanh giàu calci hơn các rau khác.
Quan trọng hơn cả: giải thích cho con bạn nếu cháu muốn cao khỏe, đẹp thì cần uống sữa mỗi ngày hay ăn sữa chua, pho mai, kem làm từ sữa
cũng tốt… Mỗi bữa ăn, thay vì uống nước, các cháu uống ¼ lít sữa (1 ly lớn), người lớn cũng uống theo 1 ly – sợ sổ sữa thì dùng sữa gầy hoàn
toàn, còn đang tuổi học sinh thì chừng 2% chất béo, cho các em lẫm chẫm biết đi thì uống sữa nguyên kem.
10 cách ăn uống lành mạnh
Ăn ngon, ăn đầy đủ chất dinh dưỡng vẫn chưa đủ. Bạn cần phải dạy trẻ ăn uống lành mạnh.
1. Khi nào trẻ muốn ăn, tập cho các em chọn thức ăn và chuẩn bị bữa ăn.
2. Các loại rau, củ, quả đều hấp dẫn các em. Thỉnh thoảng, nên khuyến khích các em ăn các loại rau quả khác bằng cách bày biện lên đĩa theo
những hình ảnh vui mắt.
3. Bỏ thêm rau quả vào những món ăn mà các em thích. Nên nhớ, ở tuổi mẫu giáo, cho các em ăn thêm không đúng bữa có thể dẫn đến tác dụng
ngược lại vì nhiều em sẽ không chịu ăn thức ăn của người khác cho hoặc bé sẽ không chịu ăn bữa ăn chính.
4. Khi cho và thưởng đồ ăn cho các em (hoặc phạt không cho ăn) có thể dẫn đến tình trạng khó bảo.
5. Nếu các em không thích thì không nên ép.
6. Khi đã no, không nên bắt các em ăn thêm. Vì như thế nó sẽ ngầm phá hỏng mục đích điều chỉnh chế độ ăn uống cho các em.
7. Trẻ mệt mỏi hoặc khó chịu thường không thích ăn nhiều. Những lúc này không nên cho các em ăn những thức ăn mới.
8. Dẫn bé đi chợ, đi siêu thị. Chỉ cho trẻ mới biết đi nhận định đúng về màu sắc và hình thể và so sánh kích thước của chúng. Dạy cho trẻ mẫu
giáo các loại rau quả, thức ăn có các mẫu tự theo bảng chữ cái
9. Sử dụng các trò vui khi khuyến khích trẻ ăn ngon miệng.
10. Nên ăn những thức ăn bổ dưỡng và lành mạnh.
12
Tập cho bé những thói quen tốt trong ăn uống
Khi nào bé có thể ăn cùng với gia đình?
Khi bé được 2 tuổi, đa số các bé đã nói bập bẹ được những câu ngắn và sẽ rất hãnh diện nếu được cùng trò chuyện, được tham gia vào bàn ăn
cùng với cả gia đình và bé luôn trông vào mẹ, vào bố, vào ông bà để học, để bắt chước theo cách ăn, cách nói. Do đó, từ sau 3 tuổi, bạn có thể
hướng dẫn cho bé một số điều cần thiết khi ăn, ví dụ: không được vừa ngậm cơm vừa nói chuyện& . Tuy bé có thể cùng ăn chung với gia đình
nhưng xin bạn vẫn chú ý hơn đến một số thực phẩm có thể làm cho bé sặc như đậu rang, hạt mãng cầu, hạt sa bô chê, bơ đậu phộng& và không
bao giờ để bé ngồi ăn một mình, dù là với những thực phẩm an toàn. Bạn có thể xắt rau củ hoặc thịt thành những miếng nhỏ hơn cho đến khi bé
nhai giỏi.
Đến giờ ăn mà bé lại thích chơi hơn
Càng lớn bé càng hiếu động hơn và thích chơi hơn ăn, dù bạn đã chú ý chọn những thức ăn mà bé thích nhất. Bạn nên tổ chức bữa ăn vào
những giờ cố định. Khi còn khoảng 10 - 15 phút đến giờ ăn, hãy chuẩn bị dần cho bé: khéo léo nhắc bé biết là sắp đến giờ ăn và có thể cho bé
tham gia vào những khâu chuẩn bị, bé sẽ vô cùng hãnh diện được mẹ nhờ, mang giúp mẹ cái muỗng, cái bát, ca nước đặt vào bàn. Tránh cho bé
chơi những đồ chơi hay những trò chơi "quá hấp dẫn" đến sát giờ ăn, bé sẽ quá mệt hoặc quá mê chơi mà không chịu ăn nữa. Tránh sử dụng đồ
chơi, mở vô tuyến truyền hình. Bạn có thể làm cho bé thích thú bữa ăn bằng các câu chuyện ngộ nghĩnh về thức ăn, về màu xanh của rau, màu
đỏ của cà rốt. Thức ăn có mùi vị hấp dẫn và thay đổi theo thức ăn của gia đình sẽ giúp bé thích thú hơn khi ăn. Cũng không nên biến bữa ăn
thành buổi sơ kết "thành tích quậy" của bé trong ngày, hoặc để bàn về những việc phiền lòng trong ngày của bố mẹ.
