Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân? Điều gì đã làm nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Câu hỏi:
Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Điều gì đã làm nên sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân?
Trả lời:
Theo C.Mác và Ăngghen, GCCN luôn mang hai thuộc tính cơ bản sau:
Về phương thức lao động, phương thúc sản xuất: đó là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận
hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hoá cao.
Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: đó là người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao
động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. Thuộc tính thứ hai này nói lên một trong
những đặc trưng cơ bản của GCCN dưới chế độ TBCN nên C.Mác và Ăngghen còn gọi là giai cấp vô sản.
Tại các nước tư bản, GCCN là những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất, làm thuê
cho giai cấp tư sản và bị bóc lột giá trị thặng dư.
Còn ở các nước xã hội chủ nghĩa, GCCN là người đã cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản
xuất chủ yếu, là giai cấp lãnh đạo xã hội trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã
hội chủ nghĩa.GCCN là giai cấp tiên tiến nhất. GCCN - con đẻ của nền sản xuất công nghiệp hiện đại,đại
diện cho phương thức sản xuất tiên tiến.
GCCN có lợi ích trực tiếp đối kháng với lợi ích của giai cấp tư sản và thống nhất với lợi ích lâu dài của
các tầng lớp nhân dân lao động khác.
GCCN có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, có đảng tiên phong của mình là Đảng cộng sản.GCCN
có tinh thần cách mạng triệt để.
GCCN có tính tổ chức kỷ luật cao. Điều kiện sản xuất tập trung và trình độ kỹ thuật ngày càng hiện đại,
cơ cấu tổ chức sản xuất chặt chẽ đã tôi luyện cho GCCN hiện đại tính tổ chức và kỷ luật cao.
GCCN là giai cấp có bản chất quốc tế.
* Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
Trong sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội TBCN lên hình thái kinh tế xã hội CSCN, GCCN là giai
cấp trung tâm, có nhiệm vụ phải thoả mãn các điều kiện: là giai cấp đại diện cho một phương thức sản
xuất tiên tiến; là giai cấp có hệ tư tưởng độc lập; giai cấp này phải tiến hành thuyết phục tập hợp và tổ
chức quần chúng làm cách mạng. Và hai nhiệm vụ quan trọng nhất đó là: tiến hành xoá bỏ chế độ cũ, xây
dựng hình thái kinh tế xã hội mới tiến bộ hơn.
Thực chất nội dung sứ mệnh lịch sử của GCCN đó là:
Trong lĩnh vực kinh tế: GCCN tiến hành xoá bỏ chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, xây dựng chế
độ công hữu về tư liệu sản xuát, nâng cao năng suất lao động ,thoả mãn từng bước nhu cầu phát triển của
nhân dân
Trong lĩnh vực chính trị: GCCN phải trở thành giai cấp thống trị trong xã hội. Muôn vây nhiệm vụ đặt ra
là phải đập tan chính quyền tư sản, xây dựng nền chuyên chính vô sản mà thực chất là để đảm bảo quyền
lực chính trị thuộc về nhân dân.
Trong lĩnh vực xã hội: GCCN phải tiến hành xoá bỏ giai cấp bóc lột,phải xoá bỏ giai cấp nói chung,tạo ra
sự bình đẳng trong quan hệ giữa người với người.
GCCN có vai trò vô cùng quan trọng trong lịch sử toàn nhân loại. Họ chính là lực lượng lãnh đạo các sự
nghiệp: sự nghiệp giải phóng giai cấp; sự nghiệp giải phóng xã hội và dân tộc; sự nghiệp giải phóng
người lao động và sự nghiệp giải phóng con người. Do đó sứ mệnh lịch sử của GCCN phải được thực
hiện trên toàn thế giới.
Để có cái nhìn sâu sắc hơn về sứ mệnh lịch sử của GCCN, ta sẽ tìm hiểu đôi chút về nguyên nhân
hay nói cách khác là những điều kiện nào đã trao cho GCCN sứ mệnh lịch sử ấy.
Do địa vị kinh tế - xã hội khách quan, GCCN là giai cấp gắn với lực lượng sản xuất tiên tiến nhất dưới
CNTB. Và như vậy nó là lực lượng quyết định phá vỡ quan hệ sản xuất TBCN.
Địa vị kinh tế - xã hội khách quan không chỉ khiến cho GCCN trở thành giai cấp cách mạng triệt để nhất
mà còn tạo cho họ khả năng làm việc đó. Đó là khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đoàn kết
các giai cấp khác trong cuộc đấu tranh chống tư bản, đó là khả năng đi đầu trong cuộc đấu tranh của toàn
thể nhân dân lao động và của dân tộc vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.