Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất do ảnh hưởng của nước thải làng nghề tái chế biến nhôm Yên Phong Bắc Ninh
MIỄN PHÍ
Số trang
6
Kích thước
167.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1385

Sự tích lũy một số kim loại nặng trong đất do ảnh hưởng của nước thải làng nghề tái chế biến nhôm Yên Phong Bắc Ninh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 3(43)/N¨m 2007

46

SỰ TÍCH LUỸ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG TRONG ĐẤT DO ẢNH HƯỞNG

CỦA NƯỚC THẢI LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM YÊN PHONG - BẮC NINH

Nguyễn Công Vinh (Viện Nông hóa - Thổ nhưỡng) -

Mai Thị Lan Anh (Khoa KH Tự nhiên &Xã hội – ĐH Thái Nguyên)

1. Đặt vấn đề

Nghề tái chế nhôm bắt đầu hình thành ở làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, huyện Yên Phong,

tỉnh Bắc Ninh từ năm 1958 với nghề cô đúc nhôm, kim loại màu, tái chế phôi. Là một trong

những làng nghề lớn của xã Văn Môn với 507 hộ và 2490 khNu, từ những năm 1960, Mẫn Xá đã

là địa phương có tiếng ở miền Bắc chuyên thu mua, xử lý và nấu đúc nhôm, chì, phế liệu. Hiện

nay, cả thôn có hơn 200 hộ dân đang theo nghề với khoảng trên dưới 400 lò chế biến.

Nguyên liệu chủ yếu để sản xuất là các loại phế liệu nhôm từ vỏ lon, khung nhôm, xoong nồi,

các chi tiết và bộ phận máy, thậm chí là cả những bình hoá chất độc hại, bình thuốc sâu, bình khí độc

hại của quân đội thải ra... Với quy mô sản xuất tương đối lớn, mỗi ngày làng nghề Mẫn Xá thu nhận

khoảng hơn 100 tấn phế liệu, trong đó chủ yếu là nhôm, khoảng 7% là chì và số còn lại là kim loại hỗn

tạp khác. Hàng ngày có khoảng 500 lò tái chế hoạt động, trung bình nung chảy khoảng 60 tấn phế liệu

và tiêu thụ khoảng 10 tấn than. Hàng năm, Văn Môn thu gom tới 8000 tấn phế liệu đủ các loại từ Hà

Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Thanh Hoá, Quảng Trị... để tái chế các loại phế liệu này thành nhôm thỏi.

Trung bình 1 tạ nhôm thành phNm phải cần tới 80 - 100 kg than. Mỗi năm để cho ra thị trường từ

4.500 đến 5000 tấn nhôm luyện và nhôm đúc, người sản xuất cần tới 3600 đến 5000 tấn than.

Cùng với sự giàu có ngày càng tăng của người dân làng nghề Mẫn Xá, môi trường ở đây

bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Mặc dù đã nhận ra được mối nguy

hiểm này, nhưng người dân nơi đây vẫn phớt lờ sự nguy hiểm đó. Hàng giờ, người dân vẫn tiếp

xúc với các chất độc hại từ hoạt động cô đúc nhôm. Hiện nay, các cấp chính quyền vẫn chưa tìm

ra biện pháp hữu hiệu để di dời, xử lý các cơ sở sản xuất kể trên. Bài báo này nêu lên một số kết

quả nghiên cứu ảnh hưởng của các hoạt động tái chế đến chất lượng môi trường đất nông nghiệp

ở làng nghề tái chế nhôm huyện Yên Phong, Bắc Ninh.

2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên đất và lúa thuộc các cánh đồng của thôn Mẫn Xá,

xã Vân Môn, huyện Yên Phong , tỉnh Bắc Ninh. Thu thập các mẫu đất phân bố theo định vị trên

bản đồ sao cho mẫu đất đặc trưng cho vùng có khả năng bị ô nhiễm trực tiếp do chất thải từ làng

nghề trong đất nông nghiệp của thôn Mẫn Xá, Vân Môn, Yên Phong, Bắc Ninh (MX) và đất lân

cận không chịu ảnh hưởng của nước thải để làm đối chứng (ĐC).

* Phương pháp nghiên cứu: Mẫu đất được điều tra vào giai đoạn thu hoạch luá Xuân. Mỗi

mẫu lấy 10 điểm ở độ sâu 0 – 20 cm, theo quy tắc hình chéo, trộn đều lấy một mẫu hỗn hợp.

Bảng 1: Các phương pháp phân tích mẫu đất

Đơn vị Phương pháp

pHH2O (1/5) Đo bằng pH metter, điện cực thủy tinh trong huyền phù

pHKCl (1/5) KCl 1M có pH=6,8. Đo bằng pH metter

EC mm hos/cm Tỷ lệ đất/ nước = 1/5, đo bằng máy đo độ dẫn điện

Cd, Zn, Cu, Pb mg/kg Công phá bằng HClO4 +HF (tỷ lệ 1:3), xác định bằng AAS

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!