Làm gì khi bé ăn quá ít?
Bạn hãy bình tĩnh; rầy la hay trừng phạt chỉ làm tình hình xấu đi. Nếu bé đã được bác sĩ khám và đánh giá là hoàn toàn bình thường về mặt sức
khỏe, có thể thử một số phương án: cho bé tham gia vào việc chọn mua, chuẩn bị dọn ăn. Ðối với các trẻ lớn, có thể tự phục vụ thức uống, thức
ăn bạn cần kiểm tra lại xem bé có uống quá nhiều nước ngọt, nước trái cây đóng hộp hoặc sữa giữa hoặc trước các bữa ăn chính, nhất là trong
những tháng nóng. Nếu có, bạn nên thay thế các loại nước này bằng nước chín hoặc nước lọc. Về sữa, sau 1 tuổi, bé cần trung bình 2 ly sữa
(250ml/ly) hoặc 500 ml sữa/ngày. Nếu bé vừa qua một đợt bệnh, còn đang mệt và lười ăn, có thể bé cần sự hỗ trợ của một số sinh tố để khởi
động lại.
Một số nguyên tắc chung:
• Tập cho bé làm quen dần với nhiều loại thức ăn khác nhau đúng lúc, ngay từ giai đoạn bé tập ăn dặm, lúc bé mới 5 - 7 tháng tuổi. ở
giai đoạn này, do bé đang hình thành khẩu vị dần dần nên tập cho bé ăn ở giai đoạn này sẽ dễ hơn. Bé càng lớn sẽ càng khó sửa đổi
khẩu vị, khó tập cho bé ăn hơn.
• Không bao giờ trộn thuốc, nhất là những loại thuốc mà bé không chịu uống vào thức ăn như ly sữa, chén bột, chén cháo& làm trẻ sợ và
luôn cảnh giác với thức ăn.
• Không cần thiết canh quá kỹ từng bữa ăn, từng muỗng bột, vài chục mililít sữa. Có bữa trẻ sẽ ăn ít lại rồi sau đó ăn bù.
• Bạn không cần quá nguyên tắc. Hãy cho phép bé tự xúc thức ăn cùng mẹ dù còn vụng về, đổ tháo. Nhiều khi bé lại thích tự bốc thức
ăn bằng tay hơn là ngồi nghiêm chỉnh để mẹ đút. Chén, đĩa, ly, tách, muỗng có hình thù ngộ nghĩnh, dễ thương làm cho bữa ăn của bé
thật sự trở thành một cuộc vui. Ðôi khi có một bạn hàng xóm xấp xỉ tuổi bé sang nhà cùng ăn thì bé lại ăn giỏi hơn để biểu diễn tài ăn
giỏi.
• Lớn lên một chút, bé lại thích được hỏi mình muốn ăn gì. Bé có thể tham gia đi lựa mua thức ăn cùng mẹ và phụ lặt rau, rửa cà ở
những lần rửa cuối. Chắc chắn các món ăn có sự tham gia của bé sẽ làm bé cảm thấy ngon hơn.
• Ðừng dùng thức ăn vào các mục đích khác như để trừng phạt hay khen thưởng, lâu ngày sẽ dẫn đến các rối loạn hành vi ăn uống. Trẻ
sẽ có khuynh hướng dùng việc ăn uống để gây sức ép lại cha mẹ khi chúng gặp khó khăn.
• Trong vòng 1 - 2 giờ trước bữa ăn chính, không cho trẻ ăn quà vặt làm cho trẻ ngang dạ khi vào bữa ăn.
• Có những giai đoạn bé thích và ăn liên tục một loại thức ăn nào đó. Hãy để bé ăn thỏa thích, bé sẽ trở lại ăn uống bình thường sau vài
ngày hoặc vài tuần. Ðiều chính yếu là bạn đừng lo sợ.
Đừng để con bạn bị suy dinh dưỡng!
