Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự vận dụng quy luật giá trị trong xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
ơn mười năm qua, kể từ khi Việt Nam bước vào thực hiện mô
hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu và kết quả đáng mừng, làm thay đổi khá
rõ tình hình đất nước. Kinh tế ra khỏi tình trạng khủng hoảng, hoạt động ngày
càng năng động và có hiệu quả. Của cải xã hội ngày càng nhiều, hàng hoá ngày
càng phong phú, đời sống nhân dân từng bứơc được cải thiện, đất nước chẳng
những giữ vững ổn định chính trị trước những chấn động của thế giới mà còn có
những bước phát triển đi lên. Tuy vậy nhìn chung nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam mới bắt đầu, còn ở trình độ thấp, chất
lượng, hiệu quả cạnh tranh chưa cao, nhiều thị trường còn sơ khai chưa đồng bộ.
Vì vậy, việc đổi mới tư duy hơn nữa, đẩy mạnh việc hình thành và phát triển
đồng bộ các loại thị trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng với sự phát triển của
kinh tế nước nhà trong điều kiện hiện nay cũng như trong tương lai khi mà tình
hình thế giới còn có nhiều diễn biến phức tạp. Nhận thức một cách sâu sắc vấn
đề này, ngay trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết
lần thứ 9 Ban chấp hành trung ương Đảng khoá IX, việc đẩy nhanh phát triển
đồng bộ các loại thị trường đã trở thành một trong bảy chương trình hành động
lớn của Chính phủ. Vào ngày 16 tháng 1 năm 2006 vừa qua trong bản Nghị
quyết số 01/2006/NQ-CP của Chính Phủ thì việc phát triển đồng bộ các loại thị
trường được coi là một trong những giải pháp chủ yếu điều hành thực hiện kế
hoạch hoá Kinh tế – Xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2006. Như vậy có thể
khẳng định rằng việc phát triển đồng bộ các loại thị trường trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã và đang là vấn đề cấp bách của
đất nước đòi hỏi phải có các giải pháp toàn diện, kịp thời và là điều kiện cần cho
quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới của nước ta.
H
1
I. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hệ thống các loại
thị trường trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam
1. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế thị trường là một kiểu tổ chức kinh tế xã hội , trong đó quá trình
sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng đều được thực hiện thông qua thị
trường. Vì thế kinh tế thị trường không chỉ là “công nghệ”, là “phương tiện” để
phát triển kinh tế xã hội, mà còn là những quan hệ kinh tế xã hội , nó không chỉ
bao gồm lực lượng sản xuất, mà còn cả một hệ thống sản xuất.Như vậy chúng ta
có thể khẳng định rằng không có và không thể nào có một nền kinh tế thị trường
chung chung, thuần tuý trừu tượng mà chắc chắn rằng nền kinh tế thị trường đó
phải gắn chặt với hình thái kinh tế – xã hội ,với chế độ chính trị xã hội của đất
nước nơi nó đang phát triển và tồn tại. Đất nước ta đã và đang trên con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế mãnh mẽ sẽ tạo nên nguồn lực to lớn cho
việc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Nhận thức rõ được điều này ngay từ
Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam (Tháng 6 – 1991) Đảng ta đã khẳng
định trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên chủ nghĩa
xã hội: “Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã
hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”l à
chủ trương chiến lược, là con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng phải tới Đại
hội IX của Đảng (tháng 4 – 2001) thì khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa mới được đưa ra một cách chính thức, đó là: nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần , vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà
nước, theo định hướng chủ nghĩa xã hội. Việc đưa ra khái niệm trên thực sự là
một sự đột phá trong lý luận của Đảng ta, nó vừa là sự phủ định đối với con
đường xây dựng chủ nghĩa xã hội tập trung, quan liêu, bao cấp; vừa là sự khẳng
định nền kinh tế thị trường hoàn toàn có thể tồn tại và phát triển tại một quốc
2