Năm 2000 ở nước ta có 2,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng, chủ yếu là suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa. Tuy vậy, các thể suy dinh
dưỡng này cũng có ý nghĩa quan trọng vì đứa trẻ dễ mắc bệnh, tăng nguy cơ tử vong và thường kèm theo thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng.
1. Sự nghiêm trọng của suy dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng do thiếu protein - năng lượng (thường gọi là suy dinh dưỡng) là tình trạng thiếu dinh dưỡng quan trọng và phổ biến ở trẻ em
nước ta. Biểu hiện của suy dinh dưỡng là trẻ chậm lớn và thường mắc bệnh nhiễm khuẩn như tiêu chảy và viêm đường hô hấp, trẻ bị giảm khả
năng học tập, năng suất lao động kém khi trưởng thành.
Ðáng chú ý là trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ và vừa ít được người mẹ, các thành viên khác trong gia đình chú ý tới vì trẻ vẫn bình thường. Ở một
cộng đồng (xóm, làng, xã) có nhiều trẻ suy dinh dưỡng, ta càng khó nhận biết được vì chúng đều "nhỏ bé" như nhau. Do đó, suy dinh dưỡng trẻ
em cần được sự quan tâm của mọi người.
2. Làm thế nào để biết trẻ bị suy dinh dưỡng?
Theo dõi cân nặng hàng tháng là cách tốt nhất để nhận ra đứa trẻ bị suy dinh dưỡng hay không. Trẻ bị suy dinh dưỡng khi không tăng cân, nhẹ
cân hơn đứa trẻ bình thường cùng tuổi. Vậy phát hiện sớm bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em bằng cách nào?
• Chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân.
• Trẻ biếng ăn, ăn ít, da, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.
• Trẻ buồn bực, hay quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt.
• Các bắp thịt tay chân mềm nhão, bụng to dần.
• Chậm phát triển vận động: chậm biết lật, ngồi, bò, đi, đứng.
• Đo khoảng giữa vòng cánh tay thấy dưới 13 cm.
3. Tại sao trẻ bị suy dinh dưỡng?
• Thiếu ăn, ăn không đủ để phát triển: Trẻ dưới 5 tuổi có nhu cầu dinh dưỡng cao để phát triển cơ thể. Ðể đáp ứng nhu cầu đó, cần
cho trẻ ăn uống đầy đủ theo lứa tuổi. Trẻ dưới 4 tháng tuổi cần được bú mẹ hoàn toàn. Sữa mẹ là thức ăn lý tưởng của trẻ nhỏ. Từ
tháng thứ 5 trẻ bắt đầu ăn thêm ngoài sữa mẹ. Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh
dưỡng. Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ăn bột muối, thức ăn sam (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ăn động vật, rau xanh, hoa quả. Ðây là những tập
quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặc khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ăn nhiều bữa trong ngày
vì trẻ nhỏ không thể ăn một lần với khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Ðiều này có liên quan đến vấn đề chăm sóc trẻ.
• Người mẹ bị suy dinh dưỡng: Người mẹ trước và trong khi mang thai ăn uống không đầy đủ dẫn đến bị suy dinh dưỡng và có thể đẻ
ra đứa con nhẹ cân, còi cọc. Ðứa trẻ bị suy dinh dưỡng từ trong bào thai sẽ dễ bị suy dinh dưỡng sau này. Người mẹ bị suy dinh
dưỡng, ăn uống kém trong những tháng đầu sau đẻ dễ bị thiếu sữa hoặc mất sữa, do đó đứa con dễ bị suy dinh dưỡng.
• Các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, tiêu chảy, các bệnh ký sinh trùng: Ðây là tình trạng hay gặp ở nước ta. Chế độ
nuôi dưỡng không hợp lý khi trẻ bệnh là một nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng sau mắc bệnh ở trẻ dưới 5 tuổi.
13
• Thiếu chăm sóc hay đứa trẻ bị "bỏ rơi": Ngoài chăm sóc về ăn uống, đứa trẻ cần chăm sóc về sức khoẻ (tiêm chủng, phòng chống
nhiễm khuẩn), chăm sóc về tâm lý, tình cảm và chăm sóc về vệ sinh. Môi trường sống ở gia đình bị ô nhiễm, sử dụng nguồn nước
không sạch để nấu ăn, tắm giặt cho trẻ, xử lý nước thải, phân, rác không đảm bảo là những yếu tố dẫn đến suy dinh dưỡng.
4. Những đứa trẻ nào dễ bị suy dinh dưỡng?
• Trẻ từ 6-24 tháng: thời kỳ có nhu cầu dinh dưỡng cao, thời kỳ thích ứng với môi trường, thời kỳ nhạy cảm với bệnh tật.
• Trẻ không đủ sữa: không được bú sữa mẹ hoặc không đủ sữa.
• Trẻ đẻ nhẹ cân: nhẹ hơn 2,5 kg hay trẻ đẻ sinh đôi, sinh ba.
• Trẻ ở gia đình đông con: điều kiện vệ sinh kém, gia đình không hoà thuận.
• Trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đường hô hấp ...
5. Cần làm gì để phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em tại mỗi gia đình?
Muốn phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, cần có sự hiểu biết, chủ động và thay đổi thực hành của mỗi gia đình. Do đó, chương trình phòng
chống suy dinh dưỡng lấy gia đình là đối tượng thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em. Mọi gia đình đều hưởng ứng và thực hiện 8
nội dung cụ thể sau đây:
1. Chăm sóc ăn uống của phụ nữ có thai để đạt mức tăng cân 10-12 cân trong thời gian có thai. Khám thai ít nhất 3 lần, tiêm đủ 2 mũi
phòng uốn ván.
2. Cho trẻ bú sớm trong nửa giờ đầu sau khi sinh, bú hoàn toàn sữa mẹ trong 4 tháng đầu và tiếp tục cho bú đến 18-24 tháng.
3. Cho trẻ ăn bổ sung (ăn sam, dặm) từ tháng thứ 5. Tô màu đĩa bột, tăng thêm chất béo (dầu, mỡ, lạc, vừng). ăn nhiều bữa.
4. Thực hiện phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng: Phụ nữ có thai uống viên sắt/ acid folic hàng ngày. Trẻ em 6-36 tháng uống vitamin A
liều cao 2 lần một năm. Phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn (tiêu chảy, viêm đường hô hấp). Thực hiện tiêm phòng đầy đủ. Chăm sóc
và nuôi dưỡng hợp lý trẻ bị bệnh.
5. Phát triển ô dinh dưỡng trong hệ sinh thái VAC (vườn, ao, chuồng) để có thêm thực phẩm cải thiện bữa ăn gia đình. Chú ý nuôi gà, vịt
đẻ trứng, trồng rau ngót, đu đủ, gấc.
6. Phấn đấu bữa ăn nào cũng có đủ 4 món cân đối. Ngoài cơm (cung cấp năng lượng), cần có đủ 3 món nữa là: rau quả (cung cấp
vitamin, chất khoáng và chất xơ); đậu phụ, vừng lạc, cá, thịt, trứng (cung cấp chất đạm, béo); canh (cung cấp nước) và các chất dinh
dưỡng bổ sung giúp ăn ngon miệng.
7. Thực hiện vệ sinh môi trường, dùng nguồn nước sạch, tẩy giun theo định kỳ, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. Ðảm bảo
vệ sinh thực phẩm, thức ăn không là nguồn gây bệnh.
8. Thực hiện gia đình hạnh phúc, có nếp sống văn hoá, năng động, lành mạnh. Có biểu đồ tăng trưởng để theo dõi sức khoẻ của trẻ.
Không có trẻ suy dinh dưỡng, không sinh con thứ ba.
Phòng chống thiếu vitamin A
Tầm quan trọng:
Vitamin A được biết đến từ rất lâu nhưng cho đến nay, thiếu Vitamin A vẫn đang là một vấn đề sức khoẻ cần được giải quyết. Nhiều chức phận
quan trọng của Vitamin A đối với cơ thể đã được khoa học ngày càng làm sáng tỏ. Vitamin A là một trong 3 loại vi chất (Iốt, Vitamin A, Sắt) đang
được quan tâm vì sự thiếu hụt các vi chất này ở các nước đang phát triển đã và đang trở thành vấn đề có ý nghĩa đối với sức khoẻ cộng đồng.
Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trên thế giới có khoảng 3 triệu trẻ em bị khô mắt (tổn thương mắt do thiếu Vitamin A dẫn đến mù
loà) và có tới 251 triệu trẻ bị thiếu Vitamin A nhưng chưa tới mức bị khô mắc (thiếu Vitamin A cận lâm sàng). ậ Việt nam, trước đây hàng nǎm có
khoảng 5000 – 6000 trẻ em bị mù hoàn toàn do thiếu Vitamin A. Chỉ riêng tại trường trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu (Tp. Hồ Chí Minh) trước đây
đã phát hiện có hơn một nửa số trẻ bị mù là do nguyên nhân thiếu Vitamin A.
Trong những nǎm vừa qua, nhờ triển khai tốt chương trình bổ sung Vitamin A liều cao dự phòng trên phạm vi toàn quốc mà chúng ta đã giải
quyết cơ bản tình trạng khô mắt ở trẻ, không còn mối đe doạ mù loà cho trẻ em chúng ta. Tuy nhiên thiếu Vitamin A vẫn còn tồn tại, mức Vitamin
A trong máu vẫn dưới mức bình thường. ý nghĩa quan trọng của vấn đề là ở chỗ: thiếu Vitamin A không chỉ gây khô mắt dẫn tới mù loà mà nó
còn làm tǎng nguy cơ tử vong, bệnh tật và làm giảm sự tǎng trưởng của trẻ. Chính vì vậy tiếp tục quan tâm phòng chống thiếu Vitamin A là thiết
thực cải thiện tình trạng dinh dưỡng và sức khoẻ cho con em chúng ta.
Vai trò của vitamin A đối với cơ thể
Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai trò chính như sau:
• Tǎng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu Vitamin A trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc.
• Thị giác: Vitamin A có ai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm của thiếu Vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh
sáng yếu (quáng gà).
• Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến
bài tiết. Khi thiết Vitamin A, biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù loà.
• Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể. Thiếu Vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm
trùng nặng đặc biệt là Sởi, Tiêu chảy và viêm đường Hô hấp dẫn tới tǎng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.
Mới đây người ta còn phát hiện Vitamin A có khả nǎng làm tǎng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung
thư…
Nguyên nhân thiếu vitamin A
Có thể lấy Vitamin A từ thức ǎn và được dự trữ chủ yếu ở gan. Thiếu Vitamin A chỉ xảy ra khi lượng Vitamin A ǎn vào không đủ và Vitamin A dự
trữ bị hết. Các nguyên nhân gây thiếu Vitamin A gồm:
• Do ǎn uống thiếu Vitamin A: Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin A mà phải lấy từ thức ǎn, do vậy nguyên nhân chính gây thiếu
Vitamin A là do chế độ ǎn nghèo Vitamin A và Caroten (tiền Vitamin A). Nếu bữa ǎn đủ Vitamin A nhưng lại thiếu đạm và dầu mỡ cũng
làm giảm khả nǎng hấp thu và chuyển hoá Vitamin A. ở trẻ đang bú thì nguồn Vitamin A là sữa mẹ, nếu trong thời kỳ này mẹ ǎn thiếu
Vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đứa trẻ.
• Nhiễm trùng: Trẻ bị nhiễm trùng đặc biệt là lên sởi, viêm đường hô hấp, tiêu chảy và cả nhiễm giun đũa cũng gây thiếu Vitamin A.
• Suy dinh dưỡng thường kéo theo thiếu Vitamin A vì cơ thể thiếu đạm để chuyển hoá Vitamin A.
Nhiễm trùng và suy dinh dưỡng làm hạn chế hấp thu, chuyển hoá Vitamin A đồng thời làm tǎng nhu cầu sử dụng Vitamin A, ngược lại
thiếu Vitamin A sẽ làm tǎng nguy cơ bị nhiễm trùng và suy dinh dưỡng, như vậy sẽ tạo thành một vòng luẩn quẩn làm bệnh thêm trầm
trọng dẫn đến nguy cơ tử vong cao.
Đối tượng dễ bị thiếu vitamin A
• Trẻ em dưới 3 tuổi dễ bị thiếu Vitamin A do trẻ đang lớn nhanh cần nhiều Vitamin A, ở tuổi này do chế độ nuôi dưỡng thay đổi (giai
đoạn ǎn bổ sung, cai sữa) và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng nên có nguy cơ thiếu Vitamin A.
• Trẻ dưới 5 tuổi bị mắc các bệnh sởi, viêm đường hô hấp cấp, tiêu chảy kéo dài vào suy dinh dưỡng nặng có nguy cơ thiếu Vitamin A.
• Bà mẹ đang cho con bú nhất là trong nǎm đầu, nếu ǎn uống thiếu Vitamin A thì trong sữa sẽ thiếu Vitamin A dẫn đến thiếu Vitamin A
ở con. Trẻ không được bú mẹ thì nguy cơ thiếu Vitamin A càng cao.
Phòng chống thiếu vitamin A như thế nào?
• Bảo đảm ǎn uống đầy đủ:
• Thời kỳ mang thai và cho con bú bà mẹ cần ǎn đủ chất, chú ý thức ǎn giàu Vitamin A, caroten, đạm, dầu mỡ. Cho trẻ bú mẹ đủ thời
gian và chú ý tiêm chủng phòng bệnh cho trẻ.
14